Friday, November 17, 2017

Tăng Tuyết Minh, người vợ vô thừa nhận

Đỗ Hồng (Danlambao) - Hồ Chí Minh, ngoài việc chẳng có tư tưởng gì ghê gớm, nếu không muốn nói chỉ toàn là vay mượn, cóp nhặt, cuộc đời ông ta là một chuỗi dài gian trá.

Một trong những gian trá đó là việc ông ta kết hôn với một phụ nữ Tàu tên là Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueming) trong khi bọn cộng sản đàn em lại nói dối rằng HCM hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên không có vợ.

Tăng Tuyết Minh là ai?

Bà này sinh ra vào tháng 10-1905 tại Quảng Châu trong một gia đình Công Giáo có 10 người con, trong đó có 7 người con gái, mà bà là con gái út. 

Vì là con gái của một nàng hầu họ Lương (Liang) nên sau khi cha bà, một thương gia người Quảng Đông, qua đời vào năm 1915, bà đã bị đuổi ra khỏi nhà. Bà được giúp đỡ tận tình bởi vợ của Lâm Đức Thụ, người cộng sản VN. Bà được đi học nghề mụ đỡ đẻ và tốt nghiệp vào năm 1925.

Kết hợp rồi ly tan

HCM đến Quảng Châu vào tháng 11-1924, giả dạng là một người Tàu dưới tên là Lý Thụy và làm việc với danh nghĩa một thông dịch viên. Năm 1925, HCM được Lâm Đức Thụ giới thiệu với Tăng Tuyết Minh. HCM đã tặng cho bà này một chiếc nhẫn đính hôn hồng ngọc (ruby). Khi bị các đồng chí của ông ta phản đối, HCM nói với họ rằng ông sẽ kết hôn bất chấp sự phản đối của họ bởi vì ông ta cần bà Tăng Tuyết Minh dạy ông ta ngôn ngữ.

Hai người kết hôn vào ngày 18/10/1926. Một trong hai người làm chứng hôn phối là bà Đặng Dĩnh Siêu (Deng yingchao) vợ của Thủ Tướng tương lai Chu Ân Lai. Lúc ấy bà Tăng Tuyết Minh 21 tuổi và HCM 36 tuổi. Đám cưới diễn ra tại cũng tòa nhà mà Chu Ân Lai cưới bà Đặng Dĩnh Siêu trước đó. Hai người sống chung tại nhà của ông Mikhail Markovich Borodin, một nhà cách mạng Nga mà HCM làm thông dịch. Đến cuối năm 1926, bà Tăng Tuyết Minh mang thai nhưng lại phá thai ngay sau đó theo lời mẹ khuyên vì bà này lo ngại là HCM sẽ bị buộc rời khỏi Trung Hoa.

Tháng 4-1927 xảy ra cuộc đảo chính chống cộng sản tại Quảng Châu và những thành phố khác. HCM phải chạy trốn sang Hồng Kông vào ngày 5 tháng 5. Sau đó, HCM phải trốn sang nhiều nước khác và cuối cùng đến Bangkok vào tháng 7-1928. 

Đến tháng 8 năm đó, thư HCM gửi cho bà Tăng Tuyết Minh bị chặn giữ bởi cơ quan an ninh Sûreté.

Mặc dù không thích chính trị, bà Tăng Tuyết Minh được ghi trong hồ sơ là thành viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Hoa từ tháng 7-1927 tới tháng 6-1929. 

Tháng 5-1930, HCM gửi thư yêu cầu bà sang gặp ông tại Thượng Hải, nhưng người xếp của bà này giấu bức thư nên bà không hay biết gì. 

Vào ngày 6/6/1931, HCM bị cảnh sát Anh bắt giữ tại Hồng Kông. Lần cuối cùng, bà gặp gỡ HCM tại phiên tòa sơ thẩm xử ông ta vào ngày 10/7/1931.

Tìm nhau như thể tìm chim

Tháng 5-1950, bà Tăng Tuyết Minh xem thấy ảnh của HCM trên một tờ báo và biết rằng ông ta là chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau đó, bà bèn gửi một tin nhắn tới đại sứ VN tại Bắc Kinh. Lời nhắn này không được trả lời. Bà thử lại một lần nữa vào năm 1954, nhưng cũng không được hồi âm.

Về phía HCM, ông ta yêu cầu Tòa Lãnh Sự VN ở Quảng Châu tìm giùm bà Tăng Tuyết Minh, nhưng không có kết quả.

Bà về hưu năm 1977, và mất vào ngày 14/11/1991, thọ 86 tuổi.

Sự thật và dối trá

Câu chuyện HCM có vợ Tàu được ghi lại lần đầu tiên trên một quyển sách của ông Huang Zheng xuất bản vào năm 1987. Vào năm 1990, tác giả người Pháp Daniel Hémery tìm được bức thư của HCM gửi bà Tăng Tuyết Minh.

Tháng 5-1991, tổng biên tập Vũ Kim Hạnh của báo Tuổi Trẻ bị cách chức vì đã cho đăng câu chuyện hôn nhân của HCM.

Chu Đức Tính, giám đốc Viện Bảo Tàng HCM, trong cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, cho biết ông ta và đồng nghiệp đã nhiều tranh luận với ông Huang Zheng về cuộc hôn nhân của bà Tăng Tuyết Minh với họ Hồ. Ông này gọi đó là tin đồn trên mạng và kết luận rằng đó là câu chuyện giả tưởng với nhiều dữ kiện chứng minh đó không phải là sự thật.

Để kết luận, xin mượn câu nói của triết gia Đức Friedrich Nietzsche: “Tôi không bất mãn vì bạn nói dối với tôi, những từ nay trở đi tôi bất mãn vì tôi không thể tin bạn được” (I'm not upset that you lied to me, I'm upset that from now on I can't believe you). 

Tài liệu:

- Huang Zheng, Ho Chi Minh and China (1987)
- Daniel Hémery , Ho Chi Minh: De l'Indochine au Vietnam (1990)
- Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày


0 comments:

Powered By Blogger