Thư của Ông Đỗ Ty, thân phụ của cô Đỗ thị Minh Hạnh:
Thư của Khối 8406 từ Quốc Nội:
Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng Thân hữu quốc tế
Chúng ta vừa được chứng kiến sinh viên Nguyễn Phương Uyên ra khỏi nhà tù nhỏ nhờ sự lên tiếng của chúng ta. Hiện có một nữ tù nhân lương tâm bất khuất hơn nhưng lại bị đày đọa hơn trong nhà tù CS, đó là sinh viên Đỗ Thị Minh Hạnh (bị bắt từ ngày 23-02-2010 và lãnh án tù 7 năm). Từ ngày ở tù cho đến nay, Minh Hạnh, một thành viên Khối 8406, đã liên tục bị chuyển trại, đàn áp, tra tấn, càng lúc càng dữ dội hơn. Bản tường trình dưới đây của bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu của Minh Hạnh, gởi cho các cơ quan quốc tế nhân quyền và Đơn đề nghị tiếp đó của ông Đỗ Ty, thân phụ, cho thấy tất cả sự tàn ác, gian dối, vô luân của chế độ và công an Cộng sản, đồng thời cũng trình bày một hình ảnh đau thương nhưng kiêu hùng của một người con gái Việt Nam bất khuất.
Xin
Quý Đồng bào vui lòng phổ biến rộng rãi và đồng loạt lên tiếng và vận
động quốc tế cho nữ sinh viên tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Chúng
ta không thể ngồi yên trước việc nhà cầm quyền và công an Cộng sản
tiếp tục đọa đày những người con yêu quý của Mẹ Việt Nam.
Khối Tự do Dân chủ 8406
BẢN TƯỜNG TRÌNH của bà Trần thị Ngọc Minh, thân mẫu của cô Đỗ thị Minh Hạnh:
BẢN TƯỜNG TRÌNH của bà Trần thị Ngọc Minh, thân mẫu của cô Đỗ thị Minh Hạnh:
BẢN TƯỜNG TRÌNH
v/v Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt - bị hành hạ - bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh.
Việt Nam, ngày 20 tháng 06 năm 2013
Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh, Lâm Đồng, Việt Nam, là mẹ của tù nhân Đỗ
Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt
Nam giam giữ tại phân trại 5, trại giam Xuân Lộc - Long Khánh -
Đồng Nai - Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phần đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc, Hạnh đã
bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị
xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn
Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh "phá rối an
ninh chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 Bộ luật Hình
sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập,
hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên
toà bất minh như sau:
Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi
là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường
bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị
cưỡng bức lao động.
1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội
- Trước hết tôi xin được trình bày là lần hành hạ đánh đập
đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con
tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà
riêng của ông ở Hà Nội. Ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn
sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG.
Công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ
đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, Hà
Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi
một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã
thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ
công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm
Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại
nhà tôi, thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam
và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà
Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.
2) Bị bắt và bị đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng
Vào lúc 09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, tôi đưa Hạnh
đến cơ quan công an huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để làm lại
chứng minh nhân dân thì bị công an Di Linh trên dưới 20 người bắt
còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp, không có bằng
chứng phạm tội cũng không có lý do, không có lệnh bắt giam. Họ
đánh đập con tôi đổ máu đầy mặt tại chỗ mà không nói rõ lý
do trước sự chứng kiến của tôi, những cái tát mạnh đã làm
cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ... Sau khi bị
bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị
cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh
bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng
ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương
còng tay dẫn Hạnh về nhà tôi và nhà chị gái của Hạnh lục
soát vẫn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào và vẫn
tiếp tục tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái
Hạnh cư trú tại Bảo Lâm - Lâm Đồng, sau đó đem con tôi giam tại
trại giam B34 thuộc Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.
3) Khủng bố tinh thần tại trại giam B34 - Bộ công an
-
Ngày 18-04-2010 tôi tìm được đến trại B34,một nữ công an tiếp
tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn
chống đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng
không nói. Sau đó có ăn cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình
sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm của trại giam, cũng
không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi: Hạnh
không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư
thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt
trái của cộng sản và vì quá thương con, lo cho tính mạng của
con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đã thực hiện theo yêu
cầu của họ (sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là
Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi). Sau khi nhận
thư của tôi, Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an.
Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh cho công an biết những
việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng
định mình vô tội.
