Một cuộc biểu tình tại San Francisco chống việc Hoa Kỳ tấn công Syria – REUTERS /S. Lam
Nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng « Syria : Pháp và Hoa Kỳ thoát
khỏi sự cô lập ». « Áp lực của Hoa Kỳ cho các cú tấn công tại Syria »
tít nhận định trên nhật báo công giáo La Croix. Nhật báo cộng sản
L’Humanité có vẻ phản bác hơn qua hàng tựa « Syria : John Kerry và
Laurent Fabius, cuộc vận động của những ‘kẻ chủ chiến’ ». Riêng nhật báo
thiên tả Libération tỏ ra hoài nghi « Syria : cuộc chiến miễn cưỡng ».
Sau nhiều ngày chạy ngược chạy xuôi vận động cộng đồng quốc tế, cuối cùng thì liên minh Pháp-Mỹ cũng đạt được một sự ủng hộ « khiêm tốn » từ « một số nước, ít nhất với hai con số » theo như loan báo của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong buổi họp báo chung với người đồng nhiệp Pháp, nhân chuyến ghé ngang Paris hôm thứ bảy 07/9.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tỏ ra rất tự tin trước năng lực quân sự của Paris. Ông nhấn mạnh, Pháp và Hoa Kỳ « không đòi hỏi các nước phải tham gia về phương diện quân sự lẫn vật chất ». Liên minh này chỉ cần sự ủng hộ trên bình diên chính trị.
Khó khăn hiện nay của hai tổng thống Barack Obama và François Hollande là phải trực diện với công luận trong nước ngày càng phản đối chiến dịch tham chiến tại Syria. Theo một kết quả thăm dò do Ifof thực hiện cho nhật báo thiên hữu Le Figaro công bố hôm thứ Bảy 07/9 vừa qua, tại Pháp, 64% số người được hỏi đều chống lại giải pháp can thiệp quân sự vào Syria và 68% dân số chống lại việc Pháp tham chiến.
Tương tự cho tổng thống Obama, các báo cho rằng ông khó có thể mà chiến thắng được công luận. Một thăm dò do đài truyền hình CNN thực hiện cho thấy chỉ có 24 dân biểu trên tổng số 123 tại Hạ viện là bỏ phiếu ủng hộ chiến dịch này. Còn trong dân chúng, số người chống can thiệp quân sự lên đến 51%.
Obama-François Hollande : chiến binh bất đắc dĩ
Cũng như người dân, các báo Pháp có cái nhìn không mấy hồ hởi như hai vị ngoại trưởng. Hầu hết các tờ báo đều tỏ ra ngờ vực về hiệu quả và tác động của chiến dịch quân sự tấn công Syria. Bài xã luận trên Le Figaro đánh giá hành động can thiệp là « một cuộc chiến miễn cưỡng ». Tờ báo tự hỏi « Cuộc chiến ngoài ý muốn này mang lại điều gì ? ». Nếu như là chỉ để cứu vãn sĩ diện cho hai ông Obama và François Hollande, liều thuốc còn tệ hại hơn cả căn bệnh.
« Trừng phạt » Assad bằng cách dội bom vài văn phòng Bộ và vài căn cứ quân sự, trong khi đó, một điều chắc chắn là chế độ Damas đã có đủ thời gian thực hiện chiến lược « vườn không nhà trống ». Do đó, chiến dịch can thiệp không những chẳng thay đổi được gì nhiều cho cục diện chiến tranh, mà còn không tạo ra chút ấn tượng nào đối với Iran. Nhất là cần phải cẩn thận với những hệ quả để lại : quốc tế hóa xung đột Syria, điều đó sẽ không thể nào chấm dứt sau ba ngày oanh kích.
Cùng một quan điểm, Libération tỏ ra ngờ vực hơn. Bài xã luận của tờ báo xem ông Obama như là một « chiến binh bất đắc dĩ ». Tác giả bài viết cho rằng Syria trở thành một cuộc chiến tranh không ai mong muốn. Ngay cả hai vị tổng thống cũng không mong muốn có cuộc chiến này. Hơn bao giờ hết, ông Obama miễn cưỡng làm chiến binh.
Sự phân vân đã làm suy yếu đi vị thế của ông (và vô hình chung luôn cả vị thế của đồng minh Pháp của mình). Sự lưỡng lự của tổng thống Mỹ làm trỗi dậy nhiều tiếng nói phản đối đó đây, từ cánh tả trong đảng dân chủ chống chiến tranh một cách thụ động cho đến phe cộng hòa, vốn dĩ muốn mở rộng cuộc chiến và thậm chí đi đến lật đổ cả Assad. Cuối cùng bài viết trích lại một câu nhận định của bà Kathleen Parker, một nhà xã luận nổi tiếng của tờ Washington Post cho rằng Hoa Kỳ phải có thái độ rõ ràng « đánh hay là không, chứ đừng nói là chỉ ‘đánh chút xíu’ ».
