Monday, February 5, 2018

Vụ đàn áp Đạo tràng Út Trung: Các chìa khóa logic (Bài 2)

Đảo lộn logic để che giấu âm mưu đàn áp tôn giáo

Người tổng hợp - CT&KLĐT chỉ liệt kê một số sự kiện trong ngày 19/04/2017, bắt đầu từ 6g30 sáng, cho nên đã đẻ ra nhiều câu hỏi về mạch logic của vấn đề. Bình thường mỗi sự kiện đều có một cái mạch logic nội tại, dẫn từ nguyên nhân đến hậu quả bằng một diễn biến hợp lý. Rộng ra, toàn bộ sự việc cũng phải theo một logic nhất định, bắt nó phải diễn ra theo cách này mà không thể theo cách khác được. Đó là cái logic tự nhiên làm cho người ta thấy câu chuyện không có mâu thuẫn. CT&KLĐT thiếu tính thuyết phục vì đã không thể trình bày một cái logic nào đó để có thể vừa buộc tội nạn nhân mà lại vừa che giấu được âm mưu đàn áp tôn giáo.
Chìa khóa logic thứ nhất: Vụ đàn áp tôn giáo kéo dài suốt 9 tháng 

Cần biết biết rằng Đạo tràng Út Trung bị đàn áp liên tục từ khi thành lập vào năm 2005 đến nay và năm nào cũng bị ít nhất một trận đàn áp lớn. Đợt đàn áp năm nay bắt đầu từ ngày 18/04/2017, kéo dài qua ngày 19/04/2017 và vẫn còn tiếp diễn. Những sự kiện xảy trong ngày 19/04/2017 chỉ là cái cớ dùng để buộc tội các tín đồ. 

CT&KLĐT chỉ khoanh vùng một số sự kiện xảy trong ngày 19/04/2017 nên thiếu sót và không cho thấy bức tranh toàn cảnh trải dài nhiều ngày sau đó. Thí dụ CT&KLĐT không cho biết là trong ngày 19/04/2017 đã có ít nhất 47 tín đồ PGHH bị chính quyền đe đọa, sách nhiễu hay hành hung có thương tích, trong đó có 2 người bị đánh ngất xỉu (Cao Văn Hứng, Nguyễn Hoàng Nam), 2 người bị lấy xe máy, 2 người bị cướp chìa khóa xe, là những sự kiện đáng bị xem là quan trọng hơn sự kiện "gây rối trật tự". CT&KLĐT cũng không ghi những sự kiện xảy ra liên tiếp như là vào ngày 03/05/2017, có 2 tín đồ PGHH đã không lấy lại được xe mà còn bị công an xã chặn đánh hội đồng. Hay ngày 15/05/2017, khi có 2 tín đồ khác đến xã dự đám giỗ cũng bị đánh hội đồng đến ngất xỉu. Hay ngày 26/06/2017, khi công an chặn bắt ông Bùi Văn Trung và ông Bùi Văn Thâm ở giữa đường. Trong vụ này cô Bùi Thị Thắm, con gái út ông Trung, bị bóp cổ đến ngất xỉu và phải đưa vào bệnh viện. Hay ngày 27/06/2017 ông Nguyễn Hoàng Nam bị bắt tại nhà ở thành phố Châu Đốc. Hay ngày 24/07/2017, khi bà Lê Thị Hên, vợ ông Trung, nhận quyết định khởi tố và cho tại ngoại. Hay ngày 18/10/2017, khi bà Bùi Thị Bích Tuyền, con ông Trung, nhận quyết định khởi tố và cho tại ngoại. Hay ngày 13/11/2017, khi bà Lê Hồng Hạnh bị bắt giữ tại xe bán bánh mì. Hay trong thời gian qua có ít nhất 16 tín đồ PGHH bị triệu tập hay mời lên làm việc nhiều ngày, gây cản trở sinh hoạt đời sống của họ và tạo ra một không khí khủng bố bao trùm tỉnh An Giang và Đồng Tháp. 

