Wednesday, September 21, 2016

HCM ĐÃ SỈ NHỤC TÔN GIÁO NHƯ THẾ NÀO?


AuthorĐặng Chí HùngSourceBảo Vệ Cờ VàngPosted on: 2016-09-20

Hồ Chí Minh đã sỉ nhục tôn giáo như thế nào ?

Họ Hồ luôn tự cho mình là “anh hùng dân tộc” và là một nhà văn, nhà văn hóa, nhà thơ. Như chúng ta biết, Hồ đã ăn cắp tác phẩm “Nhật ký trong tù” của một người tù khác rồi tự cho là của mình. Hồ Chí Minh còn tự viết sách xử dụng bút danh Trần Dân Tiên để tự bốc thơm mình.
Đảng CSVN thì lại bịa ra rằng HCM được giải thưởng danh nhân văn hóa của UNESCO. Các tài liệu đã chứng minh Hồ Chí Minh không có được danh hiệu đó vì đạo văn, tàn bạo và dốt nát văn chương. (Xem đầy đủ danh sách của UNESCO ở link dưới đây)
Sự kiện mà CSVN loan báo phía UNESCO trao bằng công nhân là hoàn toàn dối trá, khi viết rằng: “ Nhân chuyến thăm này, Tổng Giám đốc UNESCO đã trao tặng phía Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh cuốn sách văn bản Nghị quyết của Đại hội đồng UNESSCO khóa 24 họp từ 20/10 đến 20/11/1987.Trong đó có Nghị quyết 18.65 ghi tại trang 134 và 135 về việc tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.”
Nhưng thực chất là UNESCO trao trả lại tập hồ sơ văn bản nghị quyết đề nghị vinh danh của chính phủ Việt Nam đã nộp lên UNESCO, và UNESCO đã bác bỏ, không thông qua . Chứ không phải là Trao Bằng Công Nhận Vinh Danh. Trên website của UNESCO (link trên) đã cho thây không có tên HCM trong 55 người vinh danh theo tiêu chuẩn UNESCO.
Và một trong những biểu hiện HCM hoàn toàn không xứng nhận danh nhân văn hóa chính là việc ông ta sỉ nhục tôn giáo. Thực tế, một người theo chủ nghĩa dân tộc không thể coi thường những vị anh hùng của chính dân tộc mình và phỉ báng tôn giáo. Những hành động này của Hồ Chí Minh nói lên thực chất ông ta không yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc mà chỉ yêu nước xã hội chủ nghĩa cho riêng ông ta và các đảng viên của ông ta.
Hồ hết sức coi thường các vị Thánh nhân đã anh hùng giải phóng dân tộc và tự phụ mình đứng ngang hàng với họ. Khoảng trước năm 1950, trong buổi viếng thăm đền Kiếp Bạc thờ Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Hồ có làm một bài thơ Đường nhan đề “Viếng Đền Kiếp Bạc”. Bài thơ như sau:
Vốn tay hào kiệt, vốn anh hùng
Tôi Bác cùng chung nợ kiếm cung
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Mừng tôi cách mạng sắp thành công
(Trích Nguyệt San Bất Khuất, số 2 tháng 4 năm 1990, trang 47).
Để nói về sự bất kính này của Hồ giành cho vị anh hùng dân tộc hơn ông ta đến hàng mấy trăm tuổi đời mà ông ta dám xưng “Tôi-Bác” cho thấy sự ngạo ngược của ông ta. Dùng chủ ngữ ở đây như thể ông ta coi mình đứng ngang hàng với Đức Thánh Trần. Xét về cả công lao lẫn tuổi đời, ông Hồ không thể dùng chủ ngữ Tôi-Bác ở đây. Đó là một sự hỗn xược với tiền nhân có công với Tổ quốc. Một người hỗn xược với thánh nhân dân tộc như vậy liệu có yêu Tổ quốc, có tôn sùng chủ nghĩa dân tộc không? Chắc chắn là không. Vậy sự thật ra Hồ không yêu nước, yêu dân tộc mà chính là Hồ chỉ yêu chủ nghĩa cộng sản của ông ta với mục tiêu “Tôi dắt năm châu đến đại đồng”. Và hẳn chúng ta cũng không quên khi chết ông Hồ cũng chỉ muốn gặp “Các Mác-Lê Nin” chứ không hề mong muốn gặp những tiền nhân anh hùng của dân tộc.