Vào ngày 14-05-2010
tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút, và Hạnh xin tôi
hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng
đất nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù
lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học
của hai cán bộ công an điều tra; công
an không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi
lo sợ trước thái độ của công an, Hạnh sẽ bị hành hạ trong
tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc bệnh và quần áo, tư
trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn,
khủng bố tinh thần, hăm dọa, buộc phải khai báo việc làm và
những tang vật của Hạnh. Công an đã chụp hình chị của Hạnh
dùng để hù doạ, gây áp lực khủng bố tinh thần Hạnh, buộc
Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh
không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ
ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.
Từ đây, gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi
lần thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và
khuyên bảo Hạnh hợp tác với công an và nhận tội. Nhưng Hạnh
vẫn giữ quan điểm trước sau như một của mình.
4) Phiên toà sơ thẩm: bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà
- Ngày 10-10-2010, theo định kỳ hàng tháng, tôi đến thăm nuôi
Hạnh tại trại B34 thì được biết Hạnh đã chuyển đến trại giam
công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại, Bộ công an cũng không
thông báo cho gia đình tôi biết. Đến ngày 15-10-2010 chúng tôi
tự đi tìm con và được biết con tôi cùng hai người bạn bị giam
tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh và tại đây, trại giam không
cho chúng tôi thăm nuôi và cũng không cho gặp mặt.
Đến ngày 22-10-2010 chúng tôi mới nhận được thư của toà án
nhân dân tỉnh Trà Vinh mời gia đình đến dự phiên toà xử Hùng,
Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân
tỉnh Trà Vinh với tội danh "phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của Bộ luật Hình sự",
tức là nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày. Quá bất
ngờ nên gia đình tôi không kịp xoay sở để có được luật sư bào
chữa cho con. Hạnh, Hùng và Chương đều không được mời luật sư.
Ngày 26-10-2010 chúng tôi đến dự phiên toà. Trên đường đến toà
án, một rừng công an dày đặc được bố trí khắp các ngả
đường cho đến sân và phòng xử án. Khi đến giờ xử, công an lôi
kéo Hạnh và Chương vào trước. Hỏi cung xong, công an lôi Hạnh,
Chương ra ngoài và lôi kéo Hùng vào phòng xử án một cách thô
bạo. Suốt phiên toà, sự lôi kéo thô bạo đối với các bị cáo
trên diễn đi diễn lại, lôi ra kéo vào rất nhiều lần. Trong
phiên toà, không có luật sư bào chữa và trong khi xử án, lúc
toà hỏi cung, các bị cáo lên tiếng luôn bị ngắt lời không cho
phép tự biện hộ mà chỉ được phép trả lời "có" hoặc "không"
(Sau này khi được tiếp xúc với luật sư, chúng tôi có cho luật
sư nghe qua đoạn ghi âm của phiên toà thì được luật sư cho gia
đình chúng tôi biết, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ và các bản
khai của Hạnh, Hùng, Chương. Ban đầu luật sư cho rằng Hạnh,
Hùng, Chương là có tội, nhưng sau khi nghiên cứu hồ sơ và tiếp
xúc với các bị cáo thì ông nhận định là các bị cáo vô tội.
Đồng thời qua đoạn băng ghi âm phiên toà, ông nhận thấy những
nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của các cháu đối với đất
nước, đối với dân tộc mà các cháu đã trình bày ở các bản
khai thì toà không dựa vào các bản khai đó để đưa ra toà xét
xử công khai, khách quan, minh bạch, mà chỉ hỏi các câu hỏi
mang tính chất nâng cao quan điểm tạo sự bất lợi cho các bị
cáo).
Tòa bỏ qua phần kháng nghị của các bị cáo, vội vàng luận
tội rồi tuyên án. Phiên toà kết thúc chóng vánh: buổi sáng 3
giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đồng hồ với các bản án
dành cho Hạnh, Chương mỗi người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù.
Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài
lời ít ỏi, nhưng Hạnh - Hùng - Chương vẫn hiên ngang tuyên bố
mình “vô tội” trước toà.
Trong
thời gian toà giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe
một bài hát về tình bạn thì bị công an Trà Vinh nắm đầu
Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân khiến Hạnh quá đau
đớn nên Hạnh đã hét lên thất thanh. (Tiếng thét được lưu vào
băng ghi âm.)
5) Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư của công an trại giam tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai
giam công an tỉnh Trà Vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành
hạ, trấn áp tinh thần. Công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội.
Sinh hoạt ăn ở mất vệ sinh, dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng
màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình cả ba nhà đã gửi
tư trang chăn màn vào đầy đủ.