Ông Phan Đức Phước bị 8 kẻ lạ mặt bao vây đánh ngất xỉu khi đến dự đám giỗ ở xã Phước Hưng vào ngày 16/05/2017. Vợ ông phải nằm lên người ông để đỡ đòn. 

Xe cứu thương đến chở ông Phước vào bệnh viện. Ông Phước tỉnh lại trong bệnh viện sau 3 tiếng ngất xỉu. Bên lề là chiếc xe máy màu đỏ của ông Phước.

Vợ chồng ông Phan Đức Phước nằm tại Bệnh viên Châu Đốc (tỉnh An Giang) vào ngày 16/05/2017.

Ông Phước và vợ lên điều trị tại bệnh viện Bưu Điện (thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 17/05/2017.

Xe cứu thương chở bà Bùi Thị Thắm từ bệnh viện về Đạo tràng Út Trung (26/06/2017).

Bà Thắm nằm cáng trong tình trạng không thể nói ra tiếng, tức ngực và khó thở (26/06/2017). 

Những sự kiện này có liên quan chặt chẽ với nhau và nằm trong kế hoạch làm cho những tín đồ PGHH phải sợ hãi, bỏ cuộc sống tâm linh và xa lánh những nơi bị chính quyền cấm đoán. Chính quyền đang làm mọi cách để tách rời chúng ra. CT&KLĐT là những bằng chứng của sự chọn lọc sự kiện. Một bằng chứng khác là công an tìm mọi cách để cản trở một sự liên kết các sự kiện. Đến nay công an không chịu mở cuộc điều tra về những vụ đánh người có thương tích kể trên hoặc những vi phạm của công an. Các nạn nhân đã làm nhiều đơn tố cáo nhưng công an huyện An Phú đã tìm đủ mọi cách để từ chối giải quyết. Công an dùng từ thủ thuật sơ đẳng như không chấp nhận đơn không ghi quốc hiệu đến thủ thuật từ chối xét đơn tố cáo theo luật tố cáo, nghĩa là không truy cứu hành vi vi phạm luật hình sự của nhân viên nhà nước. Các nạn nhân tiếp tục tranh đấu bắt công an phải tuân thủ luật pháp và không dược giả mù sa mưa, bao che cho tội phạm. Công an đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu không giải quyết đơn tố cáo thì sẽ vi phạm luật pháp nhà nước, nguyên tắc pháp quyền. Nếu cho điều tra về những đơn tố cáo này, chính quyền sẽ phải thừa nhận chính quyền là thủ phạm gây ra các sự kiện xảy ra trong ngày 19/04/2017. Mà nếu thừa nhận nguyên nhân này thì toàn bộ CT&KLĐT sẽ xụp đổ và kế hoạch đàn áp tôn giáo sẽ lộ nguyên hình.

Chìa khóa logic thứ hai: Gây rối là phe chính quyền 

Như đã trình bày ở trên, các tín đồ PGHH là những nạn nhân lâu năm của chính sách đàn áp nên tâm lý của họ là chỉ muốn được yên thân chứ họ không muốn gây sự để gặp thêm rắc rối. Từ "gây rối" bao hàm tính chủ động trong khi nạn nhân là người hứng chịu hậu quả nên không thể là người chủ động mà chỉ là người thụ động và phản ứng. Vậy dựa vào đâu mà CT&KLĐT cáo buộc các tín đồ PGHH "ngang nhiên ngăn cản, phản đối, xô đẩy, la hét để khiêu khích, vu cáo lực lượng CSGT, làm mất an ninh trật tự và làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, gây ách tắt giao thông cục lộ trên tuyến Quốc lộ 91C"?

