Hôm nay có lẻ là một trong những ngày ưu tư nhất trong đời một người tị nạn bởi vì có gì còn ưu tư hơn là gặm nhấm những kỹ niệm trong ngày định mệnh của đời mình? Có chút mĩa mai hơn nữa là được mời đi dự 1 tiệc vui không rõ nguyên nhân nhưng có văn nghệ giúp vui. Dĩ nhiên là tôi từ chối. Ngồi lục lại chồng thư củ thì tình cờ nhận được một lá Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4, viết chung cho những người “bạn ở hải ngoại”. Thôi thì để trọn tình, xin viết lại một số phản hồi.
Xin trích một số đoạn :
Với những người thuộc phe thắng trận, thì niềm vui của họ cũng dần phai nhạt, để nhường chỗ cho những lo toan của cuôc sống thường ngày của mình. Những nghi lễ trọng thể, rầm rộ của chính quyền nhà nước bây giờ hình như cũng dần mai một, như họ cũng đã muốn quên đi vết thương lòng của những người phía bên kia. Nhưng ngược lại, với các bạn, những người thua trận thì hình như không thể quên được nỗi hận thù của mình. Tới mức ngày này được nâng tới mức là ngày quốc hận của những người từng sống hay phục vụ trong chế độ VNCH, điều này họ thường nhắc lại mỗi khi ngày 30/4 gần đến.
Thưa bạn:
Những người CS chưa bao giờ muốn quên đi những vết thương lòng của những người ở phía bên kia. Ngược lại, những tội lỗi của họ thì đã được nhà cầm quyền chính thức đưa vào sữ sách. Ngày 30 tháng 4 nếu là ngày “Quốc Hận” như nhiều người thường gọi thì không phải chỉ đánh dấu cho một ngày thua trận của miền Nam mà quan trọng hơn nữa là ngày đánh dấu cả một quốc gia đã chính thức đi vào một thể chế độc tài, nô lệ đã đưa đất nước đến chổ tụt hậu, nhục nhả. Mối hận này sẽ nên được nhắc nhở cho đến khi nào CS vẫn còn thống trị trên quê hương và sẽ là một ngày kỹ niệm như là một bài học cho cả đất nước trong lịch sữ.
Người xưa thường nói “Giận quá thì mất khôn”, … Nói chính xác có lẽ là các bạn do hiểu biết về chính trị chưa đủ,
Tôi sẽ không tranh luận với ông”bạn” về một trình độ chính trị vì chắc rằng “bạn” cũng không đủ tư cách để giáo dục mọi người. Bạn nói đúng: có thể một số người như chúng tôi có hận thù khi những liên hệ được tính bằng máu và nước mắt nhưng chúng tôi không hề mất khôn. Có khác chăn đó là một thái độ chọn lựa.
Nếu coi sự đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại với chính quyền hiện tại ở trong nước cũng chỉ là một ván cờ tranh giành quyền lực lãnh đạo đất nước, bằng cách thông qua việc xoá bỏ đảng CSVN, thông qua việc hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, để rồi xoá bỏ Cờ đỏ sao vàng để thay bằng Cờ vàng ba sọc đỏ … thì là hoàn toàn sai lầm ở mức nghiêm trọng. Chủ trương đó nếu không có sự sửa đổi tới tận gốc thì sẽ mãi mãi triền miên trong thất vọng.
Tôi không biết có đến bao nhiêu cơ sở đấu tranh của người Việt hải ngoại chỉ vì tranh dành quyền lãnh đạo đất nước nhưng tôi tin tưởng rằng tất cả những ai âm mưu làm chuyện này cũng sẽ gặp tất cả chống đối của người Việt thực sự yêu nước. Cũng nhân cơ hội này nhắn đến tất cả những cơ sở này, nếu có, một lời như thế.
Không những vậy họ quên rằng người dân trong nước sống trong sự kìm kẹp, độc quyền thông tin hàng chục năm nay, đã tạo cho người dân phản xạ có điều kiện, ăn sâu vào máu thịt của họ, làm cho đa số dân chúng luôn yêu quý sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh và lá cờ tổ quốc của họ. Ngược lại họ lại nặng về hạ bệ thần tượng và biểu tượng quốc gia của người Việt nam hiện nay, hành động đó, chẳng khác gì hành động chửi phủ đầu kẻ họ muốn lôi kéo, đó chính là yếu điểm đã làm người dân trong nước xa lánh và không thiện cảm với phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ.