- Ngày
29-10-2010, ba gia đình chúng tôi được thăm nuôi, mỗi tháng găp
mặt một lần và thêm một lần cho cung cấp thực phẩm đồ dùng
sau 15 ngày thăm g̣ặp. Khi thăm gặp, lần lượt từng gia đình một
vào thăm, mỗi lần thăm 15 phút. Khi gặp mặt, tôi và con tôi
đối diện cách xa nhau khoảng 2m. Mỗi lần thăm đều có từ 6 công
an trở lên vây quanh giám sát chúng tôi, công an luôn nhìn xoáy
vào Hạnh với thái độ trấn áp khủng bố tinh thần và chúng
tôi chỉ được phép hỏi thăm sức khoẻ, nếu nhắc đến kháng án
hoặc mời luật sư sẽ bị cắt thăm nuôi.
Những lần thăm nuôi sau đó, tôi yêu cầu ban giám thị trại giam
tạo điều kiện cho con tôi kháng án và mời luật sư bào chữa,
nhưng trại giam Trà Vinh không thực hiện.
Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy bút
để làm đơn kháng án nhưng bị công an Trà Vinh trấn áp. Cả ba
gia đình chúng tôi buộc công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp
luật là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng
án. Cuối cùng, ngày 05-02-2011 chúng tôi mới được tin đơn kháng
án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến tòa án
nhân dân tối cao tại TPHCM.
-
Trong khi đó, vào ngày 31-12-2010 ba gia đình chúng tôi đã ký
hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân để bào chữa cho cả Hạnh,
Hùng và Chương, mặc dù toà án quy định chỉ có bị cáo mới
được yêu cầu luật sư vì đã thành niên.
- Ngày 17-01-2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh
xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không
cho luật sư vào.
-
Ngày 18-01-2011 tôi cùng hai gia đình Hùng và Chương làm đơn
khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến: Bộ
trưởng bộ công an, Thanh tra bộ công an, Toà
án phúc thẩm hình sự TAND tối cao tại TPHCM, Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Trà Vinh, Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh, Thanh tra
công an tỉnh Trà Vinh, Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh.
- Ngày 19-01-2011,
luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM để đề nghị cấp
giấy phép vào trại giam nhưng bị từ chối và đùn đẩy trách
nhiệm về phía công an trại
giam Trà Vinh và cũng vào ngày này, luật sư vẫn quyết tâm
đến trại giam đề nghị cho tiếp cận các bị cáo. Từ thành phố
HCM đến trại giam Trà Vinh xa xôi, luật sư phải ở lại đêm ở Trà Vinh, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào.
- Ngày 20-01-2011,
tôi đến toà án tối cao TPHCM để đề nghị toà cấp giấy phép
cho luật sư thì phát hiện toà sẽ xử phúc thẩm Hùng, Hạnh,
Chương vào ngày 24-01-2011. Chúng tôi tìm hiểu thông qua nhân viên toà án, có nghĩa là chúng tôi không được thông báo ngày xử phúc thẩm. Tại đây, tôi lập tức khẩn cấp làm đơn yêu cầu hoãn phiên toà.
-
Ngày 28-01-2011, chúng tôi nhận được thư trả lời của thanh tra
bộ công an là đã chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi đến giám
thị trại giam Trà Vinh để trả lời cho chúng tôi và thanh tra
bộ công an, nhưng trại giam Trà Vinh im lặng với chúng tôi, đồng
thời trong tù đe nẹt dọa dẫm, trấn áp, khủng bố tinh thần
của Hùng, Hạnh Chương vì gia đình đã làm đơn khiếu nại.
- Ngày 05-03-2011, luật sư mới được tiếp cận hồ sơ và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà vinh.
Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần và cho tôi biết:
+ Hạnh cho luật sư biết: trong khi điều tra tại trại giam B34,
công an đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của
Hạnh, Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên
một số lời ghi chép khác với lời khai.
+ Chương cho luật sư biết: khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ sau mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.
+ Hùng cho luật sư biết:
công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội,
công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên hoặc cho tiêm vào
cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.
- Ngày 02-03-2011, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh gửi giấy mời chúng tôi ́đến viện kiểm sát vào ngày 10-03-2011
để giải đáp đơn khiếu nại. Tại đây, họ nói đỡ cho công an
Trà Vinh và nhận sai sót nhưng nhấn mạnh yêu cầu chúng tôi
khuyên bảo Hùng, Hạnh, Chương nhận tội để được nhà nước khoan
hồng.
6) Phiên
toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân
nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào
chữa.
