Những lá cờ Mỹ vừa được may xong tại một cửa hàng ở Răngun, Miến Điện ngày 16/11/2012.
Thời sự trong nước được báo chí Pháp hôm nay đặc biệt quan tâm với một bên là tin vui kinh tế « Pháp thoát được suy thoái » và
một bên kia là tình hình đáng ngại trên đảo Corse với các vụ ám sát
liên tục. Về chính trường quốc tế, thành phần ban lãnh đạo mới của Trung
Quốc tiếp tục được bình luận dông dài, bên cạnh tình hình Trung Cận
Đông, với chiến sự ở giải Gaza. La Croix hôm nay nhìn sang Hoa Kỳ, dành
ba trang mục Diễn đàn cho chính sách ngoại giao của Mỹ : « Obama : Hồi 2 », trong đó có chính sách quan trọng hướng về Châu Á của Tổng thống Mỹ.
REUTERS/Minzayar
Mai Vân / Thụy My_RFI
Phóng viên La Croix đã tiếp xúc với các chuyên gia, để hiểu xem những
thách thức chờ đợi Tổng thống Mỹ vừa tái đắc cử. Không chỉ trên mặt đối
nội : phải vực dậy nền kinh tế trong lúc mà Quốc hội Mỹ sẽ gây khó
khăn, ngăn chặn những cải tổ lớn của ông; mà cả trên mặt đối ngoại với
việc nhiều cường quốc muốn ngăn chặn ảnh hưởng của ông Obama. Tình thế
này buộc ông phải tìm những đồng minh bền vững hoặc tạm thời, phải
thuyết phục Châu Âu sát cánh cùng Mỹ trong hai mục tiêu chiến lược lớn :
kềm hãm Trung Quốc và làm lắng dịu tình hình Trung Cận Đông.
Theo nhà báo và chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ, James Mann, ông Obama sẽ dễ dàng lấy quyết định, cho dù không mấy được ưa thích. Ông sẽ đầu tư nhiều hơn vào chính sách đối ngoại, tiếp tục chính sách « xoay trục – pivot » hướng về châu Á – Thái Bình Dương và những nước đang vươn lên.
Dĩ nhiên là ê-kíp của ông cũng muốn trắc nghiệm lập trường của giới lãnh đạo mới ở Bắc Kinh về tranh chấp biển đảo hiện nay. Quan hệ giữa Tổng thống tái đắc cử ở Mỹ và ban lãnh đạo mới Trung Quốc có lẽ không dễ dàng hơn trước.
Chuyên gia F. Godement : Quan hệ Mỹ – Trung tái khởi động trong lạnh nhạt
Trong vấn đề quan hệ này, dưới tựa đề « Trung Quốc – Hoa Kỳ : Hiệp hai », La Croix phỏng vấn chuyên gia Pháp François Godement, tác giả quyển Trung Quốc muốn gì ? (Que veut la Chine ?), cho rằng là quan hệ hai bên tiếp tục tái khởi động một cách lạnh nhạt.
Ông Godement nhắc lại là trong cuộc tranh luận cuối cùng trên đài truyền hình, trước cuộc bầu cử, khi nói đến Trung Quốc, ông Obama đã cho là Bắc Kinh vừa là một “đối tác”, vừa là một “đối thủ”, một từ ngữ chưa hề được dùng trước đây. Cựu Tổng thống George W. Bush đã có một lần duy nhất nói đến “kẻ cạnh tranh chiến lược”, và từ ngữ này vào lúc ấy từng đã bị xem là rất dữ dội.
Theo bài báo, nhìn lại các bình luận lạnh lùng của Bắc Kinh sau khi ông Obama thắng cử, thì rõ ràng là Trung Quốc thiên về ông Romney hơn, vì Bắc Kinh ưa chuộng sự ổn định và dễ đoán trong đường lối của đảng Cộng hòa. Còn chính quyền Obama lại hay đề cập đến dân chủ, thay đổi, đến quyền lực mềm của Internet, của các mạng xã hội mới… đều là những điều không làm cho Bắc Kinh hài lòng chút nào.
Phản ứng của Washington ủng hộ Mùa xuân Ả Rập, can thiệp vào Libya, Ai Cập, chống lại chế độ Syria đã làm cho Bắc Kinh tin chắc là Hoa Kỳ vẫn là kẻ thù trên mặt ý thức hệ.