Tôi không biết “bạn” đã đựa vào đâu để đưa đến những kết luận rằng người dân Việt-Nam sau mấy chục năm sống dưới chế độ CS nay chỉ còn là những “con vật” sống như những phản xạ có điều kiện? Nếu vậy thì con người phải làm gì với cái chế độ đã tạo ra cái bi kịch ấy? - bằng một cọng tác xây dựng dân chủ? Tôi biết rằng những người miền Nam không mấy ai sùng bái HCM và giờ đây, thần tượng HCM đang được xét lại ngay chính ở miền Bắc khi lịch sữ đã bật mí không những chỉ đời tư của ông HCM mà còn cả những tội ác của ông đối với dân tộc. Lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ của đảng CSVN, không phải là lá cờ của tổ quốc. Xin đừng mập mờ đánh lận con đen giữa quốc gia và tổ quốc, dân tộc. Có sự khác biệt nào giữa khái niệm tự do, dân chủ, nhân bản, nhân quyền của những người Phi Châu và người Việt-Nam? Có sự khác biệt nào giưã khái niệm tự do dân chủ, nhân bản, nhân quyền giữa người miền Nam và người miền Bắc? giữa người trong nước và người ngoài nước? Nếu cứ tiếp tục ôm lấy những tinh thần này thì còn mong gì giải phóng, khai phóng?
Người Việt ở Hải ngoại luôn đề cao danh dự quốc gia (cũ) của họ, mà quên việc tôn trọng danh dự quốc gia của hơn 86 triệu người dân ở trong nước. Phải chăng họ quên câu “Đừng làm những gì với người khác mà mình không thích”?. Những người cộng sản trước đây, họ thành công trong việc thống nhất đất nước cũng vì họ biết dựa vào dân, dùng chiến tranh nhân dân và xây dưng trận tuyến lòng dân. Chính vì vậy cán bộ của họ được người dân che dấu và nuôi dưỡng, để tồn tại và phát triển ngay trong lòng kẻ thù. Như địa đạo Củ chi nằm sát nách Sài gòn đang còn đó là một minh chứng hùng hồn.
Một lần nữa, “bạn” lại mập mờ giữa quốc gia và dân tộc. Nếu cái CHXHCNVN mà có danh dự như vậy thì kêu gọi cách mạng để làm cái gì?
Bằng vào chiến thuật vũ trang tuyên truyền, vửa tuyên truyền vừa hăm doạ, vửa bịp bợm, vừa lợi dụng tình cảm dân tộc, CSVN đã được một số dân quê chất phát bao che, giúp đở. Ngay trong chiến tranh, hãy nhìn phía chạy nạn của người dân Việt-Nam để biết được một cách thành thật lòng dân đang theo hướng nào. Và rồi khi chiến tranh chấm dứt, hãy nghe lời phê phán của người dân cả 2 miền để hiểu tại sao người ta, trong đó có “bạn” nói về sự cần thiết của một cuộc cách mạng?
Người Việt ở Hải ngoại thường tự hào về một nền dân chủ non trẻ của họ, một chính quyền do dân cử thông qua một cuộc bầu cử tự do. Vậy thử hỏi dân Miền Nam ngày đó chọn thế nào? Vì sao chính quyền của họ tự tay chọn ra lại có các nhát tướng như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ…, khi mà buổi sáng hô tử thủ nhưng buỏi chiều đã vội đáp máy bay bỏ lại tất cả để chạy. Họ nói rằng thua do bị phía Hoa kỳ bỏ rơi, cắt viện trợ mà không tự hỏi mình vì sao Miền Bắc cũng như họ mà không bị đồng minh Liên xô, Trung quốc của họ bỏ rơi? Nói như vậy để mong các bạn Hải ngoại hãy biết chấp nhận sự thật, vì chiến tranh hay trò chơi cũng vậy, đã thua là thua, mình thua là do mình yếu và kém hơn đối thủ của mình. Không chấp nhận sự thật thì không thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
So vớí miền Bắc XHCN, miền Nam nên tự hào về những thành quả dân chủ của họ lắm chứ? Có sự khác biệt giữa chế độ dân chủ của miền Nam trước đây, quyền tự do chọn lựa của người dân trước đây và sự chọn lựa (sai lầm, theo nhận định của ông) lãnh đạo của họ trước đây. Tại miền Bắc, người ta có thể đồng hoá lãnh đạo và chế độ: thay thế 15 ông bà trong Bộ Chính Trị cái chính thể ấy vẫn là Cộng Sản. Cho nên muốn có một thay đổi thật sự thì phải thay đổi cả một chính thể, chế độ ngoại trừ trường hợp ông cho rằng cái chính thể ấy cũng tốt và theo như “bạn” khuyên nhủ thì người Việt-Nam nên quên đi hận thù để xây dựng dân chủ với chế độ?
