Ông Tạ Đức Trí trong một sinh hoạt với thanh niên Việt Nam – ảnh: Nguyễn Văn Liêm/Viễn Đông
(11/08/2012) (Xem: 252)
Tác giả : Trần Khải
Cuộc tổng tuyển cửa 2012 của Hoa Kỳ đã hoàn tất. Nhiều dấu mốc lịch sử đã thiết lập nên trong cuộc bỏ phiếu ngày 6-11-2012.
Trước tiên, ứng cử viên Trí Tạ, thường quen được cộng đồng gọi là Tạ
Đức Trí, đã thắng cử chức Thị Trưởng Thành phố Westminster, và trở thành
Thị Trưởng Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn của Việt Báo qua điện thoaị hôm Thứ Tư, tân Thị Trưởng Trí Tạ nói rằng anh muốn bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của đồng hương, của các hội đoàn cộng đồng đã giúp viết lên trang sử mới cho Westminster, và sắp tới anh sẽ tạo ra sự đoàn kết cộng đồng để phát triển thành phố.
Có rất nhiều yếu tố làm cho Trí Tạ thắng cử. Bản thân anh là võ sư dạy khí công miễn phí nhiều năm qua, cùng võ sư Nguyễn Quang Đạt sáng lập Lớp Dưỡng Sinh Thức Pháp giúp chưã bệnh, giữ sức khỏe cho nhiều thành phần. Bản thân anh cũng là thiện nguyện viên lính cứu hỏa, tiếp cận với các cộng đồng Mỹ da trắng, Mỹ Latin. Trong nhiều năm, anh đã cùng người bạn thân là Sergio Contreras, ủy viên học khu Westminster, tổ chức tặng quà, giúp đỡ cho học sinh nghèo mùa khai trường… Những việc làm lặng lẽ đó, kiên nhẫn ngày naỳ qua ngày kia, đã làm cho Trí Tạ như một hình bóng khó tách rời bên cạnh cộng đồng. Bất kể những bất toàn của Trí Tạ mà nhiều người biết: hiện diện trong một Hội Đồng Thị Xã mà ngân sách ngày càng co cụm, và tới lúc phải cắt giảm nhân viên ào ạt.
Một yếu tố làm cho Trí Tạ gần với cử tri Việt nữa là; sự tiếp cận dễ dàng. Hãy nhớ tới thời bà Rice làm Thị Trưởng. Khi có ai muốn khiếu kiện gì, muốn xin gặp đâu có dễ. Nhấc điện thoại lên, phải nói giỏi tiếng Mỹ mới được trả lời, thì gặp ngay rào cản là cô thư ký thành phố.Vấn đề là, không phải chuyện gì cũng được cô thư ký hoan hỷ giúp. Thêm nữa, bà Thị Trưởng đâu có ngồi hàng ngaỳ ở Tòa Thị Chính.
Bản thân người viết đã chứng kiến có những bà cụ chận nghị viên Trí Tạ giữa phố để nhờ chuyện này, chuyện nọ… Kiếm đâu ra một Thị Trưởng dễ nghe khiếu kiện như thế.
Một lịch sử nữa trong bầu cử 2012 là:
- lần đầu tiên, Quốc Hội Liên Bang có một Dân Biểu theo Ấn Độ Giáo.
- lần đầu tiên, Thượng Nghị Viện liên Bang Hoa Kỳ có một thượng Nghị Sĩ theo Phật Giáo.
Bà Tulsi Gabbard, thuộc Đảng Dân Chủ ở tiểu bang Hawaii, sẽ trở thành dân biểu liên bang là tín đồ Ấn Độ Giáo, sau khi đánh bại đối thủ Cộng hòa của bà.
Gabbard, 31 tuổi, sinh ở đảo American Samoa, có cha là giáo dân Công giáo và mẹ là Ấn Độ Giáo, dọn vào tiểu bang Hawaii khi bà mới lên 2 tuổi. Bà còn là cựu chiến binh chiến trường Iraq, nói rằng bà thuộc giáo phái Vaishnava cuả Ấn Độ Giáo, thờ Đấng Thiên Đế Lord Vishnu.
Trong khi đó, ứngc ử viên Đảng Dân Chủ Mazie Hirono sẽ trở thành Thượng Nghị Sĩ Phật Tử đầu tiên khi khóa họp Quốc Hội mới khai mạc vào tháng 1-2013.
Bà Hirono, cũng là phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên thắng cử vào chức Thượng Nghị Sĩ Liên Bang, nguyên là một trong 3 Phật Tử tại Hạ Viện liên Bang Mỹ.
Hai Phật Tử kia là: DB Hank Johnson (Dân Chủ, Ga.) và DB Colleen Hanabusa (Dân Chủ-Hawaii), đều cùng tái đắc cử hôm Thứ Ba.