Thông qua luật sư, chúng tôi biết phiên toà xử sơ thẩm Hạnh, Hùng, Chương sẽ diễn ra vào ngày 18-03-2011 tại toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh. Toà không thông báo cho chúng tôi và cũng không thông báo niêm yết tại TANDTC cũng như không niêm yết thông báo tại toà án tỉnh Trà Vinh.
Buổi
sáng, chúng tôi ́đến rất sớm, cũng một rừng công an rải khắp
ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi xe tù đến, Hùng,
Chương mỗi người đều có hai công an kèm theo, Hạnh cũng vậy. Nhưng
khi Hạnh bị dẫn đi vào giữa hai hàng lính canh gác trước cửa
toà thì có một tên lính bước lên một bước rồi quay mũi súng
vào Hạnh thì Hạnh ngẩng cao đầu, hất mặt nghinh lên trời,
bĩu môi và bước thẳng.
Trong sân toà án, công an chìm nổi dày đặc, súng ống, dùi cui rầm rộ như xử án những tên trùm khủng bố.
Ba
gia đình chúng tôi bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công
an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình chúng tôi phản đối
quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.
Đến giờ xử án một lúc thì luật sư mới được thư ký toà án mời vào.
Trong phòng xử án âm thanh vặn nhỏ, chúng
tôi không nghe được gì. Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi
biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư
khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và
khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội
danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm. Ba người
bạn trẻ vẫn khí khái hiên ngang tuyên bố mình vô tội trước
tòa.
Luật sư là đảng viên cộng sản. Khi tôi yêu cầu luật sư một
cách mạnh mẽ để cung cấp tất cả các thông tin về Hùng, Hạnh,
Chương thì luật sư cung cấp rất hạn chế do lo sợ nhà cầm
quyền Việt Nam gây khó dễ. Tôi phải tự tìm hiểu từ nhiều
nguồn thông tin chính xác để tìm cách bảo vệ con tôi cùng
Hùng và Chương.
7) Hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà phúc thẩm, Hùng, Hạnh, Chương vẫn tiếp tục bị giam tại công an tỉnh Trà Vinh.
- Ngày 29-03-2011
ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công
an giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng.
- Ngày 27-04-2011, ba gia đình
chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng thông báo
cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công
an không cho biết lý do kỷ luật. Sau này tôi được biết lý do
kỷ luật như sau: Khi từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã lên tiếng hát những bài hát do Hạnh sáng tác nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản,
được sự ủng hộ của đa số phạm nhân biểu hiện qua tiếng gõ
nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp phách đồng
loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam, nên công an Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn. Hạnh hét to “Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” Hùng
và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì bạn bị
đánh, cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to “ Đả đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản!” thì lập tức Hùng và Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác.
Những ngày tháng bị giam ở Trà Vinh, mặc dù ba gia đình chúng tôi cung cấp thực phẩm, thuốc men, quần áo, chăn màn đầy đủ,
nhưng công an cho ăn uống gạo hẩm, nước sinh hoạt bẩn, ngủ
không chăn màn, luôn bị muỗi đốt. Công an luôn trấn áp, khủng
bố tinh thần đe dọa đủ điều và luôn tìm cách buộc Hùng,
Hạnh, Chương nhận tội.
8) Hạnh suýt chết tại trại giam Bến Lức, Long An
Ngày 25-04-2011chúng tôi đến trại giam công an Trà Vinh thăm nuôi thì được biết Hạnh bị chuyển đến trại giam công an tỉnh
Long An, Hùng và Chương chuyển đến trại giam công an tỉnh Tiền
Giang. Từ đó tôi không còn cùng hai gia đình của Hùng và Chương
đi thăm nuôi với nhau nữa.
Ngày 26-04-2011 tôi đến tỉnh Long An, tìm qua các trại giam thì gặp được Hạnh tại trại giam Bến Lức Long An. Trong khi
chờ đợi công an xin phép giám thị cho tôi gặp Hạnh, có một
nữ phạm nhân trung niên mang tội hình sự và làm việc tại căn
tin kể cho tôi nghe về Hạnh:
“Hạnh bị biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài.
Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần
ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn,
nhưng Hạnh từ chối và từ
cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho
Hạnh ăn tạm vài quả xoài mà trong khi đi lao động họ hái được.
