Ảnh minh họa
Reuters/Kham
Sau khi nghiên cứu Hiến pháp và pháp luật hiện hành Việt Nam, Luật sư
Trần Vũ Hải, tại Hà Nội, hôm nay 22/8/2013 đã gửi tới Ủy ban Thường vụ
Quốc hội một thư đề nghị cho ý kiến “về thành lập và tham gia đảng phái
dưới góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành”.
Để hiểu rõ hơn về đề nghị trên, RFI phỏng vấn luật sự Trần Vũ Hải:
RFI : Xin chào luật sư Trần Vũ Hải, được biết hôm
nay ông có gửi một bức thư tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam yêu
cầu giải thích tính pháp lý trong « việc thành lập và tham gia đảng phái
», trước hết xin ông cho biết tái sao ông lại gửi bức thư đề nghị này
Ls. Trần Vũ Hải : Dây là vấn đề đang tranh luận ở Việt Nam. Các đài, báo trong nước, nước ngoài đều nói đến, các trang mạng cũng đều nói đến và nhiều người cũng đã phát biểu. Chúng tôi nghĩ rằng cũng cân phải nghiên cứu. Thực ra cũng phải tự thân chúng tôi nghiên cứu mà là rất nhiều người khi biết tôi là luật sư hành nghề cũng tham khảo ý kiến về vấn đề này. Chúng tôi nói rằng những vấn đề này cũng phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng theo luật. Bản thân tôi cũng đã bào chữa cho nhiều vụ án và cũng có quan điểm cho rằng thực ra không cấm việc thành lập một dảng khác ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Đã từng có hai đảng ở Việt Nam trong thời kỳ do đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền, cụ thể là đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy chính thức một cơ quan nào ở Việt Nam tỏ thái độ về vấn đề đó. Ở đây chúng tôi muốn nói là tỏ thái độ trên cơ sở bằng văn bản pháp luật, quy định rõ là có cấm hay không cấm và nếu không cấm thì nó như thế nào ? Chính vì thế mà chúng tôi phải nghiên cứu những điều luật mà chúng tôi đã liệt kê. Chúng tôi thấy rằng thực tế không có quy định nào cấm công dân Việt Nam thành lập đảng, tham gia một cái đảng ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Hiến pháp Việt Nam thì quyền lập hội cũng như Công ước quốc tế về lập hội cũng được bảo đảm mà việc tham gia và thành lập đảng v.v… cũng là một trong những quyền lập hội đặc biệt. Đó là quan điểm xuất phát từ chúng tôi như vậy.
Cho nên ở đây tôi chỉ nói ngắn gọn, đây là vấn đề nhu cầu thực tiễn. Các luật sư nghiên cứu, chúng tôi thấy là trách nhiệm ở đây chính là của Quốc hội và các cơ quan chức năng phải làm rõ vấn đề này. Thư của tôi còn gửi cho các giáo sư hàng đầu. Các giáo sư đó cũng phải giúp cho chính quyền cũng như người dân làm rõ vấn đề này.
RFI : Từ nghiên cứu pháp luật hiện hành về vấn đề thành lập và tham gia đảng phái ở Việt Nam, trong thư ông có kết luận , « việc thành lập đảng mới không cần có sự cho phép hay công nhận từ Nhà nước » ?
Ls Trần Vũ Hải : Tóm tắt tôi đã ghi ở điểm thứ 10 (của thư), tức là theo chúng tôi thì công dân có quyền tham gia thành lập đảng thì cần phải có một nhóm, sáng kiến của một nhóm công dân, một nhóm cá nhân để thành lập đảng. Để tránh trường hợp bị coi là bất hợp pháp, bị trừng trị thì mục tiêu của đảng này không được nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Cái đảng này phải có những quy định phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự. Chúng tôi cho rằng việc thành lập đảng và điều lệ đảng không cần phải có sự cho phép và công nhận từ Nhà nước. Đó là quan điểm cá nhân của tôi sau khi nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành.
RFI : Như vậy có thể hiểu là điều gì mà pháp luật không cấm thì công dân có quyền làm ?
