Thursday, February 4, 2016

Tác giả cuốn sách “Hổ rình mồi” cảnh báo có thể Trung Quốc sẽ mở đường cho một cuộc chiến tranh

Tác giả: Peter NavarroDịch giả: Tra Văn Kinhngày : 2016.01.29



Quân đội Trung Quốc phô diễn khí tài quân sự trong cuộc duyệt binh tại quảng trường Thiên An Môn ngày 3 tháng 9 năm 2015. (Greg Baker/AFP/Getty Images)

Đối với hầu hết các quốc gia tại Châu Âu, chiến tranh dường như trở nên rất vô lý khi loài người đã bước vào giai đoạn của thế kỷ thứ 20. Các quốc gia này đang ở trong kỷ nguyên vừa chớm nở của sự toàn cầu hóa, và Châu Âu thì kiểm soát gần 2/3 thương mại toàn cầu. Họ đã không nhìn thấy một cuộc chiến trải khắp toàn châu lục này trong gần 100 năm, kể từ thời Napoleon.
Tuy nhiên, một trong những câu chuyện khôi hài nhất mà chúng ta thấy trong lịch sử đó là mọi thứ dường như rất rõ ràng khi ta nhìn lại quá khứ. Đằng sau quá trình công nghiệp hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một ngành công nghiệp toàn cầu, thì cơ cấu chuyển động của thể chế chính trị và sự cạnh tranh vẫn quay đều như chúng vẫn luôn diễn ra.
Mặc dù xét trên thực tế, Vương quốc Anh và Đức đã từng là đối tác thương mại hàng đầu thế giới vào thời điểm đó, nhưng trước sự ngạc nhiên của rất nhiều người, Chiến tranh Thế giới thứ nhất – một trong những cuộc chiến tranh tồi tệ nhất mà thế giới đã từng chứng kiến – đã nổ ra vào ngày 28 tháng 7 năm 1914.
Tác giả và nhà làm phim Peter Navarro lo ngại rằng một lần nữa thế giới có thể sẽ đối diện với hướng đi này – một lần nữa sẽ xảy ra trong một kỷ nguyên mới của sự toàn cầu hóa, và thêm một lần nữa diễn ra giữa 2 đối tác thương mại lớn nhất thế giới.
Trong cuốn sách mới của mình mang tên “Hổ rình mồi” (Crouching Tiger), cùng với một loạt bộ phim tài liệu đi kèm, ông Navarro cố gắng trả lời câu hỏi “liệu rằng sẽ có một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?”.
Bìa quyển sách
Bìa quyển sách “Crouching Tiger”, một quyển sách mới của nhà làm phim Peter Navarro. Quyển sách này đặt ra câu hỏi “liệu sẽ có một cuộc chiến với Trung Quốc?”. (Peter Navarro)

