BBT:
Sống dưới chế độ Cọng Sản thì đâu đâu cũng toàn là bất công. Từ Bắc
Hàn, Việt Nam đến Trung Quốc chẳng nhìn thấy chút công lý nào. Nếu dân
Bắc Kỳ được cảnh giác như dân Miền Nam để biết trước tương lai bị lừa
đảo.. thì chắc Đảng CS VIệt Nam đã bị họ triệt tiêu từ trong trứng nước
lâu rồi. Riêng dân Miền Nam thì như đui như điếc, dù đã được 2 chế độ
VNCH cảnh giác hàng ngày mà vẫn ngu si rước giặc vào nhà. Giờ này nếu có
thằng nào trong cái Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thuở ấy hay trong cái
giáo Hội Phật Giao Ấn Quang bị bọn VC đem ra tùng xẻo thì toàn dân Việt
hẳn đều vui mừng hả dạ vì chúng là công cụ rước giặc vào nhà khiến nước
mất nhà tan, gieo rắc tan thương cho toàn dân Việt. Người dân miền Băc
từng mơ uớc được Miền Nam ra giải phóng, thế nhưng người miền Nam lại tự
đông đưa cổ vào tròng cho bọn Cọng Sản xiết và kéo lê lết như con chó
hoang vô chủ.
---00---
Cực điểm của bất công
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-11-20
2013-11-20
Công trình xây dựng khách sạn Hải Yến
ở Hải Phòng, ảnh chụp năm 2009.
|
Chèn ép dân
Chồng bà Bùi Thị Đóa, là ông Phạm Văn Trung cho Mặc Lâm biết thêm chi tiết về câu chuyện hy hữu này, trước tiên ông Trung nói:
Chồng bà Bùi Thị Đóa, là ông Phạm Văn Trung cho Mặc Lâm biết thêm chi tiết về câu chuyện hy hữu này, trước tiên ông Trung nói:
Phạm Văn Trung:
Tôi là Phạm Văn Trung, chồng của bà Bùi Thị Đóa. Hiện nay nhà chúng tôi
đổ nên phải đi ở nhờ nhà cháu ở trong Sài Gòn. Cả cuộc đời vợ chồng
chúng tôi xây được cái nhà. Từ năm 2006 ông Giám đốc sở Xây dựng thành
phố Hải Phòng ký phép khi khách sạn Hải Yến đã xây đến tầng thứ 8. Theo
pháp luật thì phải ký phép từ lúc chưa khởi công. Tôi lên gặp trực tiếp
giám đốc sở kêu khóc xin giám đốc đừng ký nữa nhưng khi nhà đã xây 8
tầng rồi giám đốc vẫn ký.
Rất
may cho tôi, tôi lên kêu khóc với chánh thanh tra Đoàn Văn Dân của
thành phố. Tình cờ tôi với ông chánh thanh tra gặp nhau và hỏi thăm quê
hương thì đúng là ngày xưa tôi ở hầm bí mật ở thôn ông Dân để đi đánh
giặc thực dân Pháp. Ông trực tiếp xuống tận nơi, ông xác định điều tôi
nói là đúng nhưng chuyện thì dài lắm. Nhân vấn đề này ông giám đốc sở
Xây dựng lại cho cán bộ thanh tra của sở Xây dựng xuống canh gác cho
khách sạn Hải Yến xây tiếp một cái nhà bên cạnh mà không có phép.
Mặc Lâm: Thưa ông có đưa vụ này cho báo chí tìm hiểu cũng như viết bài về sự ông bị chèn ép hay không?
Công trình xây dựng khách sạn
Hải Yến ở Hải Phòng, ảnh chụp
năm 2009. File photo.
|
Tuy
nhiên tôi không hiểu vì sao nỗi đau khổ này lại đổ lên vợ chồng già tôi
như vậy. Vừa qua, sau 8 năm kêu cứu , chúng tôi định liên hệ kêu cứu
đưa lên Liên Hiệp Quốc để xem việc thực hiện pháp luật của Việt Nam ra
sao. Hai vợ chồng chúng tôi đều là những người tham gia Cách mạng. Tôi
đi từ lúc 13 tuổi, năm nay đã 80 tuổi. Vợ tôi đi từ lúc 17 tuổi, nam nay
vợ tôi 76 tuổi. Không hiểu vì sao lại hằn thù với vợ chồng tôi như vậy.
