Sau khi nhận được tin anh Điếu Cày được trao trả tự do nhưng bị trục
xuất ra khỏi Việt Nam, Danlambao đã thông báo đến các cơ quan, tổ chức
nhân quyền quốc tế vốn đã lên tiếng, vận động cho tự do của anh trong
suốt những năm anh bị lao tù.
Mặc dù không hài lòng trước việc anh bị áp dẫn từ trại tù đến thẳng sân
bay Nội Bài và gia đình anh không được thông báo để gặp anh, mặc dù xem
việc anh bị trục xuất ra khỏi nước là một hành động không thể chấp nhận
được từ phía nhà nước CSVN, các tổ chức đã bày tỏ sự vui mừng về việc
anh được tự do.
Trung Tâm Văn Bút Canada xem đây là một thông tin đáng
mừng và ngỏ lời sẽ hỗ trợ tất cả những gì blogger Điếu Cày cần đến trong
tương lai vì anh là thành viên danh dự của Văn Bút Toronto, và cũng là
người được vinh danh nhận giải thưởng One Humanity Award của
Trung Tâm Văn Bút Toronto trao tặng khiếm diện tháng 11/ 2013 vừa qua,
và đã được một người bạn của anh Điếu Cày nhận thay anh. Số tiền $5,000
của giải thưởng sau đó cũng đã được chuyển đến thân nhân gia đình anh
Điếu Cày.
International Freedom of Expression Exchange (IFEX) tại
Canada là tổ chức đã phát động chiến dịch vận động tự do cho Điếu Cày
trên toàn thế giới cũng đã email chúc mừng anh Điếu Cày.
Từ London, Anh Quốc cơ quan Legal Media Defence Initiative,
một tổ chức tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận của các nhà báo,
bloggers cũng đã xem đây là một thành quả đáng mừng. Đại diện của tổ
chức này cũng muốn gửi lời thăm hỏi và chúc mừng đến anh Điếu Cày Nguyễn
Văn Hải.
Văn phòng Ân Xá Quốc Tế tại Canada cũng lấy làm vui mừng
và phấn khởi khi nhận được tin anh Điếu Cày thoát cảnh ngục tù. Tưởng
cũng nên biết chỉ mới vài ngày qua, tổng thư ký Hội Ân Xá Quốc Tế, ông
Alex Neve, đã gửi thư khẩn kêu gọi tất cả các thành viên của Hội trên
toàn thế giới đồng ký tên vào thỉnh nguyện thư để gửi cho Bộ Trưởng Bộ
Ngoại Giao Canada và nhà cầm quyền VN để yêu cầu trả tự do cho anh ĐC
ngay tức khắc và vô điều kiện. Do đó, khi nhận được tin vui bất ngờ
này, ông đã gửi thư chúc mừng đến Danlambao, nhờ chuyển đến gia đình anh
Điếu Cày, và cho biết ông muốn được tiếp tục nhận tin cập nhật về anh
Điếu Cày và sẵn sàng giúp đỡ anh trong tiến trình hội nhập ở xứ người
khi anh cần đến.
Ngoài ra, từ Luân Đôn, văn phòng Ân Xá Quốc Tế cũng chia
xẻ sự lo lắng và quan ngại khi biết anh Điếu Cày bị trục xuất một cách
bất ngờ, chính gia đình cũng không nhận được thông báo từ nhà cầm quyền
VN, và anh đã không thể tiếp tục sống trên đất nước của anh cùng với gia
đình tại Việt Nam. Bà đã bày tỏ sự bất bình khi nhà nước VN đã không
cho phép anh được tự do gặp gỡ thân nhân, dù là lần cuối trước khi bắt
buộc anh phải rời khỏi quê hương.
Tổ chức Civil Rights Defenders cũng đã gửi lời chúc mừng
khi nhận được tin anh Điếu Cày vừa được tự do. Thời gian qua, đã có ít
nhất là 3 lần các luật sư nhân quyền quốc tế đã gửi đơn đến các cơ chế
nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để yêu cầu nêu vấn đề với phía nhà nước
Việt Nam, và đòi hỏi đại diện chính phủ VN tại Liên Hiệp Quốc phải trả
lời chính thức và cập nhật tin tức về tình trạng anh Điếu Cày trước Hội
Đồng Nhân Quyền LHQ.
Tổ chức Hội Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) cũng đã trao tặng anh Điếu Cày giải thưởng danh dự năm 2013 tại New York, Hoa Kỳ, đồng thời đã thu xếp các buổi tiếp xúc để thân nhân của anh Điếu Cày có thể trình bày, trao đổi, vận động trực tiếp các tổ chức nhân quyền tại New York và các chính giới tại Washington D.C. Tổng thống Obama trong ngày lễ Tự Do Ngôn Luận cũng đã nêu trường hợp của anh Điếu Cày để yêu cầu nhà cầm quyền VN phải tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho anh Điếu Cày và các tù nhân lương tâm khác.
Tổ chức Hội Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) cũng đã trao tặng anh Điếu Cày giải thưởng danh dự năm 2013 tại New York, Hoa Kỳ, đồng thời đã thu xếp các buổi tiếp xúc để thân nhân của anh Điếu Cày có thể trình bày, trao đổi, vận động trực tiếp các tổ chức nhân quyền tại New York và các chính giới tại Washington D.C. Tổng thống Obama trong ngày lễ Tự Do Ngôn Luận cũng đã nêu trường hợp của anh Điếu Cày để yêu cầu nhà cầm quyền VN phải tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho anh Điếu Cày và các tù nhân lương tâm khác.
Nhiều bạn hữu trong làng báo ngoại quốc tại Anh quốc, Canada, Hoa Kỳ, Á
Châu... cũng đã gửi thư đến Danlambao nhờ chuyển lời thăm hỏi và chúc
mừng anh Điếu Cày, "một blogger hy hữu của Việt Nam", vừa đến được bến
bờ tự do. Một trong các cây viết kỳ cựu của BBC, Luân Đôn đã nhận định
rằng đây quả là một thành quả đáng khích lệ của tất cả những bạn hữu
đồng hương của Điếu Cày đã không ngừng nghỉ vận động cho anh trong suốt
các năm qua để các cơ quan nhân quyền quốc tế không thể quên anh, và
chính phủ các nước tự do phải biết đến trường hợp của anh để đồng lên
tiếng vận động cho anh với nhà cầm quyền Việt Nam, đưa đến kết quả của
ngày 20/10/2014: Ngày Tự Do Của Điếu Cày!!!
0 comments:
Post a Comment