Ông Bạc Hy Lai trong phiên xử ngày thứ năm tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/08/2013.
REUTERS/China Central Television (CCTV) via Reuters TV
Ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh, vốn là một trong 25 ủy viên
Bộ Chính trị đầy thế lực, đã gây chia rẽ trong hàng ngũ ban lãnh đạo
đảng Cộng sản Trung Quốc, với các phát biểu tả khuynh mỵ dân. Thế rồi,
một vụ bê bối giết người như là chất xúc tác, đã chấm dứt sự nghiệp
chính trị của nhân vật này.
Thông thường, dưới chế độ độc đảng lãnh đạo tại Trung Quốc, các phiên tòa nhạy cảm được xét xử không công khai, nhanh chóng, đơn giản, bị cáo cúi đầu nhận hết tội. Lần này, điều hiếm thấy là tòa án Trung Quốc lại để cho bị cáo Bạc Hy Lại phát biểu, tự bảo vệ, thậm chí còn chất vấn các nhân chứng.
Mặt khác, Bắc Kinh lại cho công bố đều đặn và tỉ mỉ trên mạng xã hội Vi Bác, những diễn biến, đối đáp trong năm ngày xử ông Bạc Hy Lai tại tòa án.
Theo ông Nicholas Bequelin, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ chức Human Rights Watch, cần phải tạo tính chính đáng cho quyết định của tư pháp đối với ông Bạc Hy Lai và như vậy, điều này rửa được vết nhơ cho Đảng là có một vị lãnh đạo đã từng rất tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Nếu có một vụ xét xử như vậy, một cái gì đó giống với một vụ xét xử thực sự, thì điều này sẽ tạo tính chính đáng cho phán quyết của tòa và có lợi cho Đảng.
Vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood xẩy ra vào thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực, xẩy ra 10 năm một lần, bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là thời kỳ đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn ra rất quyết liệt.
Theo giới phân tích, việc lùi ngày xét xử và cho công bố các diễn biến và nội dung tranh luận tại tòa, cho thấy dường như có tranh cãi trong đảng Cộng sản. Thách thức đối với giới lãnh đạo, đối với đường lối của Đảng là những trường hợp tham nhũng. Một bộ phận dân chúng thường xuyên nghĩ rằng hễ có các quan chức bị cáo buộc tham nhũng, thì có nghĩa là đang có những vấn đề về chính trị và tranh chấp quyền lực.
Tệ nạn tham nhũng trầm trọng thường được gắn với tên tuổi những quan chức cao cấp như ông Bạc Hy Lai và còn nhiều hơn mức 27 triệu nhân dân tệ mà tư pháp cáo buộc cho nhân vật này.
Theo bút lục được công bố, những vấn đề rất nhạy cảm khác như tệ nạn tham nhũng tràn lan hoặc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, không thấy được nêu ra tại phiên tòa. Không rõ là các bút lục đã bị kiểm duyệt hay chính quyền đã thương lượng trước với ông Bạc Hy Lai là không nhắc đến những vấn đề này tại tòa.
Chỉ có một lần duy nhất ông Bạc Hy Lai nói một cách không rõ ràng là ông đã hành động theo yêu cầu của một vị lãnh đạo cấp cao. Câu nói này đã bị xóa trong phần bút lục, nhưng sau đó được đăng lại.
Các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà nước tìm mọi cách bác bỏ những lập luận của ông Bạc. Chuyên gia về luật pháp Trung Quốc, ông Nicholas Howson, đại học Michigan tại Mỹ nhận định là chính quyền tư pháp và chính trị ở cấp trung ương tìm cách chứng tỏ là có một mức độ cởi mở và minh bạch cao trong phiên tòa, nhưng đồng thời, họ vẫn giữ được khả năng kiểm soát mọi việc.
Phiên xử ông Bạc Hy Lai kết thúc hôm nay, có khoảng 600 ngàn người đã theo dõi phiên xử qua mạng xã hội Vi Bác. Có nhiều bình luận khác nhau, có người cho rằng qua vụ này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, đó là một phiên tòa công khai, công bằng. Trong khi đó, không ít người nhận định rằng phiên tòa đã được quyết định từ trước. Ông Bạc Hy Lại có tự bào chữa đến đâu đi chăng nữa thì phán quyết sẽ là tù chung thân. Phiên tòa chỉ là một thủ tục cần phải làm mà thôi.