Cùng một giọng điệu, bài xã luận của nhật báo công giáo La Croix cho rằng cuộc chiến tại Syria vẫn chưa còn lộ diện rõ. Cho đến giờ, Washington vẫn chỉ dám tuyên bố là các cuộc tấn công « ngắn và có mục tiêu ». Như vậy, cuộc chiến này bắt đầu với những mục tiêu « hú họa », ngoài tính chính đáng, mơ hồ về mục đích và hoàn toàn mù mịt về kết quả mong đợi. Một khi được khởi động, hệ quả có thể có cũng sẽ giống như là sau khi can thiệp quân sự vào Libya sẽ khó tái lập được nền an ninh đất nước.
Về phần mình, nhật báo cộng sản L’Humanité hoàn toàn phản bác cuộc chiến. Tờ báo tự hỏi « làm sao tin được là một cuộc phiêu lưu quân sự dưới sự điều hành của Hoa Kỳ có thể sẽ giải quyết được tình trạng hiện nay, có nguy cơ làm bùng nổ cả khu vực mà chẳng ai được lợi gì ? ».
Đăng cai Thế vận hội 2020 : Tokyo vượt qua bóng đen Fukushima
Một sự kiện khác cũng được nhiều nhật báo hôm nay quan tâm đến là Tokyo đã được chọn đăng cai Thế vận hội Olympic 2020. « Tokyo sẽ đón Thế Vận hội mùa hè 2020 », « Thế vận hội 2020 : Tokyo đi trên mây » và « Tokyo 2020 : quyết định khôn ngoan về kinh tế » lần lượt là những tựa đề trên các báo Le Figaro, Libération và La Croix.
Cả ba tờ báo đều đăng ảnh các thành viên trong phái đoàn Tokyo tại Buenos Aires, Brazil nhảy cẫng vui mừng sau quyết định của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (CIO) chọn Tokyo đăng cai thế vận hội 2020 hôm thứ bảy 07/09 vừa qua. Trong vòng bỏ phiếu lần hai, Nhật Bản bỏ xa đối thủ khi nhận được 60 phiếu ủng hộ so với 36 phiếu cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo Libération và Le Figaro cùng điểm lại nỗi hồi hộp của phái đoàn Nhật Bản. Cho đến những giây phút cuối cùng, Tokyo cảm thấy như mất hết hy vọng để dành tít đăng cai. Chính quyền Nhật Bản e ngại tác động của Fukushima từ hồi cuối tháng Tám vừa qua. Trên thực tế, các vụ tiết lộ rò rỉ nước nhiễm xạ ra biển trong thời gian gần đây cũng đã làm dấy lên nhiều mối quan ngại của các vị quan chức trong CIO về ứng viên Nhật Bản.
Tuy nhiên, cả hai tờ báo đều nhìn nhận, sự nỗ lực hết mình và cách vận động khôn khéo của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được đền đáp xứng đáng. Ngay sau khi kết thúc thượng đỉnh G20 tại Saint-Petersbourg, thủ tướng Nhật đã đến thẳng Buenos Aires để tranh thủ vận động cho Tokyo. Đích thân ông đã đứng ra bảo đảm với các thành viên của CIO rằng « tình trạng Fukushima đã nắm dưới sự kiểm soát […]. Tôi có thể bảo đảm với quý vị là tình trạng này chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ gây ra vấn đề về sức khỏe ».
Tokyo 2020 : niềm hy vọng cho Paris 2024 ?
La Croix giải thích rõ hơn vì sao Tokyo đã được chọn. Trên bình diện kinh tế, chính trị và cơ sở hạ tầng, Nhật Bản hơn hẳn các đối thủ còn lại. Sự bất ổn chính trị, kinh tế yếu kém và nhất là thiếu vắng cơ sở hạt tầng là những điểm mấu chốt khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ bị mất đi cơ hội lần này. Trong khi đó, Tây Ban Nha vẫn chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế. Đối với La Croix, chiến thắng của Tokyo đang đem lại chút tia hy vọng cho Paris tranh quyền đăng cai Thế Vận hội 2024.
Một lý do khác cũng được La Croix đưa ra là theo nguyên tắc « luân phiên châu lục ». Trên thực tế, nguyên tắc bất thành văn này, được ông Pierre de Courbetin đưa ra vào năm 1896, được thực hiện không mấy đều đặn từ năm 1956. Giờ đây, sau 12 năm kể từ Thế vận hội Bắc Kinh 2008, tám năm sau Luân Đôn 2012 và bốn năm sau Rio 2016, thì ngọn đuốc mới lại trở về với châu Á, mà lần này là tại đất nước Mặt trời mọc 2020.
