Wednesday, November 5, 2014

“Huynh đệ chi binh- thấy ngon thì rinh”

Bộ trưởng bộ Quốc phòng, tướng “đầu tôm” Phùng Quang Thanh

Quân, dân cả nước lấy làm tiếc, nếu như chiều ngày 4/11 tại Hội Trường Quốc Hội Bộ trưởng bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, trước các Đại Biểu, ông tướng đứng đầu quân đội này ôn tồn nhã nhặn ngỏ ý cho biết trong 8 tòa cao ốc chung cư Airport Tower view (1000 căn hộ cao cấp) liền kề sân golf Tân Sơn Nhất nằm trên đất quốc phòng (công thổ quốc gia) cách đường băng sân bay vài trăm mét do các công ty xí nghiệp quân đội xây dựng sẽ ưu tiên dành ra 138 căn hộ (chưa tới 15%) hiến tặng cho vợ con thân nhân gia đình các liệt sĩ đã hy sinh trong 2 trận hải chiến khẳng định chủ quyền quốc gia (Gạc Ma 64 chiến sĩ- Hoàng Sa 74 chiến sĩ) mà không phân biệt bên này hay bên kia, việc đền ơn đáp nghĩa này là cần thiết dù hơi muộn, thì có lẽ nhiều người kể cả các anh em trong quân đội sẽ nghĩ rằng ông tướng này thắm tình “huynh đệ chi binh” ăn ở có hậu…

Nhưng hoàn toàn không– Tại nghị trường Quốc Hội ông tướng “đầu tôm” này không phải trả lời cho bất cứ ĐB/QH nào đặt câu hỏi mà chỉ một mình một chợ độc diễn biện minh giải trình theo ý mình lý do vì sao Bộ quốc phòng có sân golf trong các sân bay Tân Sơn Nhất và Gia Lâm.

(Các dự án sân golf này đều do các doanh nghiệp quân đội bộ quốc phòng độc quyền làm chủ đầu tư và xây dựng, đã gặp phải nhiều ý kiến đặt vấn đề từ dư luận trong nước).

Theo ông tướng trình bày: "Đất ở đây là đất “lưu không” loại “khung sườn” (thuật ngữ mới chưa có trong từ điển) tức là đất không dùng gì vào việc xây dựng hạ tầng ở bên dưới, đất lưu không nếu mà anh không làm thì hàng năm cũng phải chi vào số tiền khá lớn để cắt cỏ, rồi côn trùng làm tổ rất nhiều, chim cò rất nhiều, nếu bay lên mà không quản lý tốt thì nó còn đe dọa, uy hiếm an toàn bay, nó chui vào động cơ thì có khi làm cháy máy bay (ghê quá, mới riêng ông phát hiện) - ông nói, Làm sân golf thì nó có tác dụng là có chỗ hoạt động thể thao, thu hút du lịch, tạo chỗ hoạt động lành mạnh. Tức là cũng thu được ngân sách và tạo việc làm. Khi nào nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho quốc phòng, an ninh cần phải thu hồi thì thu hồi không có đền bù. Đây là điều đã được ghi trong hợp đồng rồi. Đầu tư ở đây vẫn là các doanh nghiệp quân đội. Cho nên đầu tư sân golf ở đây là chỉ tận dụng đất thôi" – ông tướng khẳng định.

Đúng là như vậy, nếu chỉ duy nhất trồng cỏ cho mục đích chơi golf không thôi thì chẳng có gì để ông phải ra trước QH giải thích bàn cãi, điều đáng nói là ông Phùng Quang Thanh dấu tiệt, không hề đề cập vì sao ông biết và theo lời ông khẳng định: "Đất ở đây là đất lưu không loại đất khung sườn tức là đất không được dùng vào việc xây dựng hạ tầng” Nhưng ngoài việc trồng cỏ làm sân golf thì hàng loạt công trình nhà hàng khách sạn xây dựng kiên cố gọi là “dịch vụ” đi kèm sân golf trên đất sân bay Gia Lâm Hà Nội và nhất là tại Sân bay Tân Sơn Nhất…

Với 54 biệt thự- 1 khách sạn 5 sao cho thuê- Riêng cụm 8 blok nhà 12 tầng hàng ngàn căn hộ cao cấp đang mời chào công khai qua hợp đồng “mua đứt bán đoạn” như sau (trên mạng truyền thông):

Bán căn hộ Airport Tower view sân golf 36 lỗ, sân bay Tân Sơn Nhất 

Căn hộ Airport Tower view - Nằm trong khu sân bay Tân Sơn Nhất, sân Golf 36 lỗ và toàn cảnh sân bay 

Diện tích từ 59m2 -> 69.9m2 thiết kế 2PN, 1PK, bếp và toilet...

