Wednesday, November 19, 2014

Chúng em nghèo lắm ai ơi!

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Bộ trưởng Bộ Nội vụ - người đội sổ thứ 3 trong danh sách tín nhiệm của đảng dành cho nhau đã "tâm tư" với Quốc hội rằng: "Lương công chức đang thấp, bộ trưởng cũng chỉ 14,4 triệu đồng/tháng, nên đời sống khó khăn". Nghe mà thương! Giờ mới... hé lộ ra ông Nguyễn Thái Bình bộ trưởng cũng đang ở trong tình trạng đời sống khó khăn cùng với một... đống bộ trưởng khác.

Bộ trưởng như vậy thì nói chi đến... phó bộ trưởng, thứ trưởng... mỗi tháng có 14,4 triệu, 675 đô... sống sao nỗi! Tiền đâu để tậu biệt thự, siêu xe, cho các quý tử, công nương đi du học các trường đại học cộng đồng ở Mỹ... Kẹt à nghe! Kiểu này các bộ trưởng và điển hình là ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ phải chuyển ngành, chuyển ngạch - tết này phải mang "quà" chúc tết đến nhà Bộ trưởng côn an Trần Đại Quang xin đồng chí Quang (cũng là người đời sống đang khó khăn) cho làm côn an đứng đường, kiếm nhiều tiền hơn. 

Tuy nhiên, dù lương thấp, đời nghèo, phải chạy đầu chạy đuôi với các dự án để xây dựng... nhà ta bằng trăm bằng ngàn năm ngoái, với những mặt bằng cần giải phóng đến hốc hác mặt mày nhưng các bộ trưởng, cán bộ của đảng vẫn hoàn thành xuất sắc vai trò đầy tớ ngồi trên đầu nhân dân. Theo lời ông Bộ trưởng lương 675 đô một tháng: 

"Công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 34,33%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 58,08%, hoàn thành nhưng còn hạn chế năng lực 4,94%, không hoàn thành 0,46%. Viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 34,49%, hoàn thành tốt 50,14%, hoàn thành 8,06%, không hoàn thành 0,24%". 23 bộ ngành, địa phương báo cáo không có công chức nào đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. 7 bộ ngành, địa phương báo cáo không có viên chức nào không hoàn thành..." (*)

Đúng là những đầy tớ số một của nhân dân. Đời sống quá nghèo những vẫn một lòng một dạ lo cho 90 triệu ông chủ nhân dân.

Và cũng đúng là nhiệm vụ kiếm tiền nào cũng hoàn thành, khó khăn nghèo khó nào cũng vượt qua, kẻ thù nhân dân nào cũng đánh thắng! Bình chuột đảng ta muôn năm. 



___________________________________

(*) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/207692/luong-bo-truong-14-trieu-dong.html
Thêm:
Chúng em nghèo, lương 600 đô một tháng không đủ sống nhưng mà... tại sao:

“Mọc” hơn 300 cấp "hàm": “Truy” trách nhiệm người đứng đầu?

“Cái gì không nằm trong luật, cá nhân nào làm sai thì phải xử lý, không thì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm. Không thể để “quýt ăn, rồi cam chịu”. 

Bên hành lang Quốc hội chiều 18/11, ĐBQH Nguyễn Thị Khá, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đoàn ĐB tỉnh Trà Vinh, chia sẻ với Infonet xoay quanh chuyện tự “mọc” hơn 300 hàm cấp vụ trưởng, trưởng phòng dù luật không quy định chức danh này

ĐBQH Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh):
Khi đã phân cấp mạnh mẽ rồi thì phải
tuân thủ và quy trách nhiệm rõ ràng.
Không thể để “quýt ăn, rồi cam chịu” 
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình vừa hoàn thành phần chất vấn và trả lời chất vấn của mình. Đại biểu có hài lòng về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nhất là về chuyện tiền lương, chuyện lạm phát “cấp phó” hiện nay? 

So với lần trả lời chất vấn ở kỳ họp trước thì kỳ này Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có sự chuẩn bị tốt hơn, có kinh nghiệm hơn. Cụ thể, là khi trả lời vào vấn đề nào thì Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đã dẫn chứng thêm số liệu để chứng minh cho kết quả, việc làm của mình, kể cả chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra. 