Từ đó, tờ báo rút ra một tia hy vọng cho Paris 2024. Ngay từ Thế vận hội Luân Đôn 2012, tổng thống Pháp François Hollande cũng đã bày tỏ mong muốn được nhìn thấy ngọn đuốc Olympic tại Paris. Tờ báo cho hay kể từ tháng Tư năm nay, Ủy ban Thể thao quốc tế Pháp đã được giao trách nhiệm làm thế nào thu hút sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.
La Croix cũng cảnh giác là để ra tranh quyền đăng cai cho Thế vận hội 2024, nước Pháp cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ nặng ký như Washington, vốn dồi dào về nguồn tài chính, cũng là ưu thế trong con mắt của thành viên CIO. Đáng lo hơn nữa là Nam Phi. Quốc gia này đưa ra một lập luận khá vững chắc : nếu châu Âu, châu Mỹ, châu Á và thậm chí châu Úc cũng đã trải qua cuộc phiêu lưu kỳ thú này, châu Phi cho đến giờ vẫn là châu lục duy nhất bị tước quyền đăng cai.
Ngành du lịch Ai Cập trả giá cho các cuộc Cách mạng triền miên
« Mùa xuân Ả Rập » tại Ai Cập dường như đang không được trọn vẹn. Từ hai năm nay, bất ổn chính trị triền miên không những nhấn chìm đất nước trong hỗn loạn mà còn kéo nền kinh tế suy sụp theo, nhất là ngành du lịch, nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước. Kể từ nhiều tháng nay, du khách đến nước này vắng đi hẳn và nhiều tour du lịch khác cũng đã bị hủy. Chủ đề này được nhật báo Le Monde, trong mục « Trào lưu » đề cập đến qua hàng tựa « Đâu rồi du khách Nhật Bản ? ».
Theo mô tả của tác giả bài viết, các điểm du lịch nổi tiếng rất thu hút khách như các Kim Tự Tháp hoàn toàn vắng bóng khách du lịch. Đây đó, chỉ rải rác có dăm ba người bán đồ lưu niệm, lác đác vài du khách lạc đường, nhưng không được người dân nhiệt tình chỉ dẫn. Trên các đường phố chỉ bao trùm một sự im ắng đơn điệu đến ngao ngán. Không còn cảnh huyên náo buôn chen bán giựt, lừa lẫm khách hàng như các hãng du lịch thường khuyến cáo.
Chỉ đáng thương cho những du khách nào lỡ đặt tour trước khi xảy ra cuộc chính biến. Đến nơi rồi mới biết các tour đi tham quan thắng cảnh hay đền đài đều bị hủy. Một cảnh tượng thảm hại chưa từng có trong ngành du lịch Ai Cập. Cuộc cách mạng dân chủ đã tàn phá nặng nề ngành du lịch đất nước. Tờ báo đơn cử trường hợp một văn phòng du lịch của Admed tại Cairo. Kể từ đầu tháng Chín này, Ahmed liên tục nhận các thư hủy tour.
Cách đây năm năm, khi kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, du khách Brazil và Mêhico thế chân cho du khách Hoa Kỳ. Các tour du lịch đến Ai Cập phải đặt trước cả năm. Thậm chí, các hãng du lịch nước ngoài còn phải năn nỉ anh nhận tiền đặt tour trước. Trong tình hình hiện nay, dù hãng của anh giảm đến 50% giá tour, cũng không cứu vãn được hãng của anh, mà còn tạo thêm mối nghi ngờ nơi khách hàng, cho là có lừa đảo.
Sau nhiều ngày chạy ngược chạy xuôi vận động cộng đồng quốc tế, cuối cùng thì liên minh Pháp-Mỹ cũng đạt được một sự ủng hộ « khiêm tốn » từ « một số nước, ít nhất với hai con số » theo như loan báo của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong buổi họp báo chung với người đồng nhiệp Pháp, nhân chuyến ghé ngang Paris hôm thứ bảy 07/9.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tỏ ra rất tự tin trước năng lực quân sự của Paris. Ông nhấn mạnh, Pháp và Hoa Kỳ « không đòi hỏi các nước phải tham gia về phương diện quân sự lẫn vật chất ». Liên minh này chỉ cần sự ủng hộ trên bình diên chính trị.
Khó khăn hiện nay của hai tổng thống Barack Obama và François Hollande là phải trực diện với công luận trong nước ngày càng phản đối chiến dịch tham chiến tại Syria. Theo một kết quả thăm dò do Ifof thực hiện cho nhật báo thiên hữu Le Figaro công bố hôm thứ Bảy 07/9 vừa qua, tại Pháp, 64% số người được hỏi đều chống lại giải pháp can thiệp quân sự vào Syria và 68% dân số chống lại việc Pháp tham chiến.
