Tác giả Hoàng Lan Chi | Ngày đăng tải: 2015-10-14 |
Cây bật gốc vì không có rể …
Có
nhiều loại “vốn”. Vốn chính trị, giáo dục, đạo đức, thương mại…Chế độ
tư bản đào tạo ra những con người có ý thức về “vốn” của mình và đầu tư,
tích lũy, sử dụng hợp lý. Chế độ cộng sản thường dạy con người ăn cắp
“vốn” của người khác, sử dụng bừa bãi.
Một
người thích chính trị và có lòng ái quốc, đã đầu tư vốn ngay khi có
thể. Những người này, ngay từ bậc tiểu học, luôn ứng cử vào các vị trí
lãnh đạo (trưởng, phó lớp). Họ tiếp tục duy trì như thế suốt thời kỳ học
đường. Ở bậc trung học, họ còn tham gia thêm ở các lĩnh vực tôn giáo
hoặc cộng đồng. Với những vị trí lãnh đạo đó, họ phải rèn luyện kỹ năng
đọc, nghe, hùng biện và hoạt động. Ở bậc đại học, họ có thể tìm cách
thân cận với các chính giới để sẵn sàng chuẩn bị cho bước chân chính trị
khi vừa “chín”. Họ tích lũy “vốn” cả đời. Họ sử dụng “vốn’” thận trọng,
không phung phí, không để bị hao mòn.
Thế
nào là hao mòn? Một ví dụ cụ thể: Một người có “vốn giáo dục” là bậc
phổ thông trung học thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Đó là nền giáo dục có phần
hơi “cổ” nghiêng về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Về già, một vài người
hiện nay ở hải ngoại đã có những cách cư xử lố lăng, ngôn ngữ thấp kém:
coi như “vốn giáo dục” của người đó đã bị chính họ làm hư hao.
Tư Cách
Tư Cách
Tôi
tò mò coi bài viết của vài người trong nước. Tại sao khi chồng/vợ/bạn
hữu của họ chết, họ lại viết về người đã khuất như thế được? Kể tật xấu
như ở bẩn, bê tha, cờ bạc, trai gái. Tôi nhớ “vốn giáo dục” của tôi thời
Đệ Nhất Cộng Hòa là: nếu viết hồi ký và kể về một người thì nên cố gắng
viết khi người đó còn sống để họ có cơ hội “đính chính, đối chất”. Viết
về người chết thì làm sao họ “cãi” được? Cũng vốn giáo dục thời đó thì
"xấu chàng thì cũng hổ ai" hay "đẹp tốt phô ra, xấu xa che lại." Ngày
nay, vài người trong nước, nhân danh sự thật hoặc chẳng nhân danh gì cả,
đơn thuần chỉ là viết câu độc giả, đã viết những cái thật tệ hại về
người chết.
Tôi nghĩ, những người ấy, hơi thiếu tư cách. (1)
Trường
hợp khác: những người tranh đấu cũng thường bị xét nét về tư cách. Một
người bạn cũ, phê bình về một nhà tranh đấu. Rằng, anh ta, người tranh
đấu ấy, lừa lọc, gian xảo khi làm cò đất đai. Còn tôi, thật khó chịu khi
thấy một nhà thơ xuất thân VNCH, ở lại hay bị kẹt không biết, đang sống
với VC, lại đọc một bài thơ chửi chế độ cs mà anh ta nói rằng anh ta
sáng tác từ thuở 1980 gì đó nhưng chỉ nhớ chứ không bao giờ dám viết
ra. Bài thơ tự do và khá dài. Cá nhân tôi không tin. Làm sao tin được
với một điều giả dối trơ trẽn như vậy? Thà là anh ta nói (dối) là có
chép tay cất. Hoặc nói (thật), vd vậy, ngày xưa có lén gửi ra nước
ngoài. Một lý do khác mà tôi cảm thấy khó tin vì năm 2003, khi nhạc sĩ
PD về nước chơi, tôi có mail báo tin cho anh ta vì ngỡ anh ta là người
cũ. Ai dè anh ta trả lời mail, cự nự, có vẻ như anh ta sợ mình sẽ bị này
nọ khi dính líu PD vậy. Sau này, khi PD chính thức về VN sống thì chính
anh ta lại là người làm MC cho chương trình nhạc PD. Cá nhân tôi cho
rằng người này hơi thiếu tư cách.
Cũng
là tranh đấu, một nhà thơ dường như gốc Vc, đã lên vùng biên giới tìm
hiểu về vụ cột mốc bị Trung Cộng xê dịch. Sau đó, nhà cầm quyền vc đã
gần như giam lỏng nhà thơ này. Cá nhân tôi cho rằng nhà thơ gốc VC này,
có tư cách hơn nhà thơ gốc VNCH nọ. Tương tự, cán bộ cs chính gốc, không
đáng ghét/đáng khinh bằng tụi cách mạng ba lẻ bốn. Tuy vậy, sau vài
chục năm, bây giờ cũng chả nghĩ gì nữa đến những ba lẻ bốn ngày ấy.
Hoàng Lan Chi
10/2015
(1) Nhà văn Nhật Tuấn trong nước chết, một bạn và một vợ cũ viết bài thuộc loại này.
Hoàng Lan Chi
10/2015
(1) Nhà văn Nhật Tuấn trong nước chết, một bạn và một vợ cũ viết bài thuộc loại này.
Bọn 30.4 đốt sách tại Sàigòn
0 comments:
Post a Comment