Ngoài việc hỗn xược với tiền nhân, Hồ còn “Cộng sản hóa” cả tôn giáo. Đó là một điều cấm kỵ và hết sức ngược đời. Nhân kỷ niệm 118 năm ngày của Hồ (năm 2008), Nhà xuất bản Thanh Niên cho xuất bản cuốn sách “Hồ Chí Minh- Cứu Tinh Dân Tộc Việt”. Cuốn sách trong trang 253-254 trích cuộc nói chuyện của ông Hồ với giáo dân ở Vạn Phúc – Hà Đông có câu nói của ông ta với bà con giáo dân: “Nếu chúa còn sống đến bây giờ thì chúa cũng làm cộng sản”.
Qua câu phát biểu của Hồ chúng ta thấy được ông ta đánh đồng một cách thô thiển tôn giáo với cộng sản. Đạo Thiên Chúa luôn dạy con chiên ngoan đạo, không giết người, sống có trách nhiệm với gia đình (không ly hôn), có trách nhiệm với bản thân mình (không tự tử)… nhưng chủ nghĩa cộng sản thì sao? Đó là đấu tranh giai cấp tàn bạo, phải giết người… Vậy thì làm sao Chúa có thể làm cộng sản được? Hồ Chí Minh thật sự coi thường và phỉ báng tôn giáo. Ông ta dám đem một đảng phái chính trị có tư tưởng khát máu để so sánh với cả một tôn giáo có truyền thống dạy con người phải biết yêu thương, vị tha? Đó là một sự phỉ báng tôn giáo.
Ngay kể cả với Phật Giáo chính thống thì Đảng cộng sản mà đứng đầu là Hồ cũng phỉ báng và coi thường. Trong sách của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, khoa Tâm Lý Học, trang 46 đoạn nói về Đức, lời Hồ Chí Minh như sau:“Có đức mà không có tài như ông Bụt (Phật), thì không có hại gì cho xã hội, nhưng cũng chẳng có ích lợi gì cho xã hội”. Một sự coi thường Phật giáo đến tệ hại. Một người được cả thế giới tôn kính vì những tư tưởng từ bi, yêu thương như Đức Phật mà họ Hồ dám phỉ báng và coi thường. Rõ ràng, Hồ không coi cả Phật giáo ra gì cả.
Trong phạm vi tâm linh và tôn giáo, luật pháp vẫn dành sư tự do cho những người không tin tưởng Thánh Thần, Đức Phật và Đức Chúa. Đó là Tự Do Tín Ngưỡng và những người không tin như vậy có thể vỗ ngực tự xưng rằng mình là vô thần. Trong những nước tự do dân chủ, những người công dân dù là hữu thần hay vô thần vẫn sống hòa hợp bên nhau. Nhưng người cộng sản vô thần thì không được như vậy. Người cộng sản đứng ở lập trường vô thần của mình, nhìn những người hữu thần như kẻ thù cần phải tiêu diệt.
Chưa hết, họ Hồ đã từng tuyên bố tại đại hội đảng khóa II rằng “Tôn giáo là một thứ thuốc phiện cần phải loại bỏ, chỉ có chủ nghĩa vô sản là liều thuốc giải hữu ích”. Câu nói của Hồ là phỉ báng tôn giáo vì tôn giáo không phải là một thứ thuốc phiện như Hồ nói mà đó hoàn toàn là sự tự do dựa trên quyền tín ngưỡng chính đáng của con người. Vì thế, càng cho thấy họ Hồ là một kẻ gian manh và láo khoét. Càng đọc và hiểu thì chúng ta càng thấy Hồ chính là kẻ thù của dân tộc cũng như tất cả các tôn giáo trên toàn cõi Việt Nam. Cuốn sách “Hồ Chí Minh- Cứu Tinh Dân Tộc Việt” cần phải sửa lại thành“Hồ Chí Minh – kẻ phá hoại đất nước Việt Nam” mới là chính xác !
Đặng Chí Hùng
19/09/2016

0 comments:

Powered By Blogger