BBT:
Chính sách 100 năm trồng người của Hồ chí Minh và Đảng CSVN đã biến dân
tôc Việt thành một lũ trộm cướp khiến thề giới phỉ nhổ. Hy vọng chế độ
Việt Cọng sớm bị tiêu diệt để dân tộc được lột xác trở về với tình trạng
hướng thiện nguyên thủy của nó.
Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị
Rất
ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc
biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở
nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ
nhỏ.
Mẫu giáo
Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt
đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy
tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin
lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào
giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ
được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các
tình huống phù hợp.
Trẻ em Nhật được học sử dụng các câu "cám ơn" và "xin lỗi" trong các tình huống phù hợp (Ảnh: Internet).
Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho
các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ
bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật
sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và
đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn.
Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ
ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai
điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.
Ngay từ mẫu giáo, trẻ em Nhật đã có kỹ năng xếp hàng (Ảnh: internet).
Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà
không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc
quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa.
Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan
trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh
thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm
trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự
phục vụ bản thân).
Tiểu học và Trung học
Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi
trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát
triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của
cách ứng xử văn minh.
Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp
với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản
ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ
tôn trọng sự thật, v.v.
Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và
được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp
thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các
chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử
người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v.
(Ảnh: Internet)
Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo
luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là
hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm
gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những
lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp...
Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được
học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên
làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi
ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay.
Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở
Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu
sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không
bị bẻ một bông đẹp...
Hoạt động ngoại khóa
Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức
thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến
tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ
tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động
viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.
Trẻ em tiểu học Nhật đang được học nấu ăn (Ảnh: Internet).
Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều
câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học
sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp
học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu
rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và
làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.
Các hoạt động ngoại khóa... (Ảnh: internet).
và thể thao là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường (Ảnh: internet).
Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều
được các thầy cô lồng ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ
em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo
hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường
lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực
công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động
này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người
thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.
Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường nghèo hay trường giàu đều phải tham gia lao động với những việc vừa sức (ảnh: Internet).
Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan
đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho
cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và
phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ
vậy học cách trân trọng đời sống.
Theo Afamily
0 comments:
Post a Comment