Hôm 24/11, Nguyễn Mai Trung Tuấn sinh ngày 31/03/2000 bị Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tuyên án 4 năm 6 tháng tù đồng thời yêu cầu bồi thường cho bị hại là công an Nguyễn Văn Thủy 42 triệu 600 ngàn đồng.
Vụ án sơ thẩm kết thúc, mọi người ngỡ ngàng với phán quyết có mức án nặng cho một đứa trẻ mới 15 tuổi. Sự việc này dấy lên quan ngại sâu sắc cho hệ thống bảo vệ pháp luật Việt Nam dành cho trẻ em dưới tuổi thành niên.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em là 1 công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em
Điểm chính của công ước quốc tế về quyền trẻ em nói rõ "Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng 1 cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em".
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho Nguyễn Mai Trung Tuấn trong vụ án sơ thẩm cho biết: "Tuấn là người chưa thành niên, đáng lý ra chỉ chịu mức án một nửa người đã thành niên thôi. Nhưng sau khi áp dụng tất cả các tình tiết, điều luật thì viện đề nghị là 4 năm 6 tháng tù đến 5 năm. Và bản án của tòa tuyên là 4 năm 6 tháng. Đây là mức án quá cao".
"Tôi hy vọng là ít ra nó cũng bằng những người trong các vụ án trước, cao nhất chỉ có ba năm rưỡi thôi. Trường hợp của Tuấn lại đến bốn năm rưỡi là quá cao với người chưa thành niên." Trăn trở của Luật sư Miếng rất đáng quan tâm bởi lẽ trong cách hành xử của tòa án đã có phân biệt kỳ thị nguồn gốc của em, thậm chí là trù dập em.
Trong một diễn biến mới đây Luật sư Miếng đã cho thấy hai kết quả giám định hoàn toàn trái ngược nhau. Bệnh viện Chợ Rẫy chứng nhận thương tích: Phỏng hóa chất khoảng 10% độ II AB (4% độ II B), cho nghỉ bệnh 7 ngày. Pháp Y Long An giám định: Tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây ra là 35%. Trong phiên sơ thẩm dựa theo kết quả của Pháp y Long An giám định, em định lãnh 4 năm 6 tháng tù.
Nguyễn Mai Trung Tuấn, là con cả của ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương. Trước đó hai vợ chồng ông Can và bà Hương đã bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ trong vụ án xảy ra cùng ngày với vụ Trung Tuấn đang bị truy tố.
Các quốc gia ký vào công ước quốc tế phải đảm bảo ít nhất 10 quyền cơ bản. Với trường hợp của Tuấn, 15 tuổi, ít nhất Tuấn bị tước đoạt 7 trong số mười quyền đó.
Sự phân biệt và thù hằn trong bản án dành cho một đứa trẻ ta thấy rõ qua 4 năm 6 tháng tù dành cho em. Trong tù đày, rất khó để có được sự đảm bảo về y tế. Và tất nhiên em không được quyền học hành, vui chơi giải trí. Chính vì tước đoạt quyền biểu đạt ý kiến đã biến em thành tội phạm.
Trong trường hợp gia đình em bị cưỡng chế đất đai một cách bất công dẫn đến em có hành động phản kháng. Đáng ra em có quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại.
Tuấn có quyền có 1 gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có 1 chỗ trú ngụ an toàn. Tuy nhiên chính sách cưỡng chế đất đai bất công của nhà cầm quyền đã khu trừ tất cả các quyền đó của một đứa trẻ như em.
Trong gia cảnh của Tuấn, không chỉ riêng em, một đứa trẻ vị thành niên là nạn nhân mà còn cả em Tuấn là Thảo Ly, 14 tuổi cũng là nạn nhân. Giờ đây em không có một gia đình đúng nghĩa, hệ lụy là em cũng không được hưởng các quyền cơ bản khác của trẻ em.
Thử hỏi, những đứa trẻ đang hình thành nhân cách mà do tác động của thể chế và xã hội đem đến sẽ hằn sâu trong tâm trí các em những hình ảnh gì trong bối cảnh xã hội hiện tại và biến tư tưởng các em sẽ nhìn về tương lai như thế nào đây?
Trong thực tế điều này có nghĩa rằng trẻ em có quyền được sống trong 1 môi trường an toàn mà không bị phân biệt đối xử. Trẻ em có quyền tiếp cận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các quyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ.
Trên văn bản chính trị, các thể chế cầm quyền có những ngôn từ sắc sảo và chặt chẽ để đóng khung và ký kết các bản luật. Nếu chỉ ký kết mà không thực hiện thì quả là vô liêm sỉ, điều đó như thể tay trái làm mà tay phải thì phá, thường người đời hay ví von "khác gì tự ngửa mặt lên trời mà nhổ nước miếng".
Nguyễn Mai Trung Tuấn sẽ là điển hình cho quyền trẻ em tại Việt Nam đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng?
0 comments:
Post a Comment