Bà Hirono được nuôi dưỡng trong trường phái Jodo Shinso (Tịnh Độ Chân Tông) của Nhật Bản.
Bà nói, bà “tin vào các giới pháp Phật Giáo” nhưng thực sự bà không tu tập gì hằng ngày.
Dù vậy, đại đa số trong Quốc Hội Mỹ là Ky Tô Giáo: Hơn 85% vị dân cử của khóa quốc hội thứ 112 (sẽ kết thúc vào tháng 1-2013) hoặc là Tin Lành hoặc là Công Giáo, theo thống kê của Pew Forum. Chỉ có 2 vị dân cử là Hồi Giáo.
Nhưng khuynh hướng cực đoan Ky Tô đang suy giảm. Đơn giản, vì ngay như rất nhiều Tổng Giám Mục kêu gọi đánh bại Obama để bầu cho Romney, nhưng lời kêu gọi đó không được tất cả giaó dân vâng phục.
Một ứng cử viên cánh hữu cực đoan là Richard Mourdock, Cộng hòa, đã thua ghế Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Indiana về tay đối thủ Dân Chủ là Joe Donnelly (đương nhiệm dân biểu).
Mourdock là người tuyên bố trên truyền hình rằng “có thai là Thiên ý, là món quà từ Thượng đế, cho dù đó là do hiếp dâm.” Câu nói này đã làm ông mất phiếu quá nhiều.
Người cánh hữu thứ nhì là ứng cử viên Thượng viện Todd Akin ở tiểu bang Misouri. Cũng thua thảm bại, chỉ vì tuyên bố rằng “hiếp dâm mà có bầu là không thể xảy ra, vì cơ thể phụ nữ tự biết ngăn cản thụ thai.”
Một dấu mốc lịch sử nữa: Ứng cử viên Tammy Baldwin (Dân Chủ, Wisconsin) trở thành Thượng Nghị Sĩ Liên Bang đầu tiên công khai thuộc giới tính thứ ba. Bà đương nhiệm là Dân Biểu Liên Bang ở Wisconsin, đã thắng phiếu đối với ứng cử viên Cộng Hòa Tommy Thompson (cũng là cựu Thống Đốc). Bà Baldwin đã giữ 7 nhiệm kỳ Dân Biểu Liên Bang trong khi công khai hoạt động bảo vệ những ngườì đồng tính luyến ái trong cương vị đồng sáng lập và là đồngc hủ tịch Congressional LGBT Equality Causus (Nhóm Dân Biểu Bênh Vực Quyền Đồng Tính Luyến Ái).
Quá nhiều dấu mốc lịch sử lần này.
Trả lời phỏng vấn của Việt Báo qua điện thoaị hôm Thứ Tư, tân Thị Trưởng Trí Tạ nói rằng anh muốn bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của đồng hương, của các hội đoàn cộng đồng đã giúp viết lên trang sử mới cho Westminster, và sắp tới anh sẽ tạo ra sự đoàn kết cộng đồng để phát triển thành phố.
Có rất nhiều yếu tố làm cho Trí Tạ thắng cử. Bản thân anh là võ sư dạy khí công miễn phí nhiều năm qua, cùng võ sư Nguyễn Quang Đạt sáng lập Lớp Dưỡng Sinh Thức Pháp giúp chưã bệnh, giữ sức khỏe cho nhiều thành phần. Bản thân anh cũng là thiện nguyện viên lính cứu hỏa, tiếp cận với các cộng đồng Mỹ da trắng, Mỹ Latin. Trong nhiều năm, anh đã cùng người bạn thân là Sergio Contreras, ủy viên học khu Westminster, tổ chức tặng quà, giúp đỡ cho học sinh nghèo mùa khai trường… Những việc làm lặng lẽ đó, kiên nhẫn ngày naỳ qua ngày kia, đã làm cho Trí Tạ như một hình bóng khó tách rời bên cạnh cộng đồng. Bất kể những bất toàn của Trí Tạ mà nhiều người biết: hiện diện trong một Hội Đồng Thị Xã mà ngân sách ngày càng co cụm, và tới lúc phải cắt giảm nhân viên ào ạt.
Một yếu tố làm cho Trí Tạ gần với cử tri Việt nữa là; sự tiếp cận dễ dàng. Hãy nhớ tới thời bà Rice làm Thị Trưởng. Khi có ai muốn khiếu kiện gì, muốn xin gặp đâu có dễ. Nhấc điện thoại lên, phải nói giỏi tiếng Mỹ mới được trả lời, thì gặp ngay rào cản là cô thư ký thành phố.Vấn đề là, không phải chuyện gì cũng được cô thư ký hoan hỷ giúp. Thêm nữa, bà Thị Trưởng đâu có ngồi hàng ngaỳ ở Tòa Thị Chính.
