Vào ngày 4 tháng Sáu, 1989, tôi chạy trốn qua các đường phố Bắc
Kinh khi các viên chức chính quyền đè bẹp phong trào sinh viên mà chúng
tôi đã tổ chức rất say mê ở Quảng trường Thiên An Môn. Chẳng bao lâu có
tin đồn rằng nỗ lực nghiêm túc của chúng tôi nhằm đối thoại ôn hòa với
các nhà lãnh đạo nước mình đã hoàn toàn thất bại, dù nhiều người nói
khác đi. Trong suốt 10 tháng trời, tôi trốn tránh ở Trung Quốc, trốn
chạy để khỏi bị sát hại dưới tay những kẻ đáng lẽ ra bảo vệ chúng tôi.
Chẳng bao lâu sau cuộc thảm sát, những sinh viên thoát được sự trấn áp
tàn bạo ấy chứng kiến cùng với cả thế giới cảnh Bức tường Berlin sụp đổ
tan tành. Chúng tôi biết rằng đây là cơn chấn động đầu tiên theo sau
công cuộc mưu cầu tự do của chúng tôi. Mặc dù bao ước mơ và hy vọng của
chúng tôi đã bị xe tăng và binh lính nghiền nát, nhưng phong trào đã
không chết ở Thiên An Môn. Không thể nào tiêu diệt hoàn toàn phong trào
tuổi trẻ được khích lệ bởi thương yêu và khát vọng tự do.
Năm 2011 được định hình bởi các phong trào xã hội mà đầu máy và lò lửa
cháy không ngừng của các phong trào chính là tuổi trẻ từ khắp nơi trên
thế giới. Từ Tunisia và Ai Cập đến thành phố New York và Los Angeles,
tuổi trẻ dùng Internet và đường phố để kêu gọi thay đổi.
Thế còn sức mạnh thay đổi rất ngoạn mục của tuổi trẻ thì sao? Điều gì
thôi thúc sinh viên đấu tranh cho công lý giữa hoàn cảnh tưởng chừng như
bất khả thi? Chúng tôi trải qua đủ thất vọng với chính quyền mình để
đứng lên đòi hỏi phải đổi mới. Là tổng tư lệnh của các cuộc biểu tình
của sinh viên năm 1989, tôi còn trẻ và ham học hỏi, và muốn đối thoại
với các nhà lãnh đạo nước mình. Mong muốn này tưởng chừng như đâu phải
là một yêu cầu bất khả thi. Chúng tôi có thể yêu cầu thay đổi vì chúng
tôi không trải qua đủ thất vọng trong đời để rồi thấy mình vô cảm, hoài
nghi, và yếu đuối trước bao cảnh bất công. Khi lãnh đạo hay gia nhập
phong trào tuổi trẻ, thiếu sự từng trải có thể là một điều tuyệt vời.
Tuổi trẻ yêu tự do. Tuổi trẻ sẽ còn bảo vệ tự do chừng nào trái đất vẫn
còn tiếp tục quay. Say mê và nhiệt huyết trong trái tim cháy bỏng của
một thủ lãnh sinh viên khác với những người lớn tuổi hơn và "học thức"
hơn. Phong trào chúng tôi sẵn sàng chết, nhưng không may cái chết lại
xảy ra quá sớm đối với nhiều sinh viên vào năm 1989.
Cơ hội cho sinh viên vận dụng kỹ thuật mới, mạng xã hội, và sức mạnh
chung ngày nay khác xa với bất kỳ những gì thế giới đã từng chứng kiến.
Qua Internet và mạng xã hội, và bất chấp cả Vạn lý Tường lửa, sinh viên
ngày ngày nay hiểu rõ hơn thế nào là tự do và những gì các xã hội bị áp
bức hay bị bóp nghẹt của họ thiếu. Sẽ đến lúc khi sinh viên không còn
muốn chịu đựng bất công nữa, và lúc ấy chúng ta sẽ có thể chứng kiến
cách mạng kiểu mới.
Sài Linh là thủ lãnh sinh viên trong phong trào Thiên An Môn 1989 và đã hai lần được đề cử giải thưởng Nobel Hòa bình.
Nguồn:
Tạp chí Havard International Review, số mùa Thu 2012, trang 33
Bản tiếng Việt:
0 comments:
Post a Comment