Cây, lá sả già, héo úa, thâm sì, bẩn và siêu bẩn, chỉ cần một muỗng hóa chất không rõ nguồn gốc là trở nên trắng sạch bắt mắt. Thương lái ở TP.HCM kiếm lời nhanh chóng.
"Sạch" trong thoáng chốc
Sau
nhiều ngày trong vai người học việc, chúng tôi xin vào làm công nhân
tại vựa chế biến sả của bà P. ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, TP.HCM.
Vựa nằm ở mép chợ, có hàng chục công nhân làm việc suốt ngày đêm, xung
quanh lúc nào cũng có những đống sả to tướng.
Khu vực chế biến sả.
Mặt
sàn khu vực chế biến đầy rác, vỏ cây, đồ dùng cá nhân lẫn lộn, bao bọc
xung quanh là bốn bức tường thép đầy mạng nhện, bồ hóng, mỗi khi đụng
vào bụi rơi xuống khắp mặt sàn nơi chứa sả. Đặc biệt, nơi này chỉ cách
nhà vệ sinh công cộng của chợ khoảng 100 mét, mỗi khi công nhân từ đó
ra, bước vào làm sả chẳng ai bỏ dép mà giẫm luôn lên mặt sàn chứa sả.
Người mua về đổ thẳng vào nồi nấu, đâu biết sả bằm chế biến trong điều kiện mất vệ sinh thế này.
Trong
thời gian học việc, chúng tôi nổi da gà trước quy trình chế biến sả
theo cách chẳng ai ngờ tới: sả cây được nhập từ miền Tây, sau đó chuyển
vào vựa. Công đoạn đầu tiên là dùng dao chặt bớt phần lá dài khoảng 2cm
trên đầu mỗi cây sả và ở gốc, trong lúc làm, công nhân sẽ chủ động lọc
thân và phần lá già bỏ riêng. Sả được đưa vào bịch 10 ký chuyển về các
chợ trong thành phố; ai mua lẻ, họ sẽ bán theo ký.
Để sả bằm xanh tươi và không bị hư qua nhiều ngày, người chế biến cho thêm "chất lạ" vào.
Còn lá sả già sau
đó được đưa vào chế biến, trở thành sả bào, sả xay. Tại khu vực này, sả
phế phẩm như: lá già, úa, sả ke (loại cây nhỏ bỏ đi) sẽ được gom lại
thành đống dưới mặt sàn đầy bụi, ở hai đầu có máy bào, sau đó công nhân
"phù phép" biến thành sả sạch.
Trong lúc cơ quan chức năng đang làm việc phía trước, chủ lò âm thầm tuồn chà bông bẩn đã chế biến giấu ở lùm cây bên hông nhà.
Thấy sả phế phẩm
dính đầy đất, bụi bẩn vẫn được mang vào xay, chúng tôi hỏi thì công
nhân tên K. trả lời: "Ở đây có khi nào mang sả đi rửa đâu, họ thu hoạch
xong bán lại cho vựa bao nhiêu thì mang vào lọc ra đem xay thôi. Mỗi
ngày xay cả tấn rửa sao xiết, dùng thuốc tẩy thì dù bẩn đến đâu cũng
trắng trở lại như lúc đầu".
Sau đó, anh này
chỉ tôi vào kho chứa đồ lấy ra một thùng bột màu trắng có mùi hắc rất
khó chịu và bảo: "Thuốc giúp cho việc tẩy trắng đấy! Sả bào, xay dù thâm
sì thế nào chỉ cần một muỗng cho vào trộn đều, vài phút sau cả đống sẽ
chuyển sang màu trắng bắt mắt".
Để
thị phạm, K. múc một muỗng hóa chất trong thùng ra vãi đều lên đống sả
đã xay để trên mặt đất, sau đó dùng gàu hốt rác dạng hai chân đang còn
dép đứng giữa đống sả trộn đều để thuốc ngấm vào. Vừa làm K. vừa hút
thuốc khiến tàn rơi đầy vào đám sả đang trộn.