Ls Trần Vũ Hải : Đây là một vấn đề cũng tranh cãi nhưng mà chúng tôi cho rằng đây là một quan điểm cơ bản, của trên thế giới cũng như Việt Nam. Bởi vì luật pháp không thể quy định hết được quyền và nghĩa vụ của công dân. Cho nên kể cả những quyền không được ghi trong Hiến pháp và luật nhưng mà thực tế ở trên thế giới hay là ở những nước khác có quyền và đã được ghi nhận ở đâu đó thì cái quyền đó vẫn được hình thành. Còn Nhà nước cho rằng thực hiện cái quyền đó hoặc làm việc đó là không ổn cho xã hội thì Nhà nước phải có quy định là cấm và xử lý. Bởi vì chỉ có cấm thì mới có quyền xử lý theo pháp luật, hình sự hay là hành chính. Còn nếu không cấm thì rõ ràng là người ta có quyền. Ở đây nó rành mạch như thế. Ngoài ra thì chúng tôi cũng nói thêm là cái quyền lập đảng là một cái quyền đặc biệt, một cái quyền lập hội tức là một phái sinh của cái quyền lập hội. Mặc dù trong lập hội, có nhiều loại hội thí dụ như lập công đoàn, lập đảng, lập hội thông thường, đó là ba loại chính. Chúng tôi cho rằng quyền lập đảng cũng là một trong những quyền phái sinh đó thôi cũng phải được bảo đảm. Nói ngắn gọn lại là quyền đấy cũng đã được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. Đó là nói về quyền lập đảng, còn việc công dân làm cái việc Nhà nước không cấm thì luật đúng là chưa quy định cái điều đó, nhưng mà thực tế không quy định thì có nghĩa là không được làm. Rất nhiều các học giả, người dân bình thường, kể cả các quan chức lãnh đạo cũng phải thừa nhận đấy là cái điều nguyên tắc hành động của người dân.
Hiện nay chúng tôi chưa nói về mặt chính trị, chúng tôi chỉ nói về mặt pháp luật. Tạm thời chúng tôi chưa bình luận về vấn đề chính trị. Còn về chính trị nếu có nói thì chúng tôi chỉ nói duy nhất rằng là nếu thành lập đảng thì đảng đó không có mục tiêu lật đổ chính quyền nhân dân. Đấy là quy định trong bộ luật hình sự. Như vậy rõ ràng là tổ chức nào không có mục tiêu lật đổ chính quyền nhân dân thì có thể được thành lập và hoạt động hợp pháp.
RFI : Trong một vấn đề vẫn được coi là nhạy cảm, ông có hy vọng thư được hồi âm ?
Ls Trần Vũ Hải : Cá nhân tôi cũng có nhiều kiến nghị về nhiều vấn đề khác nhau chú không chỉ trong vấn đề chính trị. Trong vấn đề kinh tế tôi cũng có nhiều kiến nghị, ví dụ như về bất động sản v.v… những vấn đề có liên quan đến pháp luật. Chúng tôi thấy là bộ Xây dựng hiện nay đang theo cái ý tưởng của chúng tôi. Vi thành phố Hà Nội, cách đây 10 năm tôi cũng đã có ý tưởng về vấn đề cải cách các thủ tục hành chính ở Hà Nội. Hiện nay chúng tôi thấy Hà Nội đang làm những bước đó, hay như về vấn đề thuế. Nhiều vấn đề, ngay cả luật Dân sự bộ luật Hình sự, luật Doanh nghiệp, chúng tôi cũng có ý kiến và họ cũng đề nhận. Trong vấn đề chính trị, vấn đề dân chủ pháp quyền thì, những ý kiến của chúng tôi cũng được họ ghi nhận, tôi tin là như vậy. Ví dụ như vấn đề biểu tình, chúng tôi cũng phát biểu ra và nhiều nghị sĩ cũng đặt vấn đề này lên Quốc hội. Thủ tướng Việt Nam cũng đặt vấn đề là luật Biểu tình phải được đưa ra bàn. Tuy nhiên có được giải quyết hay không là một câu chuyện khác, nhưng mà trách nhiệm của mình, nghĩa vụ lương tâm của mình là phải đặt ra vấn đề và đưa ra một phương án giải quyết. Còn nhà cầm quyền sẽ là người giải quyết vấn đề đó nếu họ thấy rằng nó là hợp tình hợp lý. Còn nếu mà họ không giải quyết thì sau này có vấn đề gì xảy ra thì sự phức tạp sẽ trở lại với chính quyền. Ở đây chúng tôi đặt vấn đề một cách rất là xây dựng. Chúng tôi tin rằng người ta sẽ đọc, người ta sẽ tranh luận, người ta sẽ có ý kiến, nhưng mà có công khai hay không thì chúng ta hãy đợi xem.