“Đó là một bí ẩn mà chúng ta đang cố gắng vén màn bí mật”, ông Navarro đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Nhưng lý do mà chúng ta đang cố gắng vén màn bí mật này chính là việc mà chúng ta có thể nảy ra ít nhất một câu trả lời khả quan nhằm giảm tránh sự xung đột”.
Ông nói: “Phải, họ là đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta”. Nhưng ông nói thêm rằng chúng ta không thể nào nghĩ rằng việc hợp tác thương mại sẽ bảo vệ chúng ta tránh khỏi sự xung đột. “Đó là triết lý chính xác mà đã từng đưa đẩy chúng ta vào Chiến tranh Thế giới thứ nhất”.
Một tương lai bất định
Rất nhiều khả năng nguy hiểm có thể gây nên một cuộc xung đột nghiêm trọng với Trung Quốc đã được Navarro nêu rõ chi tiết trong cuốn sách của ông.
Với việc gia tăng sự kiểm soát tại các vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây ra các cuộc xung đột với các quốc gia trong đó có Nhật Bản, Việt Nam và Philippines. Giờ đây, nước này đang đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh với Đài Loan, vì tổng thống Đài Loan vừa mới đắc cử là người phản đối ảnh hưởng của Trung Quốc. Và mối quan hệ của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên thì đang ngày càng xấu đi một cách nhanh chóng.
Bà Bonnie Glaser – Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết trong tập tài liệu mà bà thường gọi Trung Quốc mắc “hội chứng tự kỷ nước lớn” vì nó “có vẻ như vẫn không nhận thức được rằng hành động của nó đang làm cho các nước còn lại trong khu vực thực sự quan ngại”.
Riêng đối với Mỹ, thì những vấn đề với Trung Quốc cũng đang trở nên quá tải khiến cho các nhà hoạch định chính sách không thể chấp nhận – cho dù có hay không việc nhà cầm quyền Trung Quốc đánh cắp hồ sơ tài liệu của nhiều công ty Mỹ bằng những hình thức tấn công không gian mạng, hay việc nắm quyền kiểm soát các vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông, hoặc sử dụng các phương pháp bất chính nhằm vực dậy nền kinh tế của nó.
“Tôi không muốn làm cho mọi người kinh động bằng cách nói rằng chúng ta sẽ có một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, nhưng chúng ta cần phải có những cách nhìn có tính đa chiều khi mà họ đang rục rịch giải quyết bằng vũ lực, “Stefan Halper – Trưởng Ban Chủ Nhiệm ngành Hoa Kỳ Học chuyên ngành Chính trị thuộc Đại học Cambridge, đã cho biết trong loạt phim tài liệu cũng mang tên “Hổ rình mồi” (Crouching Tiger).
Cả thế giới thì đang rối bời vì chưa biết giải quyết những vấn đề này bằng cách nào. Nhưng ông Navarro hy vọng rằng thông qua cách trình bày về những ví dụ rất điển hình của lịch sử và bằng cách miêu tả rất chi tiết một bức tranh toàn diện về mặt quân sự hóa của nhà cầm quyền Trung Quốc, thì ông có thể giúp cho mọi người nhìn rõ hơn về những gì đang được lồng trong một chủ đề phức tạp.
“Tôi hy vọng rằng trong thời gian ngắn hạn, cuốn sách này sẽ là cẩm nang dành cho các ứng cử viên tranh chức Tổng Thống, sao cho một vấn đề kiểu như vậy sẽ phát triển thành 1, 2 hoặc 3 vấn đề nổi bật trong chiến dịch tranh cử Tổng Thống”, ông Navarro nói.
Trong sách “Crouching Tiger”, Navarro đưa đọc giả đi vào một cuộc điều tra – ông trình bày chúng bằng cách đặt ra những câu hỏi, sau đó làm cho họ thấy rõ những sự kiện khiến cho họ có thể rút ra những kết luận của riêng mình.
Ông cũng đã dành thời gian để phỏng vấn hơn 30 chuyên gia hàng đầu về các vấn đề quân sự của Trung Quốc, và đã đúc kết những bài phân tích của họ sao cho người đọc dễ tiếp thu hơn
Chỉ trong vòng 300 trang, ông Navarro đã vẽ ra một bức tranh gần như hoàn chỉnh về mặt quân sự hóa của Trung Quốc cùng với những tham vọng sâu xa hơn, đằng sau sự phát triển của nó. Ông đã trình bày theo xu hướng giải trí, và theo những cách thức đơn giản hơn nhiều. Mặt khác, chỉ mất vài năm để thu thập và nắm bắt thông tin, cũng như vẽ ra được một bức tranh toàn diện về mặt quân sự hóa của Trung Quốc, một điều mà hiện tại chỉ có một số ít các chuyên gia mới nắm bắt được.
“Những gì tôi đang cố gắng làm là thể hiện ra những mắt xích giữa tất cả những sự việc này, và cách thức mà tất cả chúng hiện đang liên quan với nhau”, ông nói và lưu ý rằng “bạn không thể nào xử lý [tất cả] những thứ đó mà không dựa trên nền tảng gắn kết đang có giữa chúng”.
Không hẳn chỉ là việc hợp tác kinh doanh
Bạn có thể rất quen thuộc với công việc của Navarro. Ông là tác giả của cuốn sách “Chết dưới tay Trung Quốc” (Death by China), và cũng là đạo diễn của một bộ phim cùng tên. Cả 2 tác phẩm này đều phân tích những thực tiễn kinh doanh thương mại không sòng phẳng của Trung Quốc, cũng như các hậu quả của chúng gây ra đối với Hoa Kỳ.
Ông Navarro cho biết rằng thông qua những thủ đoạn bao gồm thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ và bỏ qua các hiệp định liên quan đến thương mại tự do, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa gần 50.000 nhà máy của Mỹ và đưa nhiều người Mỹ vào tình trạng thất nghiệp. Nhưng liên quan đến những vấn đề về kinh tế, ông Navarro lưu ý, nên nhìn nhận rằng chúng luôn có mối liên quan đến những tham vọng về mặt quân sự của Trung Quốc.