Bắc Kinh đặt cược trên đà suy yếu của Mỹ
Theo ông Godement thì Trung Quốc đặt mình trước viễn cảnh là nhanh hay chậm gì thì quân đội Mỹ sẽ yếu đi, và Bắc Kinh không che giấu mục tiêu muốn vươn lên ngang tầm với Mỹ về mặt chiến lược.
Chuyên gia Pháp chú ý là khi phát biểu nhân Đại hội Đảng thứ 18 vừa kết thúc, ông Hồ Cẩm Đào nêu bật mục tiêu đưa Trung Quốc lên thành một cường quốc biển, tương xứng với vai trò kinh tế của Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ là cường quốc hải quân thứ nhì thế giới, vượt qua Nhật Bản. Ông Hồ Cẩm Đào cũng nhấn mạnh trên vấn đề chủ quyền biển đảo mà Trung Quốc kéo rộng từ phía Đông xuống phía Nam.
Theo chuyên gia Godement thì cả hai quốc gia, Hoa Kỳ và Trung Quốc, đều sẽ phải bước vào một “hiệp hai” của một cuộc vận động chiến lược : Trung Quốc trong tư thế không khác gì chiến thuật tự củng cố mà triều đình nhà Thanh tiến hành sau năm 1860, còn Hoa Kỳ với chính sách xoay trục, tìm cách thắt chặt hơn quan hệ với các đối tác trong khu vực vì lo ngại trước các ý đồ của Trung Quốc.
Ban lãnh đạo Trung Quốc : Bảy nhà thuyết giáo hàng đầu
Như nói trên, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc tiếp tục thu hút sự chú ý của báo chí Pháp, với những dòng tựa và nhận định khá hóm hỉnh về ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc được bầu lên hôm qua. Mỗi báo một vẻ, như Libération chẳng hạn đã chơi chữ khi nói đến « Bảy nhà thuyết giáo hàng đầu », trong lúc Le Monde thì xem họ là « Những hoàng tử đỏ ».
Tờ La Croix, trang Thế giới đăng ảnh 7 nhân vật mới được bầu hôm qua trong ban Thường vụ Bộ Chính trị và gọi họ trong hàng tựa là « Bảy nhà “bất tử” mới » của đảng Cộng sản Trung Quốc, bên dưới là tiểu sử từng người. Nhận định được tờ báo nêu bật là phần đông lãnh đạo mới này được xem là bảo thủ.
Đây là nhận định mà hầu như tất cả các báo đều nêu lên, như Le Figaro, bên trên bức ảnh 7 người, nhận thấy là Thường vụ Bộ chính trị giảm xuống 7 người, nhưng không có vẻ gì muốn thực hiện cải tổ. Ông Tập Cận Bình khó mà áp đặt được quyền lực của mình.
Riêng tờ Les Echos chạy tựa về ông Tập Cận Bình, có vẻ có cảm tình với vị lãnh đạo mới, qua dòng tựa lớn trang Thế giới : « Trung Quốc : Nhân vật thực tế Tập Cận Bình thừa kế ông Hồ Cẩm Đào, nhân vật khó hiểu ».
Les Echos nhìn thấy là diễn văn đầu tiên mà nhân vật số 1 này đọc hôm qua với tư cách Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là dịp để ông cho thấy sự khác biệt, khi nêu lên những điều cụ thể và với một phong cách dễ tiếp cận.
Đối với Les Echos, trong cuộc thử lửa đầu tiên này, ông Tập Cận Bình đã không phạm một lỗi nào cả. Diễn văn 18 phút của ông khác hẳn với diễn văn người tiền nhiệm. Cách đây 10 năm diễn văn ông Hồ Cẩm Đào cũng ngắn gọn, nhưng đầy những khái niệm đặc thù của thứ ngôn ngữ khó hiểu thường được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng.
Nhưng ông Tập Cận Bình hôm qua, đã không nhắc đến khái niệm “tam đại diện” hay “phát triển một cách khoa học” của hai người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, mà nêu lên một loạt nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện : giáo dục, y tế, môi trường, công việc làm… và cần một guồng máy chính trị tốt. vào lúc mà đảng Cộng sản, theo ông, lại phải đối mặt với nhiều thách thức : tham nhũng, đút lót, hành chánh quan liêu…
Les Echos cho là tóm lại phong cách người lãnh đạo mới khác hẳn : Sau khi có một lãnh đạo lạnh lùng, không khác một người máy robot, Trung Quốc nay đã tìm lại được một gương mặt người thật.