Hôm
nay có biên bản của Chủ tịch thành phố, ông Trương Anh Điền. Ông chánh
thanh tra dẫn một đoàn 4 người của Bộ xuống cam kết giúp đỡ gia đình
nhà tôi đến hết quí 2013. Đến ngày 5 tháng 4 thì phải báo cáo với Thủ
tướng. Nay đã gần hết 2013 thì tại sao vẫn không giúp đỡ vợ chồng tôi.
Vậy thì pháp luật này đúng hay sai? Đây không phải là dân oan mà đây là
làm sai đổ lên đầu người dân. Tôi có gì tranh chấp với ai đâu mà làm hại
tôi thế này.
Xây dựng không phép
Mặc Lâm:
Ông xác định là khách sạn Hải Yến đã vi phạm pháp luật khi xây nhà mà
không có giấy phép cho tới khi ông kêu cứu thì nhà nước mới xuống hiện
trường nhưng lại công bố là hợp pháp phải không ạ?
Phạm Văn Trung:
Đúng như vậy. Nhà này xây hoàn toàn trái với pháp luật nhưng thành phố
vẫn nói là đúng pháp luật. Tôi xin hỏi ông ký giấy phép khi đã xây xong 8
tầng nhưng tại sao khi tôi kêu cứu quá thì 3 ngày sau ông giám đốc Sở
ký thông báo đình chỉ thi công. Chỉ có 3 ngày thì làm sao xây được 2 vạn
mét vuông nhà. Đây có phải là thành phố bênh vực ông giám đốc Sở hay
không. Ngược lại ông giám đốc Sở lại được đề bạt về trung ương làm lãnh
đạo của Bộ Xây dựng.
Mặc Lâm: Sau khi bị chèn ép thì ông gửi thư kêu cứu cho cơ quan nào và ai là người cao nhất mà ông đã gửi đơn tới?
Phạm Văn Trung: Đúng như vậy. Tôi đã gởi thư cho Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam 19 lần, không dưới con số đó.
Khi
tôi lên gặp Tổng thanh tra chính phủ thì lại có một văn bản bảo là
thành phố ngừng cái việc trắc trở này vì hai bên đã thỏa thuận bồi
thường nhau. Tôi hỏi một ông ở Vụ 6, tổng thanh tra chính phủ là bao
nhiêu tiền thì ông bảo là ông chỉ thấy báo cáo là bồi thường. Tôi bảo
ông cho tôi xem giấy tôi đã ký nhận tiền; Cuối cùng ông đuối lý và bảo
tôi ngồi đợi ông làm văn bản tiếp tục cứu xét. Đấy là một trả lời của
thanh tra chính phủ.
Cái
trả lời thứ hai là một vị to, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của quốc hội
viết yêu cầu chủ tịch thành phố trả lời cho bà Đóa và yêu cầu giải quyết
việc này. Lại có một ông sau bà này, chỉ là Vụ phó trong cái Ủy ban đấy
thôi ký giấy ngưng giải quyết các cái nhà này. Tôi không hiểu lý do
sao, có cái gì trong hai ngôi nhà này đây hay là nơi rửa tiền của các
xếp.
Mặc Lâm:
Cho tới bây giờ sau tám năm theo đuổi vụ khiếu kiện và đã gửi đi 1606
đơn thư có ai đã tới hỏi han hay gợi ý ông phải làm gì hay không?
Phạm Văn Trung: Thưa
ông, không có ai đến hỏi. Nghe nói có ông chủ tịch xã đến nhưng nhà đổ
rồi vợ chồng tôi có ở đấy đâu mà biết có đến hay không.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
0 comments:
Post a Comment