TỔNG HỢP (NV) - Nhiều
người đặt câu hỏi: Tại sao người Việt sống dưới chế độ Cộng Sản mà họ
cho là “tiên tiến nhất loài người” lại man rợ như vậy?
Giết người, cướp của,
lừa đảo,... thứ nào cũng có và cứ liên tục diễn ra hàng giờ, hàng ngày
gây ra bao nỗi kinh hoàng trong cuộc sống dân lành. Tình trạng khó hiểu
đến mức những con người trầm tĩnh, thận trọng và kiên nhẫn nhất cũng
phải lên tiếng.
Bao tải đựng thi thể bà Hạnh đã bị cắt rời, được phát hiện vào sáng sớm ngày 1 tháng 10. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
Tại bàn tròn “Sống tử
tế” do Tuần Việt Nam tổ chức ngày 17 tháng 9, nhà văn Nguyễn Quang
Thiều, phó chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam đã đặt câu hỏi: “Chúng ta sống
trong một xã hội với hệ thống luật pháp đầy đủ, các hệ thống giám sát
khá chặt chẽ, đa dạng và điều kiện kinh tế cũng khá tốt, thế nhưng tại
sao sự tử tế đang rời bỏ chúng ta?”
Rồi ông tự trả lời, rất ngắn nhưng đầy hàm ý: “Có vấn đề nghiêm trọng của văn hóa đang bị phá vỡ.”
Trong lúc vụ án giết
chết và chặt xác “em dâu người tình” ở quận 1, Sài Gòn vào ngày 1 tháng
10 chưa lắng xuống thì 4 ngày sau tại quận Bình Tân của thành phố này
lại tiếp tục phát hiện một vụ phi tang thi thể.
Câu hỏi này không mới nếu xét về tính chất tàn bạo của những vụ giết người đã xảy ra ở nhiều địa phương tại Việt Nam trước đó.
Nhưng khi những cái
chết mang dấu ấn của kiểu giết tróc thời trung cổ lặp đi, lặp lại ngay
tại một thành phố lớn nhất Việt Nam, vào thời đại công nghệ thông tin
vốn làm thay đổi bộ mặt thế giới, trong đó có khía cạnh văn minh, thì
vấn đề trở nên hết sức nghiêm trọng, buộc bất cứ ai quan tâm đến sự lành
mạnh xã hội phải tìm câu trả lời.
Suy thoái đạo đức là thực trạng, là câu trả lời chung không thể chối cãi. Vì sao suy thoái?
Có rất nhiều ý kiến để
lý giải, chúng khác nhau theo từng bối cảnh và vụ việc. Song, phần lớn
đều tập trung vào những nguyên nhân được cho là chuẩn xác: do giáo dục
của gia đình và nhà trường, do pháp luật không nghiêm, do tham nhũng và
tiêu cực xã hội, do phim ảnh bạo lực, do mặt trái của kinh tế thị
trường, do bản tính ích kỷ của con người, do lối sống thích hưởng thụ,
do người lớn thiếu gương mẫu...
Giáo Sư Hoàng Tụy,
chuyên gia giáo dục của Việt Nam mới đây đã thốt lên: “Thật đau xót khi
nghĩ tới một xã hội cách đây chưa lâu từng được ca ngợi nghèo nhưng vẫn
giữ được phẩm cách, nay đầy rẫy những cảnh xa xỉ lố lăng, gian dối, xảo
trá, không chút tự trọng.”
Những điều dị hợm mà
Giáo Sư Hoàng Tụy dẫn ra mang tính khái quát, nhưng đều bộc lộ những góc
cạnh khác nhau của một sự thật là tình hình suy thoái đạo đức nghiêm
trọng đang diễn ra trong xã hội dưới sự cầm quyển của đảng Cộng Sản.
Những điều “xa xỉ lố
lăng” đó có thể không trực tiếp dẫn đến những vụ giết người chặt xác
nhưng sẽ từng ngày, từng giờ làm hư hỏng con người, kéo con người đến
chỗ suy đồi, bệnh hoạn.
Theo ông, điều khiến
người ta trăn trở không chỉ nằm ở số lượng tội phạm đang tăng lên mà ở
cách thức người ta hành sử với nhau: người ta có thể giết cha, giết mẹ,
giết vợ, giết chồng; có thể tàn nhẫn với con cái, hủy hoại thanh danh
bạn bè.
Có thể có nhiều giải
thích về sự suy thoái đạo đức, nhưng nguyên nhân bao trùm nhất là giáo
dục, theo nghĩa rộng của từ này. Những tính chất tiêu cực mà Giáo Sư
Hoàng Tụy nói đến chính là khuôn mặt tha hóa, đáng sợ của những con
người không được giáo huấn đầy đủ dưới chế độ CSVN.
(Tr.N)
0 comments:
Post a Comment