Wednesday, November 8, 2017

Chính sách siết cổ mạng Internet: cha sao con vậy...

Người Quan Sát (Danlambao) - Luật an ninh mạng của Tàu cộng có hiệu lực vào ngày 1 tháng 6 năm 2017. Đây là kết quả của chủ trương có từ năm 2010: "trong lãnh thổ Trung Quốc, Internet là chủ quyền của Trung Quốc" và luật mới này xem như đã biến hệ thống điện toán toàn cầu sử dụng tại Tàu trở thành hệ thống điện toán toàn... Tàu.

Chỉ 5 ngày sau, ngày 6-6-2017 Bộ Công an CSVN cho ra lò ngay Tờ trình Dự án Luật An ninh mạng để theo đúng bài bản của quan thầy Bắc Kinh.

Trong Dự thảo Luật An ninh mạng lần 4 của công an, nổi bật là Khoản 4, Điều 34 - Bảo đảm an ninh thông tin mạng: Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Điều 34 này của Việt cộng là sao bản Điều 37 của Tàu cộng: Thông tin cá nhân và dữ liệu quan trọng thu thập và tạo ra bởi các nhà khai thác cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng ở Trung Quốc phải được lưu trữ trong nước...

Luật an ninh mạng của Tàu cộng - Điều 39 cũng cho phép "Các cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra tại chỗ các rủi ro bảo mật cơ sở hạ tầng thông tin..." Điều khoản này quy định nhà nước có toàn quyền thanh tra hoạt động mạng của mọi công ty và từ đó tiếp cận với dữ kiện được lưu trữ tại chỗ của các máy chủ. Khi được yêu cầu, các công ty phải hợp tác với cơ quan điều tra tội phạm hoặc điều tra an ninh để các cơ quan này truy cập vào dữ liệu và có những "hỗ trợ kỹ thuật".

Do đó, nếu áp dụng điều này tại Việt Nam thì mọi dữ kiện của người dân được lưu trữ trong Google, Facebook, Viber, Skype... đều nằm trong tay hệ thống cai trị.

Một điều khác mà công an CSVN cũng sẽ bắt chước đó là Điều 46 của luật an ninh mạng Tàu: Cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm đối với việc (những người khác) sử dụng mạng lưới của họ.

Có nghĩa là khi cần, nhà cầm quyền có thể suy diễn và quy kết một bài viết / clip / status trên một trang FB, blog cá nhân, YouTube là mang tính hoạt động chống đối nhà nước và do đó FB hoặc Google hay YouTube phải có trách nhiệm pháp lý trong việc loại trừ trang cá nhân đó (thay vì chỉ yêu cầu / khiếu nại các công ty này phải gỡ bài như hiện nay).

Bổ xung cho Điều 46 là Điều 76. Luật an ninh mạng của Tàu cộng định nghĩa "cá nhân, tổ chức" bao gồm chủ nhân, quản trị của hệ thống mạng lẫn mọi thành phần cung cấp dịch vụ Internet cho người dùng. Với định nghĩa này, một đại lý nhỏ hay một chủ trang FB, Blog phải chịu búa liềm của đảng nếu một bạn đọc nào đó post một status, comment không vừa ý đảng và đảng muốn dùng đó làm lý cớ để "có biện pháp" với người chủ trang.

Mục tiêu của tất cả những biện pháp kiểm soát mạng xã hội được diễn giải ở Điều 31 của luật Tàu cộng - Hoạt động an ninh cho cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng. Không thể khác, dự thảo luật của Việt cộng cũng có ngay Điều 9 - Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Tất cả đều mang danh nghĩa bảo vệ an ninh quốc gia để xiết cổ Internet và kiểm soát người sử dụng hệ thống điện toán toàn cầu.

Nếu bạn muốn biết "hình thù" sau cùng của Đạo luật An ninh mạng của Việt cộng thì hãy vào đây để xem đạo luật của Tàu cộng:


Bảo đảm rồi chúng sẽ không khác gì nhau lắm.

Vì cha sao thì con sẽ phải vậy. 

Và Internet / Tự do thông tin là kẻ thù của mọi chế độ độc tài.

08.11.2017

0 comments:

Powered By Blogger