Thành phẩm về đâu?
Trộn
xong thuốc, K. chỉ tay vào đám sả trên sàn quả quyết: "Khoảng hai phút
sau toàn bộ mớ sả này sẽ trắng như mới. Trong các công đoạn thì việc cho
sả ngậm thuốc là quan trọng nhất, đòi hỏi phải cẩn thận vì nó ảnh hưởng
đến tiến độ, năng suất, lợi nhuận của cả quá trình".
Quả
đúng như lời K. tuyên bố, đám sả sau khi "ngậm" hóa chất chỉ trong ít
phút từ màu xám đã chuyển sang trắng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại
hóa chất mà vựa bà P. dùng để "phù phép" biến sả bẩn thành "sạch" được
mua từ một đầu nậu ở chợ Kim Biên, quận 5. Khi chúng tôi đề cập đến sự
độc hại của hóa chất trên, K. nhấm nhẳng: "Hóa chất nào chả độc hại. Đã
làm ở đây thì không ai dám ăn sả bào, xay hết. Nếu thích thì dùng sả
nguyên cây rồi tự chế biến thôi".
Ở vựa bà P. từ 4
giờ chiều mọi hoạt động chế biến sả diễn ra sôi động. Đến khoảng 8 giờ
tối, các loại sả cây, bào, xay được đưa đi phân phối đến các sạp lẻ
trong chợ đầu mối bằng xe máy. Mỗi ký sả bào, xay dao động từ 6.000 -
8.000 đồng tùy thời điểm.
Ngoài
ra, cánh tài xế chuyên mua nông sản đến từ Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa
- Vũng Tàu, Tây Ninh cũng là đầu mối quen thuộc với vựa này. Trường
hợp sả xay không bán hết, bạn hàng trả lại thường đã ngả màu, bốc mùi,
công nhân tại đây tiếp tục độn với sả mới để giao lại cho đầu mối khác.
Vựa bà P. còn dùng xe tải mang đi tiêu thụ tại nhiều chợ TP.HCM mỗi tối
hàng tấn sả bào, xay...
Chúng
tôi tiếp tục tìm đến vựa của ông T. ở chân cầu vượt Gò Dưa, cơ sở này
được làm từ những miếng ván ép tuềnh toàng, ở khu chứa sả mặt sàn luôn
ẩm ướt, chỉ cách nhà vệ sinh khoảng 5 mét. Lúc chúng tôi đến, vựa ông T.
có 5 công nhân nam đang cởi trần, một người đứng máy bào lá sả, những
người khác trộn thuốc, đóng gói, vận chuyển, vô tư mang dép giẫm lên
đống sả xay đang chờ đóng gói. Họ hút thuốc vô tội vạ khiến tàn và đầu
lọc văng khắp nơi, lẫn cả vào sả xay.
Những bao "chất lạ" tại cơ sở chế biến sả bằm.
Khi
chúng tôi nói cần lấy sả xay về làm sa tế, T. cho biết: "Ở đây có hai
loại: một có dùng thuốc tẩy, loại không". Chúng tôi hỏi: "Có loại nào
vừa rẻ vừa trắng không?". "Đấy là có thuốc tẩy, loại này trên thị trường
đều có hết. Ở đây còn có loại trắng mà không dùng thuốc, hàng này độc
quyền. Muốn mua loại nào tôi cũng lo được giấy kiểm định, cứ yên tâm".
Theo đó, cơ sở ông T. bán giá chợ từ 6.000 - 7.000 đồng/ký sả xay. Cũng
theo lời chủ vựa này, tại đây ngoài sả tươi, khô, còn có khổ qua sấy,
hành, tỏi...
Hoạt
động chế biến, thâu gom sả độc hại diễn ra công khai, sôi nổi suốt thời
gian dài nhưng chẳng hiểu sao các cơ quan chức năng không xử lý triệt
để?
0 comments:
Post a Comment