Wednesday, February 17, 2016

Suy Ngẫm : 3 hạng người


3 hạng người tìm Đạo:
>> Người không hiểu đạo thì sống trong đời.
>> Người muốn hiểu đạo thì vào sống trong
>> chùa, thiền viện, hay nơi hẻo lánh.
>> Người đã hiểu đạo thì lại trở ra mà sống
>> với đời.
>>
>> 3 hạng người làm việc Thiện
>> Người chưa hiểu đạo thì làm ít việc thiện.
>> Người đã hiểu đạo thì làm nhiều việc thiện.
>> Người thật sự thấm đạo thì làm gì cũng là thiện.
>>
>> 3 hạng người khi nóng giận
>> Hạng người thứ nhất viết chữ trên đá
>> Hạng người thứ hai viết chữ trên đất.
>> Hạng người thứ ba viết chữ trên nước.
>> 
>> Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại vườn
>> Nai, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo,
>> có ba hạng người này xuất hiện ở đời.
>> Thế nào là ba? Hạng người như chữ viết
>> trên đá, hạng người như chữ viết trên
>> đất, hạng người như chữ viết trên nước.
>> 
>> Thế nào là hạng người như chữ viết trên
>> đá? Này các Tỷ kheo, có người luôn luôn
>> phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp
>> tục lâu dài. Ví như chữ viết trên đá không
>> bị gió hay nước tẩy xóa nhanh chóng,
>> được tồn tại lâu dài.
>> 
>> Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng
>> người như chữ viết trên đất? Ở đây, này
>> các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn
>> nộ và phẫn nộ của người này không có
>> tiếp tục lâu dài. Ví như chữ được viết
>> trên đất bị gió hay nước tẩy xoá mau
>> chóng, không tồn tại lâu dài.
>> 
>> Thế nào là hạng người như chữ viết
>> trên nước? Này các Tỷ kheo, có người
>> dẫu bị nói một cách kịch liệt, bị nói một
>> cách ác độc, bị nói một cách thô lỗ, tuy
>> vậy, vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện
>> và hoan hỷ. Ví như chữ viết trên nước
>> được mau chóng biết, không tồn tại
>> lâu dài.
>> (Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Kusinàra, phần Chữ viết trênđá-trên đất-trên nước)

>> THƯỚC ĐO NGƯỜI TU
>> Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa,
>> ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công
>> quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi
>> tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng
>> minh là người này tu khá, tu đúng và đưa
>> đến giải thoát hay không?
>>
>> Cũng có những người tu chỉ thích đến
>> chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa
>> to, tượng lớn. Có người thích nhiều chùa,
>> đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều
>> bằng cấp thế gian. Có người thích nổi
>> tiếng, v.v... Những cái đó có phải là tu
>> không?
>> 
>> Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu
>> và căn bản để nhận xét một người tu
>> đúng hay không?
>> 
>> 1. Còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc
>> dục hay không?
>> 
>> 2. Còn dễ nổi sân hay không? Khi gặp
>> chuyện trái ý thì có giận dữ, bực tức hay
>> không?
>> 
>> 3. Còn kiêu căng ngã mạn hay không?
>> Còn thích khoe khoang, điều khiển kẻ 
>> khác không? Còn thích được khen ngợi,
>> được tâng bốc hay không?
>> 
>> 4. Còn chấp vào Đạo của tôi, thầy tôi
>> hay pháp môn của tôi là hay hơn hết?
>> Còn có cái tâm hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè
>> phái, chỉ trích vu khống, chụp mũ
>> người khác không?
>>
>> Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30,
>> 40 năm, ngồi thiền nhập định 6, 7
>> tháng, tu đủ loại pháp mônThiền,
>> Tịnh, Mật, tụng làu làu đủ loại kinh
>> chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng
>> trăm cuốn sách, người này vẫn
>> chưa tu đúng theo đạo Phật!
>> 
>> Ngoài ra, một người tu còn cần phải
>> có ít nhất những đức tính sau đây:
>> 1. Biết làm phước, bố thí:
>> Có những người học (đọc) nhiều kinh
>> sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay,
>> nhưng không biết làm phước, bố thí,
>> mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám
>> chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.
>> 
>> 2. Nói lời ái ngữ:
>> Có người theo học đạo lâu năm mà
>> không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả 
>> láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa
>> đặt, phỉ báng kẻ khác.
>> 
>> 3. Từ, Bi, Hỷ, Xả:
>> Thiếu 4 đức tính này thì không phải là
>> kẻ tu hành!
>> 
>> 4. Khiêm cung và lễ độ:
>> Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết
>> cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các
>> bậc trưởng thượng. Hãy nhìn vào các
>> phiên họp Đạo, các giao tế cộng đồng thì 
>> thấy rõ nhất.
>> 
>> Nếu chưa có những đức tính này thì
>> cũng gọi là chưa biết tu hoặc tu chưa
>> đủ để sửa đổi tâm tánh.
>> Hãy tự xét lại, nhìn lại mình xem, mình
>> đạt đến đâu để dừng lại sửa ngay sơ
>> sót, kẽo uổng phí một kiếp người may
>> mắn có Đạo.

>> TÀI LIỆU SƯU TẦM do MINH LÂM chuyển. - HỒ XƯA trình bày.
>>
Điều quan trọng hơn hết là :
Có thấy "TA" hiện hữu không !!!
C.Đ
_(())_ _(())_ _(())_
(Nguồn: E-mail - sưu tầm)

0 comments:

Powered By Blogger