HANOI
— Sau khi rao thâu 9 lô dầu trong vùng biển VN hồi cuối tháng 6-2012,
mới tuần qua Trung Quốc lại rao thầu 26 lô dầu ngoàì biển, lần này
trong đó có một lô nằm trong vùng Biển Đông của VN. Đó là lô dầu có tên
gọi 65/12.
Nhà nước Việt Nam đã chính thức phản đối Trung Quốc, và đòi hủy bỏ ngay việc mời thầu phi pháp.
Bản tin báo Nhân Dân hôm Thứ Sáu viết:
“Yêu cầu Trung Quốc hủy mời thầu quốc tế lô dầu khí 65/12.
Ngày 31-8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam
trước việc ngày 28-8-2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc
công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm
cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm
nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với
nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về
ứng xử của các bên ở Biển Ðông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc
(DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị. Việt Nam phản đối hành
động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ
ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này”…”
Trong khi đó, theo báo Giáo Dục Việt Nam, nhiều thành phần quân sự Trung Quốc đã tính tới chuyện dùng vũ lực chiếm Biển Đông.
Báo GDVN viết hôm Thứ Sáu, trích:
“Tướng Kiều Lương, Trung Quốc bàn cách dùng vũ lực độc chiếm Biển Đông.
Để chiếm đoạt toàn bộ đảo, đá và tài nguyên ở biển Đông, tướng Kiều
Lương Trung Quốc đề xuất học Mỹ sử dụng “chiến tranh siêu giới hạn”.
Ngày 29/8, Thiếu tướng Kiều Lương, giáo sư chiến lược Học viện Chỉ
huy Không quân, Phó Tổng thư ký Ủy ban Nghiên cứu Chính sách An ninh
Quốc gia Trung Quốc có bài viết trên Tân Hoa xã khẳng định chủ quyền đối
với đảo Điếu Ngư (hay đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát thực tế)
và biển Đông (một cách bất hợp pháp), đồng thời bày đặt cách thức kiểm
soát đối với các hòn đảo và vùng biển có liên quan…
…Kiều Lương chỉ ra 3 “nguyên nhân” làm cường độ tranh chấp biển Hoa
Đông, biển Đông đột ngột mạnh lên: Một là ý thức an ninh và ý thức “bảo
vệ quyền lợi biển” của Trung Quốc ngày càng tăng cường. Theo Kiều Lương,
do tài nguyên trên thế giới khan hiếm và do Trung Quốc có nhu cầu tài
nguyên ngày càng lớn, nên Trung Quốc đã và sẽ rắn mặt, bất chấp luật
pháp quốc tế…
Kiều Lương cho rằng, các thủ đoạn đối đầu quân sự hiện đại rất đa
dạng như có thể dùng quân đội, chiến tranh. Nhưng theo Kiều Lương, trong
tranh chấp các hòn đảo ở biển Đông, nhìn từ góc độ quân sự, đánh (sử
dụng vũ lực) không thành vấn đề, quan trọng là đánh rồi làm thế nào.
Điều này không chỉ là vấn đề quản lý và xây dựng các đảo đá thế nào, mà
là vấn đề đối mặt thế nào với thế giới, đặc biệt là Mỹ và ASEAN. Những
vấn đề này phức tạp hơn nhiều, gai góc hơn nhiều so với “đánh”.
Trong vấn đề biển Đông, ở góc độ “chiến tranh siêu giới hạn”, ông
tướng Kiều Lương cho rằng, phải học hỏi Mỹ, xem Mỹ xử lý các vấn đề
tương tự thế nào, xem Mỹ nhiều lần “tấn công nhầm” ở biên giới Pakistan
và nước khác như thế nào thì sẽ hiểu được vấn đề.
Nguyên lý của “chiến tranh siêu giới hạn” là thủ đoạn và tấn công “tổ
hợp”. Trong vấn đề biển Đông, theo Kiều Lương, có thể vận dụng tấn công
“tổ hợp”, khi ra trận phải tấn công đan chéo, không phải đâm đầu tấn
công. Không đánh trận không có nghĩa là không sử dụng vũ lực, không có
nghĩa là không có xung đột, quan trọng là phải kiểm soát cường độ thế
nào.
Theo Kiều Lương, TQ phải vừa thông qua các hành động đặc biệt để nói
rõ “giới hạn” do Trung Quốc bày đặt ra, vừa chưa đến mức đẩy tất cả các
nước đến trạng thái chiến tranh.
Kiều Lương đoán là, nếu không thực sự động chạm đến lợi ích cốt lõi
quan trọng của Mỹ thì Mỹ không sẵn sàng thậm chí không dám vì các nước
như Philippines mà quyết đấu với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Mỹ có
lợi ích chiến lược lớn hơn phải lệ thuộc vào nhau…”
Đặc biệt, bản tin VOA hôm Thứ Sáu cho biết, công ty Airbus Military
đã bàn giao cho Việt Nam chiếc C212-400 đầu tiên trong số 3 máy bay tuần
tra mà lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đặt mua.
Trang tin điện tử Defpro.com cho hay chiếc máy bay C212-400 sản xuất
tại Tây Ban Nha được đưa từ Thụy Điển tới Gia Lâm, Hà Nội, và cảnh sát
biển Việt Nam đã chính thức tiếp nhận hôm 16/8.
Chiếc thứ hai trong đơn đặt hàng đang được cài đặt thiết bị ở Thụy
Điển và có phần chắc sẽ được giao cho Việt Nam vào nửa cuối năm tới.
Nguồn: VietBao
0 comments:
Post a Comment