Phỏng vấn Thượng nghị sĩ Roilo Golez, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines
Google Map |
Lời tòa soạn Nhật Báo Văn Hóa: Vừa
sau ngày Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển tại trường Đại học Ateneo
Law University Makati, Manila, Văn Hóa có cuộc phỏng vấn ông Roilo Golez
cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines. Mời quý bạn đọc theo dõi.
Lý Kiến Trúc: Chào ông Cố vấn An ninh Roilo Golez, ông có vui lòng trả lời ít câu hỏi của chúng tôi với tư cách cá nhân được không?
Roloi Golez: Tôi sẵn sàng.
Lý Kiến Trúc: Ông có thể cho biết quan điểm về mối quan hệ giữa Việt Nam và Philippines trong bối cảnh Biển Đông hiện nay như thế nào?
Roloi Golez:
Quan điểm của tôi thấy rằng Việt Nam đã cố gắng tìm cách cưỡng lại
Trung Quốc đặc biệt có hai trường hợp một là vụ giàn khoan HD-981 Việt
Nam đã rất khôn khéo cưỡng lại và cuối cùng Trung Quốc đã phải rút ra.
Điểm thứ hai là Việt Nam mới đây đã ủng hộ ít nhiều cái vụ kiện của
Philippines, điều đó cho thấy rằng Việt Nam tìm cách cưỡng lại cái lấn
lướt của Trung Quốc.
Lý Kiến Trúc: Thực tế hiện nay ông có biết Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã chiếm giữ được bao nhiêu đảo ở vùng biển đang tranh chấp?
Roloi Golez: Tôi rõ chính xác lắm, nhưng cảm tưởng của tôi biết Việt Nam giữ nhiều đảo hơn Philippines và giữ một cách vững vàng hơn.
Lý Kiến Trúc:
Qua một số thông tin mới cho rằng Philippines và Trung Quốc đang có các
thỏa hiệp mới chuẩn bị hợp tác với nhau về chuyện "gác tranh chấp -
cùng khai thác", ông nghĩ thế nào?
Roloi Golez:
Chưa có chuyện gì xẩy ra cả, nhưng cá nhân tôi chống lại chuyện đó, hợp
tác với Trung Quốc không có theo luật lệ gì cả, nó khác hẳn với sự hợp
tác ví dụ như đối với Chevron, Shell ... có chuyện gì thì có thể kiện
với nhau được, hoặc có thể đưa lên Quốc hội, chứ còn chơi với ông Trung
Quốc, ví dụ như đang chơi với nhau giữa đường ông ấy bỏ cuộc thì cuối
cùng kiện ai?
Lý Kiến Trúc:
Mỹ và Phi đã ký với nhau Hiệp ước an ninh phòng thủ năm 1951, nhưng
trong cuộc tranh chấp biển đảo hiện nay, Mỹ tuyên bố không đứng về phe
nào trong các cuộc tranh chấp. Vì sao vậy?
Roloi Golez:
Mỹ họ chỉ muốn đứng trung lập, khi nào họ dính dấp tới chủ quyền các
đảo mới có vấn đề, vấn đề là hiện nay Trung Quốc cứ xây cất cải biến các
đảo mới thì nó ảnh hưởng đến an ninh không những của Mỹ mà còn liên
quan đến cả Nhật, Úc, Ấn, v, v.. thành ra Mỹ đứng trung lập.
Lý Kiến Trúc:
Trong các danh xưng mà hiện nay nhiều người đang gọi vùng biển tranh
chấp này như là: biển Đông, biển Đông Nam Á, biển Nam Trung Quốc, biển
Việt Nam - Trung Quốc, biển Tây Philippines ... Theo ông danh xưng nào
hợp lý và có sự đồng thuận chung nào nhất về danh xưng này?
Roloi Golez:
Vấn đề này sẽ mất khá nhiều thời gian, đó là chuyện không có thể đổi
ngay được, hơn nữa cái tên "South China Sea" nó đã có từ thời xa xưa,
nhưng thực sự những cái tên đó nó không có nghĩa gì về mặt chủ quyền của
nước đó cả, ví dụ như vịnh Ba Tư (Persique) không có nghĩa là thuộc về
Ba Tư, biển Arabian đâu có thuộc về Ả Rập, vịnh Mexico đâu có thuộc về
Mễ Tây Cơ, biển Indian Ocean đâu có thuộc về Ấn Độ, v,v..; như vậy gọi
là "South China Sea" đâu có nghĩa là vùng biển này thuộc về Trung Quốc!
Nhưng ông Trung Quốc luôn luôn tìm cách xập xí xập ngầu trong cái chuyện
đó thôi ... Vấn đề này cứ gọi như cũ thì cũng không có vấn đề gì cả...
Thực ra tôi không chống đối vấn đề này, nhưng mà làm sao trong cái quá
trình nào đó, một cái tiến trình nào đó, nó có thể tiến tới việc đó
được, đó là cả một vấn đề. Riêng cá nhân tôi không có chống đối việc đề
nghị đổi tên.
Lý Kiến Trúc: Rắc rối nào lớn nhất trong tiến trình tiến tới Bộ Quy tắc Ứng xử cụ thể (COC)?
