Sáng ngày 15/10/2014, an ninh 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn đã huy động tối
đa lực lượng nhằm ngăn chặn, sách nhiễu những người dự kiến sẽ đến trụ
sở Quốc hội để trao "Yêu cầu Quốc hội bạch hoá Hội nghị Thành Đô".
Đúng như đã dự đoán, bóng ma mật ước Thành Đô 1990 đã khiến đảng cộng
sản hoảng loạn. Nhiều thủ đoạn đã được lực lượng công an tung ra nhằm
trấn áp, triệt hạ quyền được biết của người dân yêu nước.
Trịnh Kim Tiến giữa vòng vây công an
Tại Hà Nội, từ tối ngày 14/10/2014, đã có 3 nhân viên an ninh và 1
công an khu vực ngồi canh ngay trước cửa nhà của Trịnh Kim Tiến. Sáng
hôm sau, dù không đi được nhưng Kim Tiến đã phản đối bằng cách đứng
trước các an ninh và chụp hình với tấm bảng "I want to know".
Rất nhiều người khác cũng bị lâm vào trường hợp bị ngăn chận tương tự.
Dù vậy, đã có một số người vượt thoát vòng canh, chặn của an ninh để đến
địa điểm tập trung - gồm có: Nữ nghệ sĩ Kim Chi, Nguyễn Văn Viên,
Nguyễn Văn Lịch, Lê Hồng Phong, Nguyễn Tường Thụy, Trương Văn Dũng, Ngô
Duy Quyền, Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Thanh Thuỷ, Lê Hùng, Hà Thanh... và một
số bà con dân oan.
Lực lượng lớn gồm cảnh sát 113, dân phòng, an ninh mật vụ và các Dư luận
viên, hồng vệ binh được huy động đông đảo để ngăn cản quyền chính đáng
của công dân: Quyền được biết và quyền thể hiện trách nhiệm với Đất
nước.
Thậm chí, lực lượng dư luận viên đã “gây sự” bằng cách chửi bới, xúc
phạm những người đi trao bản yêu cầu bạch hoá Thành Đô. Một số kẻ xông
vào định đánh Blogger Nguyễn Tường Thụy. Thay vì nổi nóng hay phản ứng
với những kẻ kích động, những người bạn của ông đã đứng thành vòng tròn
để bảo vệ ông một cách rất ôn hoà nhưng cương quyết không để quần chúng
tự phát khiêu khích để an ninh lấy cớ gây rối trật tự công cộng và bắt
giữ.
Các dư luận viên còn in ra những tờ rơi có nội dung chửi bới, mạ lỵ xúc phạm Blogger Trương Văn Dũng.
Khi đoàn người vào đến trụ sở Văn phòng Quốc Hội số 22 Hùng Vương thì bị người bảo vệ ngăn cản với câu trả lời là: “Ở đây không tiếp nhận đơn thư, yêu cầu” và nói đến số 1 Ngô Thì Nhậm là trụ sở tiếp dân của Trung Uơng đảng và Nhà nuớc.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, là nơi đại diện cho
tiếng nói và nguyện vọng của người dân nhưng khi người dân đến thực thi
quyền công dân thì liên tục bị ngăn cản, bị xúc phạm, bị hành hung, bị
xe cảnh sát mang theo loa phóng thanh liên tục bám sát và xua đuổi.
Tại Sài Gòn, tình trạng ngăn chặn cũng đã diễn ra gắt gao từ đêm
trước. Sáng sớm thứ Tư, công an đã tập trung dày đặc quanh khu vực đường
Hoàng Văn Thụ. Trụ sở văn phòng quốc hội đã được rào chắn, cổng đóng
kín và không hề có dấu hiệu hoạt động. Bên ngoài, xuất hiện lực lượng
công an và quần chúng tự phát "đông như quân nguyên".
Tại Sài Gòn, trụ sở quốc hội hoàn toàn đóng kín cổng
Vào lúc 9 giờ sáng, hưởng ứng lời kêu gọi tham gia, Phong trào Liên đới
dân oan với 30 thành viên từ nhiều tỉnh miền Tây cũng đã kéo về Sài Gòn
ủng hộ và đồng hành trao bản yêu cầu đến Quốc hội. Hàng trăm công an, an
ninh nam nữ đã xông tới đàn áp thô bạo, đánh đập, giật điện thoại, bắt
chị Trần Thị Hoàng và 11 người khác chở về các tỉnh.
Theo các bạn thực hiện Chúng Tôi Muốn Biết thì từ những kinh nghiệm quá
khứ, họ hoàn toàn không ngạc nhiên gì về hành vi của an ninh. Tuy nhiên,
việc trao yêu cầu cho quốc hội vẫn được thông báo và kêu gọi nhiều
người tham gia và xem đây chỉ là bước khởi đầu cho một tiến trình vừa
tranh đấu lâu dài để đòi hỏi quyền được biết, vừa chứng minh cho nhân
dân và thế giới thấy những sai trái của các cơ quan chức năng bằng chính
hành động của họ:
- An ninh tìm mọi cách để ngăn chận người dân Việt Nam thực hiện quyền
căn bản nhất của công dân là trao yêu cầu, nguyện vọng của cử tri đến
những người được xem là đại biểu của họ.
- Những đại biểu Quốc hội đã đóng kín cửa và trốn trong những bức tường kín không dám tiếp nhận những yêu cầu của công dân.
Rõ ràng là Hội nghị Thành Đô có những khuất tất và đang được tìm mọi
cách để che giấu, ngày cả việc yêu cầu công bố nội dung một cách đúng
luật của công dân cũng bị ngăn chặn.
0 comments:
Post a Comment