Dù chất lượng văn bản báo cáo này chưa thể đánh giá hết, nhưng với những chuyển biến bước đầu, tôi kỳ vọng kỳ họp tới sẽ có sự đánh giá chất lượng bộ máy tốt hơn, cụ thể hơn. 

Nhưng cũng có ý kiến ĐB cho rằng, còn nhiều vấn đề mà trong phần chất vấn của mình Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình chưa trả lời thỏa đáng. Đơn cử việc “mọc” ra hơn 300 cấp “hàm” vụ trưởng, vụ phó trong khi luật không quy định chức danh này? 

Về tồn tại này thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đã giải thích trong phần trả lời chất vấn của mình. Đúng là vẫn còn có cơ chế chưa rõ ràng. Ví dụ, Bộ trưởng đề nghị quy định cứng, chứ không thì còn đi xin. Bộ trưởng cũng có cái khó của mình, vì chỉ giữ vai trò tham mưu chứ không thể quyết định. Có những vấn đề thuộc cấp cao hơn, nhưng cũng có vấn đề thuộc cấp tỉnh, địa phương. Khi đã phân cấp mạnh mẽ rồi thì phải tuân thủ và quy trách nhiệm rõ ràng. Không thể để “quýt ăn, rồi cam chịu”. Ví dụ, Chính phủ chỉ có thể quản lý cấp thứ trưởng thôi, còn cấp trưởng phòng, vụ trưởng thì bộ chủ quản quản lý. Bộ chủ quản làm sai thì phải bị xử lý. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, khi luật chưa quy định chức danh “hàm” thì cần tổ chức nhiều hội nghị “Diên Hồng” để nghiên cứu. Theo bà, tổ chức những hội nghị kiểu này sẽ đem lại kết quả? 

Tôi cho rằng nếu Bộ trưởng có ý kiến và Quốc hội cũng lên tiếng thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ phải vào cuộc thôi. Hiện chức danh này không nằm trong luật nào hết, nhưng nó đang tồn tại nhiều trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Bộ Nội vụ làm tham mưu cho Chính phủ, Bộ Chính trị để có chỉ đạo chung. Cái gì không nằm trong luật, cá nhân nào làm sai thì phải xử lý không thì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm. 

Như bà nói chức danh này đang “nằm” nhiều trong các cơ quan quản lý, vậy liệu bà có chất vấn Thủ tướng về nội dung này tại phiên chất vấn vào ngày mai? 

Tôi cũng nghĩ hỏi trực tiếp Thủ tướng thì cũng được, nhưng chức danh này không chỉ tồn tại ở cơ quan Chính phủ, mà ngay cả ở cơ quan Quốc hội, Đảng cũng có. Chức danh này chưa quy định trong luật, nhưng áp dụng để tính các chế độ, quyền lợi để đáp ứng phần nào khó khăn hay gỡ khó... thì cũng cần làm rõ. Nếu rà soát thì phải thực hiện tổng thể trong phạm vi cả nước, ở tất cả các cấp, ngành, ở cả cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thì mới có hiệu lực. Nếu cơ quan hành pháp rà soát mà cơ quan lập pháp, tư pháp không làm sẽ dẫn tới sự so sánh, so bì không đáng có. 

Tới giờ này ĐBQH vẫn chưa nhận được văn bản báo cáo của Chính phủ gửi tới “khoanh vùng” những nội dung có thể chất vấn Thủ tướng, xem ngày mai Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn những lĩnh vực nào. Nếu gửi sớm thì ĐB sẽ có thời gian nghiên cứu và đặt vấn đề chất vấn vào đúng trọng tâm, trọng điểm, không lạc đề. 

*

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, dù không có quy định cấp “hàm” trong luật, nhưng hiện vẫn có 329 công chức, viên chức mang chức danh hàm từ cấp phòng trở lên. Cụ thể, hàm Vụ trưởng 96 người, hàm Phó Vụ trưởng 150 người, hàm trưởng phòng 76 người và hàm phó phòng 17 người. Do đây là chức danh không được quy định trong luật, nên Bộ Nội vụ đã thành lập tổ công tác nghiên cứu, tổ chức nhiều hội nghị “diên hồng” để quy tụ các ý kiến chuyên gia, thảo luận về ý nghĩa thực tiễn … để có đánh giá thực chất chức danh này. 


Nguyễn Hoài (thực hiện)

0 comments:

Powered By Blogger