Bản thân người viết đã chứng kiến có những bà cụ chận nghị viên Trí Tạ giữa phố để nhờ chuyện này, chuyện nọ… Kiếm đâu ra một Thị Trưởng dễ nghe khiếu kiện như thế.
Một lịch sử nữa trong bầu cử 2012 là:
- lần đầu tiên, Quốc Hội Liên Bang có một Dân Biểu theo Ấn Độ Giáo.
- lần đầu tiên, Thượng Nghị Viện liên Bang Hoa Kỳ có một thượng Nghị Sĩ theo Phật Giáo.
Bà Tulsi Gabbard, thuộc Đảng Dân Chủ ở tiểu bang Hawaii, sẽ trở thành dân biểu liên bang là tín đồ Ấn Độ Giáo, sau khi đánh bại đối thủ Cộng hòa của bà.
Gabbard, 31 tuổi, sinh ở đảo American Samoa, có cha là giáo dân Công giáo và mẹ là Ấn Độ Giáo, dọn vào tiểu bang Hawaii khi bà mới lên 2 tuổi. Bà còn là cựu chiến binh chiến trường Iraq, nói rằng bà thuộc giáo phái Vaishnava cuả Ấn Độ Giáo, thờ Đấng Thiên Đế Lord Vishnu.
Trong khi đó, ứngc ử viên Đảng Dân Chủ Mazie Hirono sẽ trở thành Thượng Nghị Sĩ Phật Tử đầu tiên khi khóa họp Quốc Hội mới khai mạc vào tháng 1-2013.
Bà Hirono, cũng là phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên thắng cử vào chức Thượng Nghị Sĩ Liên Bang, nguyên là một trong 3 Phật Tử tại Hạ Viện liên Bang Mỹ.
Hai Phật Tử kia là: DB Hank Johnson (Dân Chủ, Ga.) và DB Colleen Hanabusa (Dân Chủ-Hawaii), đều cùng tái đắc cử hôm Thứ Ba.
Bà Hirono được nuôi dưỡng trong trường phái Jodo Shinso (Tịnh Độ Chân Tông) của Nhật Bản.
Bà nói, bà “tin vào các giới pháp Phật Giáo” nhưng thực sự bà không tu tập gì hằng ngày.
Dù vậy, đại đa số trong Quốc Hội Mỹ là Ky Tô Giáo: Hơn 85% vị dân cử của khóa quốc hội thứ 112 (sẽ kết thúc vào tháng 1-2013) hoặc là Tin Lành hoặc là Công Giáo, theo thống kê của Pew Forum. Chỉ có 2 vị dân cử là Hồi Giáo.
Nhưng khuynh hướng cực đoan Ky Tô đang suy giảm. Đơn giản, vì ngay như rất nhiều Tổng Giám Mục kêu gọi đánh bại Obama để bầu cho Romney, nhưng lời kêu gọi đó không được tất cả giaó dân vâng phục.
Một ứng cử viên cánh hữu cực đoan là Richard Mourdock, Cộng hòa, đã thua ghế Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Indiana về tay đối thủ Dân Chủ là Joe Donnelly (đương nhiệm dân biểu).
Mourdock là người tuyên bố trên truyền hình rằng “có thai là Thiên ý, là món quà từ Thượng đế, cho dù đó là do hiếp dâm.” Câu nói này đã làm ông mất phiếu quá nhiều.
Người cánh hữu thứ nhì là ứng cử viên Thượng viện Todd Akin ở tiểu bang Misouri. Cũng thua thảm bại, chỉ vì tuyên bố rằng “hiếp dâm mà có bầu là không thể xảy ra, vì cơ thể phụ nữ tự biết ngăn cản thụ thai.”
Một dấu mốc lịch sử nữa: Ứng cử viên Tammy Baldwin (Dân Chủ, Wisconsin) trở thành Thượng Nghị Sĩ Liên Bang đầu tiên công khai thuộc giới tính thứ ba. Bà đương nhiệm là Dân Biểu Liên Bang ở Wisconsin, đã thắng phiếu đối với ứng cử viên Cộng Hòa Tommy Thompson (cũng là cựu Thống Đốc). Bà Baldwin đã giữ 7 nhiệm kỳ Dân Biểu Liên Bang trong khi công khai hoạt động bảo vệ những ngườì đồng tính luyến ái trong cương vị đồng sáng lập và là đồngc hủ tịch Congressional LGBT Equality Causus (Nhóm Dân Biểu Bênh Vực Quyền Đồng Tính Luyến Ái).
Quá nhiều dấu mốc lịch sử lần này.
0 comments:
Post a Comment