Kính Hòa, phóng viên RFA
Người biểu tình ủng hộ dân chủ ngủ trên một con đường bị phong tỏa tại Hồng Kông vào ngày 03 tháng 10, năm 2014. Hồng Kông đã rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ năm 1997. http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-zoom.png AFP
Cuộc
biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kong đang lắng dịu khi đa số sinh viên
trờ về nhà. Cuộc đấu tranh dường như chuyển từ đường phố sang những
thông điệp qua lại giữa nhà cầm quyền và những người Hong Kong trẻ tuổi.
Hơn 10 ngày sôi sục của đường phố Hồng Kong để lại nhiều dư âm trong
lòng những blogger Việt nam, nhất là khi người Việt nam nhận ra những
tương đồng mà những người biểu tình Hồng Kong gặp phải cũng giống như họ
đã gặp phải trên đường phố Hà nội và Sài Gòn.
Đó là những quần chúng tự phát.
Đây
là những người thường dùng vũ lực và ngôn ngữ thô tục để chống lại
những người biểu tình. Những nhà hoạt động dân chủ ở Việt nam cho là họ
là công an, còn sinh viên Hồng Kong cũng nghĩ rằng họ được Bắc Kinh phái
đến từ Hoa lục.
Blogger Nguyễn Hữu Vinh nhận xét câu chuyện quần chúng tự phát này trong bài Côn đồ đỏ, xã hội đen
Bất
cứ nhà cầm quyền Cộng sản nào, dù là Việt Nam hay Trung Hoa, dù là Liên
Xô trước đây hay Bắc Hàn ngày nay, đều luôn muốn tạo cho mình một bộ
mặt sạch sẽ trước cộng đồng quốc tế. Và dù có là chủ mưu, thì bàn tay
nhuốm máu phải là bàn tay của một đám tiện dân nào đó.
Còn
Blogger Nguyễn Tấn Thành thì nhẹ nhàng hơn cho rằng khó mà thực hiện
điều ấy ở một nơi như Hồng kong, một mảnh đất mà mầm sống dân chủ đã
vươn lên từ lâu.
Dầu
chiêu "quần chúng tự phát" là chiêu ruột của cộng sản, nhưng tui không
ngờ Trung cộng thi triển chiêu này ở Hong Kong. Bởi vì bản chất chiêu
này là gian manh tà đạo, trong khi Hong Kong nơi mà cả Thế giới nhìn
thấy thì việc thi triển chiêu này có thể nắm phần thắng, nhưng lại mất
nhiều hơn vì lộ bản chất gian manh tà đạo cho cả Thế giới thấy.
Câu
chuyện Quần chúng tự phát này lại được blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh nhớ
lại những câu chuyện khó tưởng tượng của hồng vệ binh, của Cách mạng văn
hóa của Trung quốc. Anh viết bài Khi Trung quốc chuyển lửa cách mạng văn hóa vào Hồng Kong
Cộng
sản – ông thầy của bạo lực, chia rẽ, sợ hãi – đã khôn ngoan hơn trong
cuộc tổ chức những cuộc tận diệt trong lòng dân tộc như vậy, im lặng và
hiệu quả hơn trước mắt theo dõi của thế giới.
Còn
blogger Mạnh Kim thì nghĩ ra một khái niệm mới để thay thế cho các Hồng
vệ binh năm xưa ở Trung quốc, hay các Dư luận viên ngày nay ở Việt nam,
Mạnh Kim gọi đó là những hành động viên, nhưng mục đích tồn tại của tất
cả những tên gọi ấy là một, đó là Diệt dân chủ
Cẩm
nang diệt dân chủ của họ, ngày càng “tiến hóa” cùng với sự cố chấp và
định kiến bảo vệ đảng hơn là bảo vệ dân, chắc chắn không chỉ là việc sử
dụng một nhóm người cơ bắp và thô tục.
Biến
chuyển chính trị ở Hồng Kong đặt những nhà lãnh đạo Trung quốc vào một
tình thế mà blogger Cánh Cò cho là khó xử khi so sánh chủ tịch Tập Cận
Bình như một con mãnh thú bị mắc xương, mà cái xương lại đơn giản là câu
thanh niên hiền lành 17 tuổi tên là Hoàng Chi Phong.
