Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
REUTERS/Chris Meyers/Files
Sau khi thất bại trong động thái đưa một máy bay quan sát hai động cơ
xâm phạm không phận quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hồi cuối tuần qua, Trung
Quốc cho bốn tàu hải giám tiến sâu vào lãnh hải vùng quần đảo do Nhật
Bản kiểm soát. Theo lực lượng tuần duyên Nhật bản, bốn chiếc tàu Trung
Quốc đã bị phát hiện lúc còn cách Senkaku 12 hải lý vào lúc trưa nay
07/01/2013.
Theo AFP, đây là vụ « xâm phạm » đầu tiên kể từ đầu năm 2013 nhưng cũng là lần thứ 21 tính từ giữa tháng 9/2012, tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc nhưng thực chất là tàu chiến cải biến tiến vào Senkaku. Từ đó đến nay, Trung Quốc cũng hai lần cho máy bay xâm nhập, khiến Nhật Bản phải huy động phi cơ chiến đấu ngăn chận. Lần cuối cùng xảy ra hôm 05/01/2013, chiếc Y-12 của Trung Quốc bị ngăn chận sớm nên phải quay lui trước khi tiến đến mục tiêu.
Theo nhận định của hãng tin Asia News, tân thủ tướng bảo thủ Nhật Bản Shinzo Abe chủ trương “chận đứng mọi thái độ thách thức của Bắc Kinh” nhưng cùng lúc ông tuyên bố nỗ lực thiết lập quan hệ « xây dựng » với Trung Quốc. Thế nhưng, tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có lập trường khác hẳn và dường như không muốn giải quyết xung khắc bằng giải pháp hòa bình. Trung Quốc tiếp tục sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để tranh giành chủ quyền biển đảo với các láng giềng tại châu Á Thái Bình Dương.
Theo AFP, đây là vụ « xâm phạm » đầu tiên kể từ đầu năm 2013 nhưng cũng là lần thứ 21 tính từ giữa tháng 9/2012, tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc nhưng thực chất là tàu chiến cải biến tiến vào Senkaku. Từ đó đến nay, Trung Quốc cũng hai lần cho máy bay xâm nhập, khiến Nhật Bản phải huy động phi cơ chiến đấu ngăn chận. Lần cuối cùng xảy ra hôm 05/01/2013, chiếc Y-12 của Trung Quốc bị ngăn chận sớm nên phải quay lui trước khi tiến đến mục tiêu.
Theo nhận định của hãng tin Asia News, tân thủ tướng bảo thủ Nhật Bản Shinzo Abe chủ trương “chận đứng mọi thái độ thách thức của Bắc Kinh” nhưng cùng lúc ông tuyên bố nỗ lực thiết lập quan hệ « xây dựng » với Trung Quốc. Thế nhưng, tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có lập trường khác hẳn và dường như không muốn giải quyết xung khắc bằng giải pháp hòa bình. Trung Quốc tiếp tục sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để tranh giành chủ quyền biển đảo với các láng giềng tại châu Á Thái Bình Dương.
0 comments:
Post a Comment