Tuy nhiên cũng như các đồng nghiệp, Les Echos đánh giá là ông Tập Cận Bình sẽ phải thỏa hiệp với các nhân vật khác trong Ban Thường vụ, những người mà Les Echos nhận thấy không sẵn sàng thực hiện cải tổ, cho dù họ cũng có những năng lực riêng biệt.
Bà Bành Lệ Viện, một Carla Bruni của Trung Quốc
Trong bài viết mang tựa đề « Bà Bành Lệ Viện, một Carla Bruni của Trung Quốc », nhật báo Le Figaro cho rằng phu nhân của tân lãnh đạo Tập Cận Bình chính là ưu thế lớn nhất của ông. Trước khi bước lên ngôi vị cao nhất của đất nước, đối với hàng trăm triệu người Trung Quốc, thì ông Tập Cận Bình đơn giản là chồng của bà Bành Lệ Viện, nữ ca sĩ soprano luôn xuất hiện trong các chương trình truyền hình mừng Tết âm lịch suốt 25 năm qua.
Ấn tượng về Giang Thanh, bà vợ thứ tư của Mao Trạch Đông vẫn còn ám ảnh chế độ, và những người vợ của các lãnh tụ Trung Quốc đều phải đứng sau hậu trường. Theo giáo sư Lâm Hòa Lập (Willy Lam), thì cho đến nay vẫn chưa có vai trò nào dành cho đệ nhất phu nhân. Nhiệm vụ duy nhất của phu nhân Tổng bí thư là đứng ngoài mọi xung đột, và đừng làm gì sai quấy ảnh hưởng đến người chồng. Phu nhân Giang Trạch Dân gần như là một người vô hình, phu nhân Hồ Cẩm Đào rất hiếm khi xuất hiện bên chồng trong các chuyến công du.
Ngược lại, bà Bành Lệ Viện có vẻ như đã khoác lên mình chiếc áo một đệ nhất phu nhân quan tâm đến các chương trình nhân đạo. Từ năm ngoái, bà đã là đại sứ của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) trong cuộc chiến chống bệnh lao và SIDA. Năm 2008 khi diễn ra trận động đẩt ở Tứ Xuyên làm 90.000 người chết, bà đã đến các vùng bị thiên tai để trình diễn ủng hộ, và gởi cô con gái 16 tuổi đến làm tình nguyện viên, Trong khi khoảng cách giữa chính quyền và dân chúng ngày càng xa, thì hình ảnh bà Bành Lệ Viên mang lại lợi ích cho ông Tập Cận Bình, vì ông không mấy thu hút.
Là ca sĩ, đồng thời mang cấp tướng trong quân đội, bà thừa biết điều gì nên và không nên làm. Từ khi ông Tập được thăng chức Phó chủ tịch Ban thường trực Bộ Chính trị năm 2008, bà đã dẹp hết các loại váy áo sặc sỡ, chỉ xuất hiện trên truyền hình trong bộ quân phục. Tuy kín đáo đứng phía sau, nhưng giáo sư Lâm Hòa Lập cho rằng bà Bành Lệ Viên đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố thế lực cho Tập Cận Bình, vì bà có được mạng lưới riêng trong quân đội.
Theo nhà báo và chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ, James Mann, ông Obama sẽ dễ dàng lấy quyết định, cho dù không mấy được ưa thích. Ông sẽ đầu tư nhiều hơn vào chính sách đối ngoại, tiếp tục chính sách « xoay trục – pivot » hướng về châu Á – Thái Bình Dương và những nước đang vươn lên.
Dĩ nhiên là ê-kíp của ông cũng muốn trắc nghiệm lập trường của giới lãnh đạo mới ở Bắc Kinh về tranh chấp biển đảo hiện nay. Quan hệ giữa Tổng thống tái đắc cử ở Mỹ và ban lãnh đạo mới Trung Quốc có lẽ không dễ dàng hơn trước.
Chuyên gia F. Godement : Quan hệ Mỹ – Trung tái khởi động trong lạnh nhạt
Trong vấn đề quan hệ này, dưới tựa đề « Trung Quốc – Hoa Kỳ : Hiệp hai », La Croix phỏng vấn chuyên gia Pháp François Godement, tác giả quyển Trung Quốc muốn gì ? (Que veut la Chine ?), cho rằng là quan hệ hai bên tiếp tục tái khởi động một cách lạnh nhạt.