Chuyên
gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa thì nhìn thấy sự khó xử ấy của Bắc Kinh
như là một cuộc khủng hoảng không những mang tính kinh tế chính trị mà
còn là văn hóa nữa. Ông nói trong một lần trao đổi với Vũ Hoàng của đài
RFA
Tôi
thiển nghĩ gút mắc Hong Kong là nan đề khó giải mà yếu tố kinh tế không
thể giải thích hết nếu ta quên mất cái gốc là văn hóa rồi cái nhánh là
chính trị. Có lẽ đây là một cuộc Cách mạng Văn hóa ngược!
Đặc
điểm của Hong Kong như một thuộc địa Anh là người dân bản xứ tự động
xây dựng được "xã hội dân sự", một "civil society" trước khi khái niệm
này trở thành thông dụng, và một xã hội dân sự hướng về kinh tế theo quy
luật tự do của thị trường. Vì là thuộc địa, dân Hong Kong không được
bầu lên lãnh đạo, nhưng có tự do tư tưởng, tự do lập hội để sinh hoạt và
giải quyết sinh kế trên nền tảng luật pháp của Đế quốc Anh và nhờ một
bộ máy hành chính hữu hiệu.
Những
yếu tố lịch sử đặc biệt ấy khiến Hong Kong là nơi cởi mở về tư tưởng,
có mức độ tự do kinh tế số một của thế giới, là chuyện ai cũng nói đến,
nhưng thật ra lại còn có một nét văn hóa riêng và trở thành một "bản sắc
Hong Kong". Hiện tượng ấy kéo dài 155 năm cho tới khi Hong Kong "hồi
quy cố quốc", trở lại là lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1997. Từ đấy, yếu tố
văn hóa đụng vào chính trị với biểu hiện là kinh tế!
Blogger
Tưởng Năng Tiến thì nhìn Hồng Kong mà nhớ Thiên An Môn để nhận ra rằng
bên cạnh cái mà người ta thấy bên ngoài là cuộc xung đột dân tộc Việt
Trung thì hơn 1 tỉ người Hoa từ Hồng Kong cho đến đại lục, trớ trêu thay
lại có một nỗi khát khao Thoát Trung như những người láng giềng phương
Nam. Ông viết rằng:
Bây
giờ thì tôi tin rằng bốn phần năm người Tầu cũng đang muốn
thoát Trung (cộng) y như tuyệt đại đa số dân Việt hiện nay. Nói
cách khác là dân Việt có một tỉ người Tầu đồng cảnh nhưng
dường như không mấy ai để ý đến điều này
Chiếc bình của ông Tổng Bí Thư
Trong
lúc chính sự Hồng Kong chỉ mới lắng dịu mà chưa kết thúc thì Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt nam lại làm khuấy động dư
luận bằng nhận định của ông về việc chống tham nhũng. Ông cho rằng chống
tham nhũng giống như ném chuột nhưng hãy cẩn thận coi chừng vỡ chiếc
bình quý. Ông Trọng vốn cũng được biết đến nhiều bằng những câu nói nổi
tiếng tương tự mà blogger Song Chi viết là những lời nói nhả ngọc phun châu.
Blogger
Cánh Cò viết rằng chiếc bình mà ông Trọng sợ vỡ ấy cũng chính là ông và
đảng của ông chứ không phải là gì khác. Hơn nữa chiếc bình ấy lại được
làm ở Hồng Kong vào năm 1930.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự ở Hà nội nói với đài RFA
“Ở
đây ông TBT có nhầm một chút khi coi đó là cái bình quý, nhưng tôi và
người dân nghĩ đấy là cái bình vôi. Mà trong cái bình vôi ấy đầy rẫy lũ
ma quỷ và chính cái lũ ma quỷ do cái bình vôi ấy sinh ra nó đã hoành
hành , không chỉ tham nhũng mà chúng nó còn làm đủ các điều tác oai tác
quái khác. Cho nên theo tôi nên tìm cách vứt cái bình vôi đó đi là cách
hay nhất. Rất đáng tiếc là ông TBT tuy đã chân thành thừa nhận sự thất
bại của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhưng ông ấy vẫn cố bám vào cái
bình vôi ấy thì vô phương cứu chữa”
Người
cựu chiến binh Trần Kỳ Trung lại nghe câu nói của ông Tổng bí thư mà
liên tưởng đến 1 vụ án tham nhũng ở quê ông trong bài Chuyện buồn quê
tôi
Số
lượng “ chuột cống” tham nhũng có điều kiện phát triển nhanh và lớn.