Số tín đồ PGHH tham dự buổi giỗ ở Đạo tràng Út Trung khoảng dưới 40 người, trong đó có trên 10 người thuộc gia đình của ông Trung. Nhóm khách mời gồm các tín đồ đi rải rác thành từng đoàn nhỏ khoảng 3-4 xe gắn máy để bảo vệ cho nhau vì biết sẽ bị chính quyền ngăn chặn. Họ không dại làm bất cứ hành vi nào để chính quyền có cớ mà gây sự với họ, cướp xe, cướp giấy tờ của họ ngoại trừ trường hợp họ bị dồn vào đường cùng và phải tự vệ. 

Các nhóm tín đồ PGHH này không có khả năng gây rối vì xét về tương quan lực lượng thì họ là thiểu số và chỉ có khả năng phản ứng lại hành vi sai trái của chính quyền. Nhóm chính quyền mới thực sự là kẻ gây rối vì đông người hơn (khoảng trên 100 người), gồm phần lớn là người mặc thường phục (từ đây sẽ gọi tắt là "côn đồ"), có hành vi rất ngang ngược, bất kể luật pháp. 

Những côn đồ này được tổ chức đến canh chừng khu vực quanh đạo tràng từ 6g sáng ngày 19/04/2017 chứ không phải như CT&KLĐT nói chúng là "một số người dân xung quanh ở gần đó nghe được liền đến xem". Bọn chúng cũng có một vài người là "người dân xung quanh" được trả tiền đến để hãm hại gia đình ông Trung, còn lại là nhân viên của UBND xã, đoàn thanh niên cộng sản, hội phụ nữ và thành phần bất hảo. Còn những công an xã, huyện, tỉnh cũng chủ động có mặt từ sớm chứ không phải do "tổ tuần tra điện thoại trình báo" hay gọi đến hỗ trợ. Vào ngày 19/04/2017, nhóm côn đồ này tràn ra đường, ngang nhiên ngăn cản xe trái phép, xô đẩy tín đồ PGHH. Bọn chúng khiêu khích tín đồ PGHH bằng những lời xúc phạm tôn giáo, những đòn đánh lén và những hành vi đe dọa tấn công. Nếu có mặt tại các tụ điểm, các tín đồ PGHH vẫn là thiểu số vài người so với đám đông vài chục côn đồ nên KHÔNG thể làm mất an ninh trật tự. Nếu họ có phản đối hành vi ngang ngược của CSGT, có hô đả đảo cộng sản cướp xe và đàn áp tôn giáo thì đó là hậu quả chứ không phải nguyên nhân. Nếu có cho những hành vi này là phạm pháp thì hàng chục viên chức công an và an ninh của xã Phước Hưng và huyện An Phú đã thừa sức xử lý ngay tại chỗ để tránh lây lan và kéo dài. Họ không ra tay vì không muốn để lộ kế hoạch đàn áp tôn giáo trên hình ảnh và video. Trong số những viên chức mặc thường phục này, có nhiều viên chức công an thường ngày theo dõi Đạo tràng Út Trung hôm đó có nhiệm vụ bám sát và khống chế gia đình ông Trung, có một số viên chức công an cao cấp của tỉnh và huyện hôm đó có nhiệm vụ quan sát và chỉ huy nhóm thường phục, và có một số viên chức chính quyền của thị trấn An Phú hôm đó có nhiệm vụ đến hiện trường để bắt người của địa phương mang về. 

Hình: Chính quyền thị trấn An Phú áp lực gia đình bà Đinh Thị Hồng Trang (dấu X) đến hiện trường bắt bà đưa về nhà. Viên chức chính quyền thị trấn An Phú tham gia vào việc khiêng bà lên xe. Côn đồ bao vây hỗ trợ cho hành vi bạo lực này. Cảnh sát giao thông không can thiệp dù bà Trang chống cự lại hành vi cưỡng bức này.

Ba tên mật vụ (mũi tên đỏ) bao vây ông Bùi Văn Trung (dấu X) khi ông đứng xem côn đồ chặn xe một tín đồ (19/04/2917). 