Thông thường, dưới chế độ độc đảng lãnh đạo tại Trung Quốc, các phiên tòa nhạy cảm được xét xử không công khai, nhanh chóng, đơn giản, bị cáo cúi đầu nhận hết tội. Lần này, điều hiếm thấy là tòa án Trung Quốc lại để cho bị cáo Bạc Hy Lại phát biểu, tự bảo vệ, thậm chí còn chất vấn các nhân chứng.
Mặt khác, Bắc Kinh lại cho công bố đều đặn và tỉ mỉ trên mạng xã hội Vi Bác, những diễn biến, đối đáp trong năm ngày xử ông Bạc Hy Lai tại tòa án.
Theo ông Nicholas Bequelin, chuyên gia nghiên cứu thuộc tổ chức Human Rights Watch, cần phải tạo tính chính đáng cho quyết định của tư pháp đối với ông Bạc Hy Lai và như vậy, điều này rửa được vết nhơ cho Đảng là có một vị lãnh đạo đã từng rất tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Nếu có một vụ xét xử như vậy, một cái gì đó giống với một vụ xét xử thực sự, thì điều này sẽ tạo tính chính đáng cho phán quyết của tòa và có lợi cho Đảng.
Vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood xẩy ra vào thời điểm Trung Quốc đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực, xẩy ra 10 năm một lần, bên trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là thời kỳ đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực giữa các phe phái diễn ra rất quyết liệt.
Theo giới phân tích, việc lùi ngày xét xử và cho công bố các diễn biến và nội dung tranh luận tại tòa, cho thấy dường như có tranh cãi trong đảng Cộng sản. Thách thức đối với giới lãnh đạo, đối với đường lối của Đảng là những trường hợp tham nhũng. Một bộ phận dân chúng thường xuyên nghĩ rằng hễ có các quan chức bị cáo buộc tham nhũng, thì có nghĩa là đang có những vấn đề về chính trị và tranh chấp quyền lực.
Tệ nạn tham nhũng trầm trọng thường được gắn với tên tuổi những quan chức cao cấp như ông Bạc Hy Lai và còn nhiều hơn mức 27 triệu nhân dân tệ mà tư pháp cáo buộc cho nhân vật này.
Theo bút lục được công bố, những vấn đề rất nhạy cảm khác như tệ nạn tham nhũng tràn lan hoặc đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng, không thấy được nêu ra tại phiên tòa. Không rõ là các bút lục đã bị kiểm duyệt hay chính quyền đã thương lượng trước với ông Bạc Hy Lai là không nhắc đến những vấn đề này tại tòa.
Chỉ có một lần duy nhất ông Bạc Hy Lai nói một cách không rõ ràng là ông đã hành động theo yêu cầu của một vị lãnh đạo cấp cao. Câu nói này đã bị xóa trong phần bút lục, nhưng sau đó được đăng lại.
Các phương tiện truyền thông chính thức của Nhà nước tìm mọi cách bác bỏ những lập luận của ông Bạc. Chuyên gia về luật pháp Trung Quốc, ông Nicholas Howson, đại học Michigan tại Mỹ nhận định là chính quyền tư pháp và chính trị ở cấp trung ương tìm cách chứng tỏ là có một mức độ cởi mở và minh bạch cao trong phiên tòa, nhưng đồng thời, họ vẫn giữ được khả năng kiểm soát mọi việc.
Phiên xử ông Bạc Hy Lai kết thúc hôm nay, có khoảng 600 ngàn người đã theo dõi phiên xử qua mạng xã hội Vi Bác. Có nhiều bình luận khác nhau, có người cho rằng qua vụ này, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, đó là một phiên tòa công khai, công bằng. Trong khi đó, không ít người nhận định rằng phiên tòa đã được quyết định từ trước. Ông Bạc Hy Lại có tự bào chữa đến đâu đi chăng nữa thì phán quyết sẽ là tù chung thân. Phiên tòa chỉ là một thủ tục cần phải làm mà thôi.
0 comments:
Post a Comment