Ông Godement nhắc lại là trong cuộc tranh luận cuối cùng trên đài truyền hình, trước cuộc bầu cử, khi nói đến Trung Quốc, ông Obama đã cho là Bắc Kinh vừa là một “đối tác”, vừa là một “đối thủ”, một từ ngữ chưa hề được dùng trước đây. Cựu Tổng thống George W. Bush đã có một lần duy nhất nói đến “kẻ cạnh tranh chiến lược”, và từ ngữ này vào lúc ấy từng đã bị xem là rất dữ dội.
Theo bài báo, nhìn lại các bình luận lạnh lùng của Bắc Kinh sau khi ông Obama thắng cử, thì rõ ràng là Trung Quốc thiên về ông Romney hơn, vì Bắc Kinh ưa chuộng sự ổn định và dễ đoán trong đường lối của đảng Cộng hòa. Còn chính quyền Obama lại hay đề cập đến dân chủ, thay đổi, đến quyền lực mềm của Internet, của các mạng xã hội mới… đều là những điều không làm cho Bắc Kinh hài lòng chút nào.
Phản ứng của Washington ủng hộ Mùa xuân Ả Rập, can thiệp vào Libya, Ai Cập, chống lại chế độ Syria đã làm cho Bắc Kinh tin chắc là Hoa Kỳ vẫn là kẻ thù trên mặt ý thức hệ.
Bắc Kinh đặt cược trên đà suy yếu của Mỹ
Theo ông Godement thì Trung Quốc đặt mình trước viễn cảnh là nhanh hay chậm gì thì quân đội Mỹ sẽ yếu đi, và Bắc Kinh không che giấu mục tiêu muốn vươn lên ngang tầm với Mỹ về mặt chiến lược.
Chuyên gia Pháp chú ý là khi phát biểu nhân Đại hội Đảng thứ 18 vừa kết thúc, ông Hồ Cẩm Đào nêu bật mục tiêu đưa Trung Quốc lên thành một cường quốc biển, tương xứng với vai trò kinh tế của Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc sẽ là cường quốc hải quân thứ nhì thế giới, vượt qua Nhật Bản. Ông Hồ Cẩm Đào cũng nhấn mạnh trên vấn đề chủ quyền biển đảo mà Trung Quốc kéo rộng từ phía Đông xuống phía Nam.
Theo chuyên gia Godement thì cả hai quốc gia, Hoa Kỳ và Trung Quốc, đều sẽ phải bước vào một “hiệp hai” của một cuộc vận động chiến lược : Trung Quốc trong tư thế không khác gì chiến thuật tự củng cố mà triều đình nhà Thanh tiến hành sau năm 1860, còn Hoa Kỳ với chính sách xoay trục, tìm cách thắt chặt hơn quan hệ với các đối tác trong khu vực vì lo ngại trước các ý đồ của Trung Quốc.
Ban lãnh đạo Trung Quốc : Bảy nhà thuyết giáo hàng đầu
Như nói trên, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc tiếp tục thu hút sự chú ý của báo chí Pháp, với những dòng tựa và nhận định khá hóm hỉnh về ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc được bầu lên hôm qua. Mỗi báo một vẻ, như Libération chẳng hạn đã chơi chữ khi nói đến « Bảy nhà thuyết giáo hàng đầu », trong lúc Le Monde thì xem họ là « Những hoàng tử đỏ ».
Tờ La Croix, trang Thế giới đăng ảnh 7 nhân vật mới được bầu hôm qua trong ban Thường vụ Bộ Chính trị và gọi họ trong hàng tựa là « Bảy nhà “bất tử” mới » của đảng Cộng sản Trung Quốc, bên dưới là tiểu sử từng người. Nhận định được tờ báo nêu bật là phần đông lãnh đạo mới này được xem là bảo thủ.
Đây là nhận định mà hầu như tất cả các báo đều nêu lên, như Le Figaro, bên trên bức ảnh 7 người, nhận thấy là Thường vụ Bộ chính trị giảm xuống 7 người, nhưng không có vẻ gì muốn thực hiện cải tổ. Ông Tập Cận Bình khó mà áp đặt được quyền lực của mình.
Riêng tờ Les Echos chạy tựa về ông Tập Cận Bình, có vẻ có cảm tình với vị lãnh đạo mới, qua dòng tựa lớn trang Thế giới : « Trung Quốc : Nhân vật thực tế Tập Cận Bình thừa kế ông Hồ Cẩm Đào, nhân vật khó hiểu ».
Les Echos nhìn thấy là diễn văn đầu tiên mà nhân vật số 1 này đọc hôm qua với tư cách Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc là dịp để ông cho thấy sự khác biệt, khi nêu lên những điều cụ thể và với một phong cách dễ tiếp cận.
