Monday, February 5, 2018

BS Vũ Ngọc Tấn chống LS Lê Đình Hồ


AuthorBs. Trần Văn TíchPosted on: 2018-02-05

Bác sĩ Vũ Ngọc Tấn và Luật sư Lê Đình Hồ đều cùng cư trú tại Bankstown, tiểu bang NSW, Úc châu. Hai vị có nhà ở cách nhau chừng hai trăm mét. Thoạt tiên bác sĩ và luật sư gặp nhau thì có chào hỏi nhưng rồi vì không đồng ý với nhau về đôi ba vấn đề nên bác sĩ không chào hỏi luật sư nữa. Bác sĩ họ Vũ kể lại lý do thứ nhất khiến Ông bất bình đối với Luật sư họ Lê như sau, xin trích nguyên văn :xxxxxxx một hôm tôi gặp Hồ ngoài đường, Hồ nói là mới sang Cam Bốt giúp dân nghèo ở bên đó. Tôi hỏi lại là Cam Bốt cạnh VN - vậy toa có giúp dân nghèo ở VN hay không? Hồ trả lời tỉnh bơ : "Không bao giờ". Tôi ngạc nhiên hỏi lại : Tại sao ? Hồ nói "Không bao giờ gíúp người nghèo ở VN vì giúp như vậy là giúp Việt Cộng để cho nó sống mãi. Nay để cho người ta đói khổ, người ta sẽ vùng lên lật đổ chế độ !" Xin miễn bàn về câu nói của Hồ - nhưng từ đó gặp Hồ ngoài phố, tôi chỉ mỉm cười và không chào hỏi gì h
ết.“
*
Các tổ chức và các cá nhân đấu tranh cho tự do dân chủ đích thực, chân chính, biết suy nghĩ sáng suốt và biết hành động hữu hiệu có thái độ khác với thái độ của Bác sĩ Vũ Ngọc Tấn. Những thành phần này xem tập thể đồng bào hiện còn sống ngắc ngoải dưới gông cùm giặc cộng là một cộng đồng con tin. Vì con tin mà cực chẳng đã phải trợ giúp như đối với anh em cựu thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà đang không nơi nương tựa và đang kéo dài cuộc sống tàn phế vô vọng; nhưng trên nguyên tắc thì không nên, không thể mang tiền về trút vào cái thùng không đáy do ViXi độc quyền và toàn quyền quản lý. Huống chi những kẻ chuyên làm từ thiện là những kẻ tiếp tay kéo dài sự tồn tại của chế độ Việt cộng. Không mong gì những kẻ này sẽ tham gia chống đối đám chóp bu Ba Đình. Những người này phải bắt tay với VC – dù muốn dù không – mới có thể làm từ thiện được; chứ còn chống Việt cộng thì chớ hòng làm từ thiện ở Việt Nam.
.Hai đồng nghiệp của Bác sĩ Vũ Ngọc Tấn, Bác sĩ Nguyễn thị An Nhàn và Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngải, từng về nước giúp đỡ đồng bào. Bác sĩ Nhàn đã tố cáo với dư luận thế giới là công an cộng sản tịch thu tất cả thuốc men do Tổ chức Y tế Quốc tế WHO phân phát đến đồng bào để mang ra bán chợ trời. Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngải bị tống xuất trở lại Hoa Kỳ tháng 02.1999, phải hủy bỏ chương trình huấn luyện chuyên môn cho các bác sĩ tim mạch Việt Nam. Hai vợ chồng bác sĩ Oshiro, người Mỹ gốc Nhật, đã tường thuật tỉ mỉ những khó khăn chồng chất, những rắc rối bất tận đổ lên đầu hai ông bà trong suốt thời gian nhị vị sang Việt Nam với tư cách thiện nguyện để huấn luyện nhân viên y tế và săn sóc sức khoẻ dân chúng một vùng miền Trung qua hồi ký Vĩnh biệt Việt Nam (Farewell to Vietnam) đăng trên tập san King County Medical Societyvà thay vì ở Việt Nam mười hai tháng như dự định, họ đã phải rời quê hương chúng ta chỉ sau ba tháng. Cũng năm 1999, Linh mục Chân Tín lên tiếng báo động về việc nhà nước độc quyền công tác xã hội, được báo chí quốc ngoại phổ biến rộng rãi. Trong khi tra khảo bác sĩ Nguyễn Xuân Ngải, một sĩ quan công an ViXi đã tuyên bố : “An ninh quốc gia là trên hết, việc anh về đây cứu được hai ba chục mạng người không đáng kể, chúng tôi cũng không cần!“
Thuở sinh thời, Ông Nguyễn Chí Thiện đã kể rằng vật phẩm cứu trợ từ quốc ngoại chuyển về chỉ đến tay đồng bào chừng lối vài phần trăm, còn thì vào túi bọn cán bộ hết. Mới đây mạng lưới internet loan tin rộng rãi vụ Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long gây tai tiếng ồn ào khi lem nhem sử dụng hàng mấy chục tỷ đồng Việt cộng do tiền quyên góp của đồng bào từ hải ngoại gửi về.