Hình trên: Hai tên mật vụ (áo đen) sừng sộ khiêu khích tín đồ (19/04/2917). 

Hình dưới: Đứng sau tín đồ Cảnh (áo đen bìa phải) là ba tên mật vụ có nhiệm vụ thu hình. Mật vụ Thủ (áo ca rô đen) vừa quay phim vừa chọc tức tín đồ (19/04/2917). Mật vụ Thủ là người nhét giẻ vào miệng và kẹp cổ cô Bùi Thị Thắm đến ngất xỉu khi chặn bắt ông Trung và ông Thâm vào ngày 26/06/2016.

Ngoài ra tại hiện trường còn có khoảng 20 công an và CSGT mặc cảnh phục nhưng không can thiệp khi thấy côn đồ có hành vi phạm pháp. Huỳnh Văn Nhã, phó trưởng công an xã Phước Hưng, mặc cảnh phục tại hiện trường, là một trong những tên lãnh đạo cuộc đàn áp từ chiều ngày 18/04/2017 đến hết ngày 19/04/2017. 

Các tín đồ PGHH đã chỉ dùng lời để bảo vệ mình. CSGT và công an thường lý luận rằng dù công an có làm sai thì lúc đó tín đồ phải chấp hành trước và khiếu nại sau. Lập luận này thực ra chỉ áp dụng được cho một nhà nước thực sự pháp quyền, cho một chính quyền thực sự biết phục thiện. Lập luận này không thể áp dụng cho hành vi đàn áp tôn giáo vì hành vi này tự nó đã vi phạm luật. Lập luận này càng không thể dùng để bao che cho một nhà nước có chủ trương đàn áp tôn giáo bằng mọi phương tiện, kể cả bất chính, khi mà mọi khiếu nại và tố cáo về hành vi phạm pháp của côn đồ tại hiện trường đã bị công an mặc cảnh phục làm ngơ. Trong trường hợp này các tính đồ có quyền bất tuân dân sự và tự vệ chính đáng. Không cho tín đồ PGHH bất tuân dân sự là đồng lõa với cái ác và ngụy biện.

Vì nhóm chính quyền chủ động gây rối cho nên nhóm chính quyền cần phải bị truy tố về hành vi "Gây rối trật tự công cộng". Thí dụ nếu có một tên gây án cướp của và giết người bị người dân hợp lực đuổi theo bắt và làm mất trật tự của khu phố thì chẳng lẽ bắt người dân chịu tội "Gây rối trật tự công cộng"? Nếu chính quyền cố tình bắt phạt người dân tội gây rối thì chính quyền đã bất cần logic và đạo lý.


Hình: Thí dụ về tương quan lực lượng trong một bao vây: 3 tín đồ PGHH (Lê Thị Hồng Hạnh số 1, Bùi Văn Trung số 2 và Nguyễn Hoàng Nam số 3) giữa vòng vây thứ nhứt gồm Cảnh sát Giao thông không mang bảng tên và số hiệu (A), công an xã (B), Nguyễn Thanh Tuấn – trưởng công an xã Phước Hưng (C), Sóc – dân phòng (D), viên chức của UBND xã Phước Hưng (E, J), người chuyên khiêu khích, sách động trong đám đông (I), mật vụ Tuấn (F). Những người bao vây đàng sau thuộc phe chính quyền. (19/04/2917)


Hình: Cảnh sát Giao thông hợp lực với những cánh tay lực lưỡng của 2 tên côn đồ (bìa trái) để kéo, đẩy bà Lê Thị Hồng Hạnh (áo bà ba xanh) khi bà đứng bảo vệ tín đồ Lưu Chí Hải. Ông Bùi Văn Trung (áo bà ba nâu đứng giữa 2 CSGT) ôn hòa và bình tĩnh. (19/04/2917)

Xem tiếp Bài 3: Chìa khóa logic thứ ba và cách điều tra cầu thả

0 comments:

Powered By Blogger