Để hiểu rõ hơn về đề nghị trên, RFI phỏng vấn luật sự Trần Vũ Hải:
|
Ls. Trần Vũ Hải : Dây là vấn đề đang tranh luận ở Việt Nam. Các đài, báo trong nước, nước ngoài đều nói đến, các trang mạng cũng đều nói đến và nhiều người cũng đã phát biểu. Chúng tôi nghĩ rằng cũng cân phải nghiên cứu. Thực ra cũng phải tự thân chúng tôi nghiên cứu mà là rất nhiều người khi biết tôi là luật sư hành nghề cũng tham khảo ý kiến về vấn đề này. Chúng tôi nói rằng những vấn đề này cũng phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng theo luật. Bản thân tôi cũng đã bào chữa cho nhiều vụ án và cũng có quan điểm cho rằng thực ra không cấm việc thành lập một dảng khác ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Đã từng có hai đảng ở Việt Nam trong thời kỳ do đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền, cụ thể là đảng Dân chủ và đảng Xã hội. Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy chính thức một cơ quan nào ở Việt Nam tỏ thái độ về vấn đề đó. Ở đây chúng tôi muốn nói là tỏ thái độ trên cơ sở bằng văn bản pháp luật, quy định rõ là có cấm hay không cấm và nếu không cấm thì nó như thế nào ? Chính vì thế mà chúng tôi phải nghiên cứu những điều luật mà chúng tôi đã liệt kê. Chúng tôi thấy rằng thực tế không có quy định nào cấm công dân Việt Nam thành lập đảng, tham gia một cái đảng ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Hiến pháp Việt Nam thì quyền lập hội cũng như Công ước quốc tế về lập hội cũng được bảo đảm mà việc tham gia và thành lập đảng v.v… cũng là một trong những quyền lập hội đặc biệt. Đó là quan điểm xuất phát từ chúng tôi như vậy.
Cho nên ở đây tôi chỉ nói ngắn gọn, đây là vấn đề nhu cầu thực tiễn. Các luật sư nghiên cứu, chúng tôi thấy là trách nhiệm ở đây chính là của Quốc hội và các cơ quan chức năng phải làm rõ vấn đề này. Thư của tôi còn gửi cho các giáo sư hàng đầu. Các giáo sư đó cũng phải giúp cho chính quyền cũng như người dân làm rõ vấn đề này.
RFI : Từ nghiên cứu pháp luật hiện hành về vấn đề thành lập và tham gia đảng phái ở Việt Nam, trong thư ông có kết luận , « việc thành lập đảng mới không cần có sự cho phép hay công nhận từ Nhà nước » ?
Ls Trần Vũ Hải : Tóm tắt tôi đã ghi ở điểm thứ 10 (của thư), tức là theo chúng tôi thì công dân có quyền tham gia thành lập đảng thì cần phải có một nhóm, sáng kiến của một nhóm công dân, một nhóm cá nhân để thành lập đảng. Để tránh trường hợp bị coi là bất hợp pháp, bị trừng trị thì mục tiêu của đảng này không được nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Cái đảng này phải có những quy định phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự. Chúng tôi cho rằng việc thành lập đảng và điều lệ đảng không cần phải có sự cho phép và công nhận từ Nhà nước. Đó là quan điểm cá nhân của tôi sau khi nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành.
RFI : Như vậy có thể hiểu là điều gì mà pháp luật không cấm thì công dân có quyền làm ?