*
Thương nhớ quê hương, trợ giúp đồng hương là tìnhkêu gọi phong toả cấm vận đối với chính nơi chôn nhau cắt rốn là . Những người Cuba tỵ nạn cộng sản sống lưu vong ở Hoa Kỳ thành lập Mặt trận Quốc gia Mỹ-Cuba (CANF,Cuban American National Front) dưới quyền lãnh đạo của Jorge Mas Canosa, được Francisco Hernández thay thế sau khi Canosa từ trần. Tháng 07.1998, cơ quan lập pháp Hoa Kỳ thảo luận về biện pháp phong toả kinh tế đối với các quốc gia thù nghịch. Chịu sức ép của giới sản xuất nông phẩm, Thượng nghị sĩ Dân chủ Christopher Dodd đệ trình quốc hội một dự thảo luật theo đó trong trường hợp Hoa Kỳ phong toả kinh tế một quốc gia thù nghịch thì thực phẩm và dược phẩm phải được xem là ngoại lệ, nghĩa là không bị biện pháp phong toả chi phối. Dự luật được quốc hội thông qua nhưng vì CANF tranh đấu mạnh mẽ nên cuối cùng dự luật chỉ được biểu quyết chấp thuận với một điều khoản bổ sung : Cuba không được hưởng chế độ nới lỏng phong toả thực phẩm và dược phẩm1. Phải chăng người Cuba tỵ nạn cộng sản không biết thương đồng bào họ như Bác sĩ Vũ Ngọc Tấn?
Khi chính quyền Nam Phi còn trong tay những người da trắng kỳ thị chủng tộc, Nelson Mandela đã đến diễn đàn Liên Hiệp Quốc để đích thân kêu gọi tổ chức quốc tế này phong toả kinh tế chính quê hương ông. Phải chăng Nelson Mandela không biết thương đồng bào ông như Bác sĩ Vũ Ngọc Tấn? 
Trong thế chiến thứ hai có chừng ba chục ngàn trí thức Pháp vì chống đối chế độ Vichy nên sống lưu vong ở Hoa Kỳ, chủ yếu ở New York và vùng bờ bể phía Đông. Họ thành lập École Libre des Hautes Études (Trường Cao đẳng Tự do) với hơn chín mươi giáo sư mà các công trình biên khảo được đăng tải đều đặn trên tạp chí Renaissance (Tái sinh)xuất bản năm 1943. Họ xây dụng nên một mạng lưới báo chí ủng hộ Đồng minh và nước Pháp tự do mà nổi tiếng nhất là tờ Pour la Victoire (Vì Chiến thắng). Họ dùng đài BBC để gửi tiếng nói tự do về quê hương.Họ còn thực hiện cả phim ảnh : năm 1943, Jean Renoir đạo diễn phim Salute to France (Chào nước Pháp). Tích cực hơn, họ tạo điều kiện cho trí thức tham gia kháng chiến : Saint-Exupéry và Alain Bosquet là những phần tử đại biểu. Tuyệt nhiên không hề thấy đá động đến chuyện cứu trợ hay giúp đỡ người Pháp tại quốc gia hình lục giác!
Sau ngày nước Đức thống nhất, Văn bút Quốc tế đã tỏ ra rất ân hận vì trong quá khứ đã viện trợ cho Văn bút Đông Đức với kỳ vọng gây được một làn sóng đối kháng, phản tỉnh nhưng trong thực tế, các phương tiện tài chánh kinh tế chỉ tạo thêm sức “sáng tạo“ cho đám bồi bút văn nô.
Xin nói thêm : Ông Bùi Tín, trong sách Gà cùng một mẹ..., Thiện Chí xuất bản, Kassel, CHLB Đức, 1998, các tr. 99-100 và tr. 104, cũng chủ trương giúp đỡ trong nước và về thăm quê hương.
*
Từ thế đứng của người không chấp nhận độc tài đảng trị, mang căn cước của người đấu tranh cho tự do dân chủ, người Việt hải ngoại tỵ nạn cộng sản không thể vong thân đổ tiền đổ của vào túi bạc của chế độ Việt cộng. Đổ tiền đổ của vào cái túi đó để cho kẻ thù phung phí xa xỉ xây bệnh viện riêng cho cán bộ chóp bu ở trung ương và ở các tỉnh, để cho chúng huênh hoang tàn nhẫn tổ chức ăn mừng năm mươi năm thảm sát Mậu Thân.
Không về thăm quê hương chừng nào quê hương còn quằn quại dưới gót giày chà đạp nhân phẩm, không tiếp tay cung cấp tài chánh kinh tế chừng nào giặc cộng còn lộng hành; đó là vấn đề nguyên tắc. Trên nguyên tắc và theo nguyên tắc, người ta không làm bất cứ điều gì trực tiếp hay gián tiếp mang lại lợi ích cho đối tượng mà người ta chống đối.
05.02.2018
Bs. Trần Văn Tích


0 comments:

Powered By Blogger