Giá bán: 12.6 tr/m2 -> 14.5 tr/m2, giá bán chỉ từ 750 tr/căn

Số lượng thương mại chỉ 40%, diện tích nhỏ phù hợp nhu cầu của mọi gia đình, giá bán tốt nhất khu vực

Quy mô dự án:

Chủ đầu tư: bộ Quốc Phòng .

Tổng diện tích đất: 8122m2

Mật độ xây dựng: 40%, còn lại tiện ích và công viên cây xanh

Số tầng căn hộ : 10 tầng

Số tầng hầm: 2 hầm thông nhau, nhà trẻ, trung tâm thương mại…

Những cái ngôi sao lấp lánh trên cầu vai tự nó không làm cho ông tướng này bớt đi sự “nói láo” như lường gạt với toàn dân, toàn quân… thì là “Khi nào nhà nước có nhu cầu sử dụng đất cho quốc phòng, an ninh cần phải thu hồi thì thu hồi không có đền bù”. Nghe rất “bùi tai”, nếu ngộ nhận– Bởi dĩ nhiên sẽ là dễ dàng với sân cỏ đất trống dùng chơi golf... Nhưng biệt thự, khách sạn và nhất là 8 blok nhà với hàng ngàn căn hộ cắm sâu trên đất bán làm tài sản cho cá nhân thì không đơn giản chút nào. 

Như một tay ảo thuật gia lưu manh bịp bợm ông Phùng Quang Thanh viện dẫn cái hợp đồng chỉ có giá trị với nội dung sân cỏ đánh golf mang ra lòe công luận bịp Quốc Hội che giấu hàng loạt công trình biệt thự khách sạn chung cư cao tầng xây dựng kinh doanh bất hợp pháp trên đất “công thổ quốc gia”. 

Cũng cần trích dẫn nhắc lại, theo:

LS Trần Vũ Hải: Nguyên tắc, đất dự trữ quốc phòng nhằm duy nhất chỉ phục vụ cho quốc phòng và công trình quốc gia, trong thời gian chưa sử dụng có thể tận dụng nhưng chỉ HĐ cho thuê ngắn hạn từng năm một– lấy đất quốc phòng liền kề SB/TSN xây dựng kiên cố biệt thự và chung cư cao tầng rồi rao bán là điều chưa từng thấy, trong trường hợp này diện tích đất quá lớn và nhạy cảm như sân golf TSN thì không thể nào ký giấy chuyển mục đích đất quốc phòng sang đất dân dụng cá nhân mà không thông qua Quốc Hội được?

KTS Nguyễn Ngọc Dũng hội KTS- TP/HCM: Tôi rất ngạc nhiên khi một công trình nằm sát đường băng cất và hạ cánh của SB/TSN lại được cấp phép xây dựng các tòa nhà cao đến 50m!? Trong khi dọc đường Quang Trung cách đó 1-2km thì công trình dân dụng chỉ được xây cao tối đa 10m!?. Nếu trong sân bay chỉ trồng duy nhất cỏ để đánh golf thì không có gì để nói, việc đáng nói là hiện nay, các chướng ngại vật của sân bay TSN đều nằm cách tâm sân bay từ 3 - 10 km (như thờ Đức Bà Quận 1 cao 46m cách gần 5km, trong khi khu dịch vụ sân golf với các tòa nhà cao 50m nói trên lại nằm cách đường băng có vài trăm mét, cụ thể là chưa đầy 1 km.

Liên quan việc xây dựng sân golf Tân Sơn Nhất ĐBQH /TPHCM Đại biểu Võ Thị Dung cho rằng, dự án “làm mất lòng tin” của người dân khi Chính phủ lập luận là không thể mở rộng Tân Sơn Nhất. Bỏ qua lý giải về việc khu đất hơn 160ha trong khuôn viên sân bay này đang được dùng làm sân golf khó chuyển sang làm đường băng được vì nó có hình tam giác, vị đại biểu lý luận, các chuyên gia hàng không mà đoàn ĐBQH/ TPHCM đã tiếp xúc đều khẳng định có thể làm được. Nữ đại biểu này đề nghị “gác” lại câu chuyện sân bay Long Thành, đến 2030 mới tính tiếp.(*)


0 comments:

Powered By Blogger