Ls Trần Vũ Hải : Đây là một vấn đề cũng tranh cãi nhưng mà chúng tôi cho rằng đây là một quan điểm cơ bản, của trên thế giới cũng như Việt Nam. Bởi vì luật pháp không thể quy định hết được quyền và nghĩa vụ của công dân. Cho nên kể cả những quyền không được ghi trong Hiến pháp và luật nhưng mà thực tế ở trên thế giới hay là ở những nước khác có quyền và đã được ghi nhận ở đâu đó thì cái quyền đó vẫn được hình thành. Còn Nhà nước cho rằng thực hiện cái quyền đó hoặc làm việc đó là không ổn cho xã hội thì Nhà nước phải có quy định là cấm và xử lý. Bởi vì chỉ có cấm thì mới có quyền xử lý theo pháp luật, hình sự hay là hành chính. Còn nếu không cấm thì rõ ràng là người ta có quyền. Ở đây nó rành mạch như thế. Ngoài ra thì chúng tôi cũng nói thêm là cái quyền lập đảng là một cái quyền đặc biệt, một cái quyền lập hội tức là một phái sinh của cái quyền lập hội. Mặc dù trong lập hội, có nhiều loại hội thí dụ như lập công đoàn, lập đảng, lập hội thông thường, đó là ba loại chính. Chúng tôi cho rằng quyền lập đảng cũng là một trong những quyền phái sinh đó thôi cũng phải được bảo đảm. Nói ngắn gọn lại là quyền đấy cũng đã được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. Đó là nói về quyền lập đảng, còn việc công dân làm cái việc Nhà nước không cấm thì luật đúng là chưa quy định cái điều đó, nhưng mà thực tế không quy định thì có nghĩa là không được làm. Rất nhiều các học giả, người dân bình thường, kể cả các quan chức lãnh đạo cũng phải thừa nhận đấy là cái điều nguyên tắc hành động của người dân.
Hiện nay chúng tôi chưa nói về mặt chính trị, chúng tôi chỉ nói về mặt pháp luật. Tạm thời chúng tôi chưa bình luận về vấn đề chính trị. Còn về chính trị nếu có nói thì chúng tôi chỉ nói duy nhất rằng là nếu thành lập đảng thì đảng đó không có mục tiêu lật đổ chính quyền nhân dân. Đấy là quy định trong bộ luật hình sự. Như vậy rõ ràng là tổ chức nào không có mục tiêu lật đổ chính quyền nhân dân thì có thể được thành lập và hoạt động hợp pháp.
RFI : Trong một vấn đề vẫn được coi là nhạy cảm, ông có hy vọng thư được hồi âm ?
Ls Trần Vũ Hải : Cá nhân tôi cũng có nhiều kiến nghị về nhiều vấn đề khác nhau chú không chỉ trong vấn đề chính trị. Trong vấn đề kinh tế tôi cũng có nhiều kiến nghị, ví dụ như về bất động sản v.v… những vấn đề có liên quan đến pháp luật. Chúng tôi thấy là bộ Xây dựng hiện nay đang theo cái ý tưởng của chúng tôi. Vi thành phố Hà Nội, cách đây 10 năm tôi cũng đã có ý tưởng về vấn đề cải cách các thủ tục hành chính ở Hà Nội. Hiện nay chúng tôi thấy Hà Nội đang làm những bước đó, hay như về vấn đề thuế. Nhiều vấn đề, ngay cả luật Dân sự bộ luật Hình sự, luật Doanh nghiệp, chúng tôi cũng có ý kiến và họ cũng đề nhận. Trong vấn đề chính trị, vấn đề dân chủ pháp quyền thì, những ý kiến của chúng tôi cũng được họ ghi nhận, tôi tin là như vậy. Ví dụ như vấn đề biểu tình, chúng tôi cũng phát biểu ra và nhiều nghị sĩ cũng đặt vấn đề này lên Quốc hội. Thủ tướng Việt Nam cũng đặt vấn đề là luật Biểu tình phải được đưa ra bàn. Tuy nhiên có được giải quyết hay không là một câu chuyện khác, nhưng mà trách nhiệm của mình, nghĩa vụ lương tâm của mình là phải đặt ra vấn đề và đưa ra một phương án giải quyết. Còn nhà cầm quyền sẽ là người giải quyết vấn đề đó nếu họ thấy rằng nó là hợp tình hợp lý. Còn nếu mà họ không giải quyết thì sau này có vấn đề gì xảy ra thì sự phức tạp sẽ trở lại với chính quyền. Ở đây chúng tôi đặt vấn đề một cách rất là xây dựng. Chúng tôi tin rằng người ta sẽ đọc, người ta sẽ tranh luận, người ta sẽ có ý kiến, nhưng mà có công khai hay không thì chúng ta hãy đợi xem.
0 comments:
Post a Comment