“Nhanh” và “lớn” đến độ chen chúc, không còn chỗ chứa, nó sẽ tự phá tung
“ chiếc bình” mà ông Nguyễn Phú Trọng đang cố lo giữ, chứ không phải ai
đứng ngoài đập vỡ bình.
Sự Thật và Dân chủ
Trong
những ngày sôi sục của tuổi trẻ trên đường phố Hồng Kong, Tiến sĩ
Nguyễn Thị Từ Huy viết bài Sự thật và dân chủ, trong đó bà tìm cách lý
giải tại sao cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Hồng Kong lại diễn ra đẹp đẽ
như thế, trong khi ở Việt nam thì lại im lìm, buồn bã. Bà cho rằng nhà
văn Tiệp Khác Vaclav Havel đã đúng khi cho rằng những xã hội hậu cộng
sản vẫn bị thống trị bởi một truyền thống dối trá bắt nguồn từ hệ thống ý
thức hệ toàn trị trước đó. Bà dẫn chứng bằng mối quan hệ giữa những
tầng nấc công danh của nhà thơ cộng sản Tố Hữu và câu thơ nổi tiếng của
ông ta
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
Nguyễn
Thị Từ Huy viết tiếp rằng cái không khí dối trá ấy nó vẫn bang bạc và
ảnh hưởng lên cả phong trào dân chủ tại Việt Nam. Bà cho rằng những
người thực sự mong muốn dân chủ phải bước ra khỏi cái bang bạc đó của sự
dối trá toàn trị.
Những
người làm dân chủ thực sự phải là những người có khả năng sống thật và
dám sống trong sự thật. Và trong một bối cảnh như bối cảnh hiện tại của
chúng ta, điều đó không dễ dàng, và đòi hỏi phải trả giá, bằng cách này
hay cách khác. Nhưng hãy nhìn những sinh viên non trẻ của Hong Kong để
thấy rằng tương lai phụ thuộc vào hành động của ngày hôm nay. Sống thật
thì không dễ dàng, nhưng lại chẳng khó khăn gì để hình dung cái tương
lai được xây dựng trên sự ươn hèn và dối trá của chúng ta hiện nay.
Mong ước cho phong trào dân chủ của bà Nguyễn Thị Từ Huy cũng là của Nhạc sĩ, blogger Tuấn Khanh trong bàiCó một lương tâm mà chúng tôi xin mượn lời để kết thúc bài điểm blog hôm nay:
Mong rằng đất nước này sẽ thôi những điều oan trái. Và lương tâm, chỉ có một lương tâm được vinh danh vì thái độ biết làm người.
Vĩ thanh
Bài hát Giương cao chiếc ô ra đời trong những ngày sinh viên biểu tình tại Hồng Kong
Ngồi trong đám đông này
Không có nghĩa bạn và tôi không sợ hãi
Sợ lắm những gì sẽ xảy đến
Nhưng trong đêm tối tăm này
Không gì đáng sợ hơn
Khi im lặng lên ngôi và câm nín ngập tràn
Đứng hiên ngang giữa đất trời
Lòng can đảm sẽ không bị khuất phục
Tin tôi đi, số phận sẽ bi thương biết mấy
Nếu sợ hãi chế ngự tâm can
Với bất cứ ai muốn tường tận nghịch lý này
Nước mắt sẽ rơi khi người đó nhìn thấu sự thật
Hãy cùng nhau giương cao chiếc ô
Một chiếc giương cao chiếc khác sẽ lên theo
Điều tôi nói có đúng không?
Hãy cùng nhau giữ lấy chiếc ô
Dũng cảm chiến đấu vì những gì thuộc về chúng ta
Bạn có sợ không?
Khi bạo tàn có thể ập đến
Quyết tâm của chúng ta sẽ không phai nhạt
Những chiếc ô là hoa khoe sắc
Không lụi tàn và cũng chẳng mất đi
Vì lợi ích của ngày mai tươi sáng
Chúng ta phải ghi nhớ đêm nay
Bạn cùng tôi luôn bình tĩnh đối mặt mọi gian khó
Bất cứ ai bỏ lỡ đêm nay
Sẽ không còn cơ hội mà hối tiếc”.
Albert Leung (Theo Đại Kỷ Nguyên)
0 comments:
Post a Comment