Thương tình và thấy Hạnh quá bé bỏng, mỗi lần đi ngang qua
nơi giam Hạnh, chị ấy cho Hạnh ly cà phê hay chiếc bánh. Mỗi
khi thấy chị ấy đi ngang qua, Hạnh đều hồn nhiên tươi cười và gọi “Cô ơi!” nên chị ấy thương Hạnh lắm. Qua
nhiều ngày Hạnh cầm hơi với những quả xoài và vài ly cà phê
với vài chiếc bánh, công an Trà Vinh mới chuyển tiền đến trại
giam Long An (tiền gia đình tôi gửi tại trại giam Trà Vinh cho Hạnh) thì lúc
bấy giờ Hạnh mới có khẩu phần ăn. Nhưng những tư trang cá
nhân, dụng cụ sinh hoạt của Hạnh chúng tôi sắm sửa cho Hạnh
rất nhiều thì công an không cho mang theo, cũng không chuyển đến
trại giam Long An.
Sau này Hạnh kể với tôi rằng: Lúc
chuyển Hạnh từ trại giam Trà Vinh đến trại giam Long An, trong
xe bít bùng nóng nực với trên con đường hàng trăm cây số, Hạnh
bị công an Trà Vinh đánh đập liên tục trong khi tay chân đã bị
còng và bị bịt miệng. Khi đến trại giam Long An, lúc mới bước
vào căn nhà giam, tối qúa không thấy đường Hạnh va phải cái
bồn nước, nước xối mạnh làm trôi Hạnh, Hạnh ngộp thở và
suýt chết. Sự cố này có phải vô tình hay hữu ý của trại
giam? tôi không biết
chắc nhưng tính mạng con tôi gặp nguy hiểm. Dù vậy, tại đây
Hạnh vẫn giữ khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi
thường hay xúc phạm đến Hạnh, không làm bản tường trình cũng
quyết không nhận tội.
Tôi được trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh
bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn
an ủi tôi cứ yên tâm, tinh thần Hạnh rất vững vàng.
Ngày 08-05-2011 tôi
lại đến trại giam Long An thăm nuôi nhưng được biết Hạnh đã bị
chuyển về trại giam công an Thủ Đức Z30D, thuộc tỉnh Bình
Thuận.
9) Cưỡng bức Hạnh lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D tỉnh Bình Thuận
Tôi lại tìm đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào ngày 06-05-2011 và bị giam ở phân trại 1. Mặc
dù công an giám sát chặt chẽ nhưng vẫn Hạnh kể với tôi công
an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không chịu học. Công an
bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình
mà viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn: TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Tại đây
Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh
giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc
Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường xuyên mời Hạnh lên làm
việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không khuất
phục.
Hơn một tuần lễ sau, Hạnh bị chuyển vào phân trại 6 xa tận rừng sâu. Tại đây, Hạnh
bị giam chung với những tù nhân hình sự, những nữ tù nhân bị
nhiễm HIV, chỗ ngủ khoảng 60 đến 70 cm, nước sinh hoạt bẩn.
Trại giam buộc Hạnh đi lao động, công việc là làm cá xuất
khẩu, mỗi ngày khoán cho Hạnh 8 kg cá. Sức Hạnh yếu, đau ốm
luôn, Hạnh đem cá trả lại cho công an, không làm việc và bỏ về
trại nghỉ. Những ngày bị bệnh, Hạnh mang căn bệnh mãn tính
là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì chờ gia đình gửi
tiền vào, công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh.
Trong trại giam, Hạnh bị phân biệt đối xử, không được hưởng
những quyền lợi như những phạm nhân hình sự khác. Một vài nữ
tù nhân thường hay gây sự với Hạnh để Hạnh luôn bị kỷ luật,
hình thức kỷ luật là không cho gia đình thăm gặp. Có lần Hạnh
bị kỷ luật do phạm nhân trong trại gây sự, Hạnh suýt bị đưa ra
cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời
nắng gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Hôm
ấy tôi đến thăm nuôi kịp thời và công an trại giam cho tôi gặp
Hạnh với thời gian khá lâu, mục đích của trại giam là để tôi
thuyết phục Hạnh tuân thủ trại giam và nhận tội. Nhân dịp có
nhiều thời gian của ngày hôm đó, Hạnh đã tố cáo tội ác của
công an Trà Vinh và việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An,
những việc xảy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi
theo con đường mà Hạnh đã chọn. Hạnh chấp nhận mọi gian khổ,
Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão
của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro, Hạnh xin gia đình
xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ tha thứ và thông cảm
v.v...
Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm
tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi
thẩm tra cũng như khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi
họp phạm nhân do giám thị trại giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự
khắc nghiệt vô lý của của các phạm nhân được giao trách nhiệm
quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất,
khi công an trại giam ngồi trên ghế v.v...