Peter Navarro, author of  

(Peter Navarro)

“Nhằm giúp cho quốc gia này có thể bảo vệ được chính mình, và để giúp đỡ được các đồng minh của nó, chính quyền Trung Quốc cần phải có được một nền kinh tế mạnh mẽ để tạo ra được nguồn thu thuế mà nó cần, và để xây dựng lực lượng quân đội mà nó cần, cũng như thiết lập được một nền tảng sản xuất cho các nhà máy đóng tàu để thực sự xây dựng nên được các hệ thống trên”, ông Navarro cho biết.
“Cuộc chiến tranh kinh tế mà Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ đã dẫn đến một khả năng, đó là làm suy giảm những gì mà chúng ta cần để xây dựng lực lượng quân đội”, ông nói.
Ông nói thêm: “Đồng thời, chúng ta đang dần suy yếu, ngược lại nền kinh tế Trung Quốc đã và đang được tăng cường, và họ đang đổ dòng tiền này vào lực lượng quân đội của họ”.
Bản chất của các loại vũ khí mà chính quyền Trung Quốc đang xây dựng cũng được quan tâm một cách đặc biệt, kể từ khi Navarro ghi chú trong cuốn sách của ông, rất nhiều các loại vũ khí được thiết kế đặc biệt để chống lại sức mạnh của quân đội Mỹ. Trong số này phải kể đến việc xây dựng các tên lửa đạn đạo chống hạm, cũng như sự phát triển của các loại vũ khí chống vệ tinh.
Navarro cho rằng việc phòng thủ không nên được xem xét dựa vào khía cạnh sức mạnh quân sự, và ông ghi nhận rằng đối với các lĩnh vực khác thì cũng cần phải đưa ra một giải pháp mở rộng liên quan đến nhiều vấn đề chiến lược với Trung Quốc.
Ông nói: “Quân đội Mỹ không nên có mặt ở Châu Á chỉ để làm động tác đơn giản là để bảo vệ các đồng minh hoặc tiến hành một cuộc thập tự chinh liên quan đến giá trị đạo đức”. Và lưu ý thêm rằng chiến lược xoay trục về phía Châu Á đã làm gia tăng sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực này. “Điều này [nên có mặt ở Châu Á] là nhằm đảm bảo lợi ích về mặt kinh tế của chúng ta”.
Mặt khác, nếu Hoa Kỳ định tránh xa khỏi khu vực Châu Á – như nhiều chuyên gia nhận định rằng chính quyền Trung Quốc đang gia tăng sức ảnh hưởng của nó vào việc này – thì ông cho rằng có nhiều khả năng Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ trang bị cho mình vũ khí hạt nhân, và khu vực này sẽ rơi vào tình trạng bất ổn.
“Bạn phải nhanh chóng đi đến kết luận rằng, chúng ta cần phải có mặt ở đó vì những lý do về mặt kinh tế và chiến lược quân sự”, ông nói.
“Có những quốc gia được gọi là cường quốc không hề mạnh mẽ chỉ vì mặt quân sự của họ – mà cái chính là họ mạnh về nền kinh tế, về hệ thống giáo dục, về khả năng đáp ứng sự đổi mới, cũng như khả năng về mặt cung cấp các giải pháp để giải quyết những sự bế tắc trong hệ thống chính trị của họ”, ông nói.
Và để trả lời cho tất cả những vấn đề này, chính là một câu hỏi “đơn giản nhưng rất sâu sắc” của ông John Mearsheimer – Giáo sư tại Đại học Chicago đã phát biểu trong bộ phim tài liệu này.
Có thể nào Trung Quốc sẽ trỗi dậy trong hòa bình?”, ông Mearsheimer hỏi. “Câu trả lời của tôi là ‘Không’”.

0 comments:

Powered By Blogger