Đối với Les Echos, trong cuộc thử lửa đầu tiên này, ông Tập Cận Bình đã không phạm một lỗi nào cả. Diễn văn 18 phút của ông khác hẳn với diễn văn người tiền nhiệm. Cách đây 10 năm diễn văn ông Hồ Cẩm Đào cũng ngắn gọn, nhưng đầy những khái niệm đặc thù của thứ ngôn ngữ khó hiểu thường được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng.
Nhưng ông Tập Cận Bình hôm qua, đã không nhắc đến khái niệm “tam đại diện” hay “phát triển một cách khoa học” của hai người tiền nhiệm Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, mà nêu lên một loạt nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện : giáo dục, y tế, môi trường, công việc làm… và cần một guồng máy chính trị tốt. vào lúc mà đảng Cộng sản, theo ông, lại phải đối mặt với nhiều thách thức : tham nhũng, đút lót, hành chánh quan liêu…
Les Echos cho là tóm lại phong cách người lãnh đạo mới khác hẳn : Sau khi có một lãnh đạo lạnh lùng, không khác một người máy robot, Trung Quốc nay đã tìm lại được một gương mặt người thật.
Tuy nhiên cũng như các đồng nghiệp, Les Echos đánh giá là ông Tập Cận Bình sẽ phải thỏa hiệp với các nhân vật khác trong Ban Thường vụ, những người mà Les Echos nhận thấy không sẵn sàng thực hiện cải tổ, cho dù họ cũng có những năng lực riêng biệt.
Bà Bành Lệ Viện, một Carla Bruni của Trung Quốc
Trong bài viết mang tựa đề « Bà Bành Lệ Viện, một Carla Bruni của Trung Quốc », nhật báo Le Figaro cho rằng phu nhân của tân lãnh đạo Tập Cận Bình chính là ưu thế lớn nhất của ông. Trước khi bước lên ngôi vị cao nhất của đất nước, đối với hàng trăm triệu người Trung Quốc, thì ông Tập Cận Bình đơn giản là chồng của bà Bành Lệ Viện, nữ ca sĩ soprano luôn xuất hiện trong các chương trình truyền hình mừng Tết âm lịch suốt 25 năm qua.
Ấn tượng về Giang Thanh, bà vợ thứ tư của Mao Trạch Đông vẫn còn ám ảnh chế độ, và những người vợ của các lãnh tụ Trung Quốc đều phải đứng sau hậu trường. Theo giáo sư Lâm Hòa Lập (Willy Lam), thì cho đến nay vẫn chưa có vai trò nào dành cho đệ nhất phu nhân. Nhiệm vụ duy nhất của phu nhân Tổng bí thư là đứng ngoài mọi xung đột, và đừng làm gì sai quấy ảnh hưởng đến người chồng. Phu nhân Giang Trạch Dân gần như là một người vô hình, phu nhân Hồ Cẩm Đào rất hiếm khi xuất hiện bên chồng trong các chuyến công du.
Ngược lại, bà Bành Lệ Viện có vẻ như đã khoác lên mình chiếc áo một đệ nhất phu nhân quan tâm đến các chương trình nhân đạo. Từ năm ngoái, bà đã là đại sứ của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) trong cuộc chiến chống bệnh lao và SIDA. Năm 2008 khi diễn ra trận động đẩt ở Tứ Xuyên làm 90.000 người chết, bà đã đến các vùng bị thiên tai để trình diễn ủng hộ, và gởi cô con gái 16 tuổi đến làm tình nguyện viên, Trong khi khoảng cách giữa chính quyền và dân chúng ngày càng xa, thì hình ảnh bà Bành Lệ Viên mang lại lợi ích cho ông Tập Cận Bình, vì ông không mấy thu hút.
Là ca sĩ, đồng thời mang cấp tướng trong quân đội, bà thừa biết điều gì nên và không nên làm. Từ khi ông Tập được thăng chức Phó chủ tịch Ban thường trực Bộ Chính trị năm 2008, bà đã dẹp hết các loại váy áo sặc sỡ, chỉ xuất hiện trên truyền hình trong bộ quân phục. Tuy kín đáo đứng phía sau, nhưng giáo sư Lâm Hòa Lập cho rằng bà Bành Lệ Viên đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố thế lực cho Tập Cận Bình, vì bà có được mạng lưới riêng trong quân đội.
0 comments:
Post a Comment