Tại miền Nam, lãnh đạo chỉ là giai đoạn, và ngay cả cái chính thể của họ rồi cũng do họ toàn quyền chọn lựa, tu chính, như người dân Tunesia đang chuẩn bị bầu Quốc Hội Lập Hiến của họ.
Miền Nam đã thua trong chiến tranh. Miền Nam không sản xuất được thứ vủ khí nào cả và đã không thuyết phục nỗi “đồng minh” tiếp tục viện trợ mình. Nhưng khi so sánh 2 miền “bạn” cho rằng miền Bắc đã tạo được tính “độc lập” với Liên Sô và Bắc Kinh hay vì họ có chính nghĩa? hay có tổ chức? Sau 36 năm xây dựng và cũng cố thêm thành quả của mình, họ đã liên hệ với Liên Sô rồi sau đó Trung Cộng như thế nào để người dân Việt-Nam cả 2 miền gọi là “đồ bán nước”?
Ngay từ hôm nay, mỗi thành viên của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, hãy gác lại thù hận của ngày hôm qua hay ý đồ phục quốc khôi phục cờ vàng, để bắt tay vào công cuộc vận động cho dân chủ một cách lành mạnh trong sáng. Đó là cách duy nhất để những người đấu tranh cho sự công bằng, cho lẽ phải như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung v.v… không bị mang tiếng khi người dân trong nước vơ họ vào chung một rọ với những kẻ có tham vọng khôi phục lại chế độ VNCH.
Tôi không hiểu “bạn” đang nóí về sự hận thù nào ? – với nhà cầm quyền CSVN thì dù không cần và không nên mang một ý tưởng phải đẵm máu trả thù, người Việt tị nạn chân chính cũng không bao giờ thoả hiệp với họ. Tôi không hiểu “bạn” có đại diện cho các ông CHHV, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung trong lập trường của họ hay không nhưng những người như họ nói chung được người Việt tị nạn hải ngoại như tôi đồng tình vì họ đã đấu tranh cho tự do của người Việt-Nam. Chắc chắn chúng tôi sẽ còn khác nhau nhiều trong một mô hình cho xã hội tương lai ấy. Phải chăng đó chính là cấu trúc của đa nguyên mà có lẻ chính “bạn” cũng đang đề cập? Bằng vào một mặc cảm hay sợ hải nào đó những người như “bạn” cứ đem lá cờ vàng ra làm vấn đề để tranh luận? Lá cờ vàng 3 sọc đỏ có phải là quốc kỳ của Việt-Nam trong tương lai hay không thì hãy để cho người dân Việt-Nam quyết định nhưng hẵn nhiên đây là biểu tượng của cộng đồng tị nạn hải ngoại. Tôi nói bằng chủ quan (?) của mình: những người miền Nam đấu tranh, nếu có, sẽ không có vấn đề hay ngần ngại gì khi họ phất lá cờ vàng lên cả. Những người phất cái cờ đỏ sao vàng để tranh đấu cho tự do, nhân quyền sẽ nghĩ như thế nào – tại sao vậy?
36 năm đã qua, đủ để người Việt hải ngoại và trong nước nhận thức căn bản thật sự về xã hội CS. Nếu không được là vì họ không chịu học hay không muốn học – và đó là cái giá của một sự chọn lựa chứ không phải là hậu quả của một kiến thức. Trong đấu tranh, người ta phải xây dựng một lý tưởng trước. Nếu không, tất cả chỉ còn là cơ hội?
Võ Trang
April 30 2011
0 comments:
Post a Comment