Roloi Golez:
Trở ngại lớn nhất chính là Trung Quốc. Trung Quốc chỉ muốn họp "song
phương", chỉ muốn chơi tay đôi, nhưng khi chơi tay đôi rồi thì họ lại
bảo bây giờ chưa tới lúc, có lẽ để hoãn sang năm, cuối cùng thì họ bảo
cái chuyện đó đâu có gì quan trọng, bây giờ nói chuyện làm ăn buôn bán
đi, chuyện đó tính sau.
Lý Kiến Trúc: Xin cám ơn ông Cố vấn.
++++++++++++++++++++++++++++
Phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một thành viên trong ban tổ chức Hội nghị Quốc tế Manila
Lời tòa soạn: Hôm nay là ngày 28 tháng 3 năm 2015, tại City Garden Hotel, Makati - Manila - Philippines, báo Văn Hóa có cuộc phỏng vấn Gs Nguyễn Ngọc Bích
sau khi kết thúc ngày "Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển", tổ chức
tại hội trường Đại học Law Ateneo University, Makati Manila hôm 27 tháng
3, 2015.
(Phải) Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích; (Trái) Cựu cố vấn An ninh Quốc gia Phi Roilo Golez. Ảnh LKT
Lý Kiến Trúc:
Xin Giáo sư có thể cho biết một cách tổng quát - tổng kết về ngày Hội
nghị Quốc tế về tranh chấp Biển và kết quả cuối cùng diễn ra như thế
nào?
Gs Nguyễn Ngọc Bích:
Hội nghị Quốc tế về Biển Đông họp ở Manila - Phi Luật Tân do các tổ
chức Xã hội Dân sự Việt Nam và Phi Luật Tân cộng tác với nhau để tổ
chức, nó có một số kết quả khá đặc biệt: đây là lần đầu tiên mà các tổ
chức Xã hội Dân sự hai nước đứng đầu ngọn sóng trước sự xâm lấn của
Trung cộng, đã ngồi lại với nhau để bàn về vấn đề rất quan trọng về an
ninh quốc phòng trong vùng.
Điểm
thứ hai, ngoài phần các chuyên gia phi Luật Tân đưa ra những quan điểm
của họ và cập nhật hóa những tin tức ví dụ như vụ kiện Trung cộng của
Phi Luật Tân do Tiến sĩ Batongbacal trình bày, ví dụ như cựu Thượng nghị
sĩ Cố vân An ninh Quốc gia Roilo Golez đã trình bày một cái nhìn rất
bao quát về sự đe dọa của Trung cộng đối với Biển Đông đặc biệt đối với
Phi Luật Tân và Việt Nam.
Bên
cạnh đó, phía Việt Nam chúng ta cũng nói được lên quan điểm của người
Việt theo cái nghĩa rộng nhất , như trường hợp của tôi, tôi nói về quan
điểm của cả Việt Nam Cộng Hòa trước kia, và đối với tình hình hiện tại
về cái lúng túng của chính quyền trong nước vì một vài sự liên hệ quá
chặt chẽ đối với Trung cộng.
Thế
nhưng ngược lại, tất cả những điều nêu ra để chỉ đưa đến một vài kết
luận để làm sao có một giải pháp hòa bình vì không ai muốn có chiến
tranh trong vùng.
Lý Kiến Trúc: Kết quả cuối cùng của Hội nghị có bản "Thông cáo", bản Thông cáo đó như thế nào?
Gs Nguyễn Ngọc Bích
: Kết quả cuối cùng có một bản Thông cáo chung của cả đôi bên, nhắc đến
đến cái sự kiện là ngoài các chuyên gia Phi Luật Tân và Việt Nam thì
còn có một dàn chuyên gia quốc tế thượng thặng, những người như ông Carl
Thayer; Phó Đề đốc Ota Fumio Nhật Bản; bà Tiến sĩ Sophie Boisseau du
Rocher Pháp quốc nói về quan điểm của Liên hiệp Âu châu; của ông
Francois Bonnet là một chuyên gia Pháp làm việc ở Bangkok nói về sự giả
dối trong các bằng chứng của Trung cộng ... thành ra, quan điểm của Việt
- Phi rất được quốc tế ủng hộ mạnh mẽ , lấy tỉ dụ như khi chúng tôi đề
nghị đổi tên của "Biển Đông" thành "Biển Đông Nam Á" là để cho Quốc tế
dễ chấp nhận hơn và các nước Đông Nam Á cũng dễ chấp nhận , ngay cả ông
Carl Thayer cũng đứng lên nói ngay là ông ủng hộ đề nghị đó. Đó là một
trong 5 đề nghị trong bản Thông cáo chung.
Lý Kiến Trúc: Những ai ký tên vào bản Thông cáo chung?
Gs Nguyễn Ngọc Bích:
Những người ký tên vào bản Thông cáo chung về phía Phi Luật Tân có ông
Roilo Golez và bà Celia Lamkin; về phía Việt Nam có tôi ký gọi là thay
mặt cho ông Lâm Đăng Châu của bên Họp mặt Dân chủ và anh Trịnh Hội đại
diện cho VOICE.
Lý Kiến Trúc: Thế còn vai trò của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt?
Gs Nguyễn Ngọc Bích: Ông Đoàn Viết Hoạt vẫn là người trong ban tổ chức rất là năng nổ.
Lý Kiến Trúc: Xin cám ơn Giáo sư./
0 comments:
Post a Comment