Phó giám thị trại giam mời tôi đến hợp tác để khuyên Hạnh
nên tuân thủ quy định của trại giam và khuyên Hạnh nhận tội.
Tôi muốn xin giảm án cho con dựa vào thành tích gia đình cách
mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý do Hạnh vô tội và
cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công
lao của người khác chạy tội cho phạm nhân, Hạnh sẽ không ra
khỏi tù khi hai bạn của Hạnh còn trong tù.
Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong
tù, tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của
trại giam, nhưng Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây
để lao động và tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều
vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải thực
hiện đúng quyền làm người. Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã
đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc
lột sức lao động và hành hạ phạm nhân.
Vì vậy Hạnh bị chuyển về phân trại 5, tại đây trại giam buộc
Hạnh phải đi lao động. Tại trại 5, Hạnh làm việc tại vườn
bông với một nam tù nhân bị SIDA giai đoạn cuối, Hạnh không tỏ
ra sợ hãi và trấn an tôi. Tại đây, Hạnh được gửi thư cho gia
đình, bạn bè, người quen, được gọi điện thoại về nhà để xin
gửi đồ dùng cá nhân, tiền và thuốc trị bệnh nhưng phải qua
kiểm duyệt của công an trại giam.
Đầu tháng 02 năm 2012, Hạnh bị chuyển đến phân trại 2 sản
xuất, trại giam vẫn buộc Hạnh lao động nhưng Hạnh chống đối.
Ông Nguyễn Bắc Truyển biết được Hạnh bị cưỡng bức lao động
đã thông báo cho tôi và cho biết rõ tù chính trị không phải
lao động và ông đã gửi thư nhờ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ can thiệp.
Sau đó Hạnh được lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và chỉ
lao động buổi sáng tại phân trại 2 này.
Ở trại giam Bình Thuận, đồ dùng gửi vào hạn chế không quá
07kg. Nhu yếu phẩm, phạm nhân mua tại trại giam giá đắt gấp 03
lần giá cả bên ngoài trại giam.
Trại giam bóc lột sức lao động và coi thường sinh mệnh của
phạm nhân. Phạm nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ. Khi đi ngang qua
các hiện trường lao động, tôi thấy phạm nhân khi phải làm việc
dưới trời mưa vẫn không được mặc áo đi mưa v.v…
10) Đề nghị giám đốc thẩm không được giải quyết
Ngày 10-06-2011 ba
gia đình chúng tôi làm đơn gởi đến tòa án NDTC Hà Nội đề
nghị giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết vì lý do phạm
tội chống lại nhà nước.
11) Cưỡng bức lao động và đánh đập Hạnh tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Tháng 05 năm 2013, Hạnh bị chuyển đến trại giam Xuân
Lộc tỉnh Đồng Nai. Khi chuyển trại, Hạnh cũng không được mang
theo đồ dùng cá nhân tư trang quần áo. Gia đình phải sắm đồ
dùng lại toàn bộ. Trại giam buộc Hạnh phải lao động, Hạnh
lấy lý do bệnh không lao động. Công an buộc Hạnh làm bản kiểm
điểm và ký tên nhận tội rồi mới giải quyết cho nghỉ bệnh,
Hạnh không thực hiện, công an dàn cảnh dùng tù nhân hình sự
đánh hội đồng Hạnh, trong đó một lần đánh hội đồng Hạnh khi
Hạnh đang tắm tại nhà tắm trước sự chứng kiến của công an
trại giam.
· Trên đây là bản tường thuật của tôi về việc Hạnh bị bắt giam, bị hành hạ đánh đập trong tù với những phiên toà bất minh.
Đó chỉ là những điều tôi biết được, khi có thông tin mới tôi sẽ tiếp tục trình bày. Tôi
xin được trình bày một cách tường tận, trung thực để các tổ
chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới xem xét và can
thiệp giúp đỡ những tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm và tù
nhân chính trị Việt Nam, vì dưới hệ thống công an trị của đảng cộng sản Việt Nam vô cùng tàn bạo, man trá khi thẩm cung, hành
hạ đánh đập khủng bố tinh thần phạm nhân và bắt bớ, xử án
không theo trình tự quy định của pháp luật. Mạng sống, nhân
phẩm con ngươi không được tôn trọng và không được bảo vệ. Một
chế độ thối nát, mục ruỗng, xấu xa và tàn bạo.
Người làm tường trình
Trần Thị Ngọc Minh
0 comments:
Post a Comment