Tương tự cho tổng thống Obama, các báo cho rằng ông khó có thể mà chiến thắng được công luận. Một thăm dò do đài truyền hình CNN thực hiện cho thấy chỉ có 24 dân biểu trên tổng số 123 tại Hạ viện là bỏ phiếu ủng hộ chiến dịch này. Còn trong dân chúng, số người chống can thiệp quân sự lên đến 51%.
Obama-François Hollande : chiến binh bất đắc dĩ
Cũng như người dân, các báo Pháp có cái nhìn không mấy hồ hởi như hai vị ngoại trưởng. Hầu hết các tờ báo đều tỏ ra ngờ vực về hiệu quả và tác động của chiến dịch quân sự tấn công Syria. Bài xã luận trên Le Figaro đánh giá hành động can thiệp là « một cuộc chiến miễn cưỡng ». Tờ báo tự hỏi « Cuộc chiến ngoài ý muốn này mang lại điều gì ? ». Nếu như là chỉ để cứu vãn sĩ diện cho hai ông Obama và François Hollande, liều thuốc còn tệ hại hơn cả căn bệnh.
« Trừng phạt » Assad bằng cách dội bom vài văn phòng Bộ và vài căn cứ quân sự, trong khi đó, một điều chắc chắn là chế độ Damas đã có đủ thời gian thực hiện chiến lược « vườn không nhà trống ». Do đó, chiến dịch can thiệp không những chẳng thay đổi được gì nhiều cho cục diện chiến tranh, mà còn không tạo ra chút ấn tượng nào đối với Iran. Nhất là cần phải cẩn thận với những hệ quả để lại : quốc tế hóa xung đột Syria, điều đó sẽ không thể nào chấm dứt sau ba ngày oanh kích.
Cùng một quan điểm, Libération tỏ ra ngờ vực hơn. Bài xã luận của tờ báo xem ông Obama như là một « chiến binh bất đắc dĩ ». Tác giả bài viết cho rằng Syria trở thành một cuộc chiến tranh không ai mong muốn. Ngay cả hai vị tổng thống cũng không mong muốn có cuộc chiến này. Hơn bao giờ hết, ông Obama miễn cưỡng làm chiến binh.
Sự phân vân đã làm suy yếu đi vị thế của ông (và vô hình chung luôn cả vị thế của đồng minh Pháp của mình). Sự lưỡng lự của tổng thống Mỹ làm trỗi dậy nhiều tiếng nói phản đối đó đây, từ cánh tả trong đảng dân chủ chống chiến tranh một cách thụ động cho đến phe cộng hòa, vốn dĩ muốn mở rộng cuộc chiến và thậm chí đi đến lật đổ cả Assad. Cuối cùng bài viết trích lại một câu nhận định của bà Kathleen Parker, một nhà xã luận nổi tiếng của tờ Washington Post cho rằng Hoa Kỳ phải có thái độ rõ ràng « đánh hay là không, chứ đừng nói là chỉ ‘đánh chút xíu’ ».
Cùng một giọng điệu, bài xã luận của nhật báo công giáo La Croix cho rằng cuộc chiến tại Syria vẫn chưa còn lộ diện rõ. Cho đến giờ, Washington vẫn chỉ dám tuyên bố là các cuộc tấn công « ngắn và có mục tiêu ». Như vậy, cuộc chiến này bắt đầu với những mục tiêu « hú họa », ngoài tính chính đáng, mơ hồ về mục đích và hoàn toàn mù mịt về kết quả mong đợi. Một khi được khởi động, hệ quả có thể có cũng sẽ giống như là sau khi can thiệp quân sự vào Libya sẽ khó tái lập được nền an ninh đất nước.
Về phần mình, nhật báo cộng sản L’Humanité hoàn toàn phản bác cuộc chiến. Tờ báo tự hỏi « làm sao tin được là một cuộc phiêu lưu quân sự dưới sự điều hành của Hoa Kỳ có thể sẽ giải quyết được tình trạng hiện nay, có nguy cơ làm bùng nổ cả khu vực mà chẳng ai được lợi gì ? ».
Đăng cai Thế vận hội 2020 : Tokyo vượt qua bóng đen Fukushima
Một sự kiện khác cũng được nhiều nhật báo hôm nay quan tâm đến là Tokyo đã được chọn đăng cai Thế vận hội Olympic 2020. « Tokyo sẽ đón Thế Vận hội mùa hè 2020 », « Thế vận hội 2020 : Tokyo đi trên mây » và « Tokyo 2020 : quyết định khôn ngoan về kinh tế » lần lượt là những tựa đề trên các báo Le Figaro, Libération và La Croix.
Cả ba tờ báo đều đăng ảnh các thành viên trong phái đoàn Tokyo tại Buenos Aires, Brazil nhảy cẫng vui mừng sau quyết định của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (CIO) chọn Tokyo đăng cai thế vận hội 2020 hôm thứ bảy 07/09 vừa qua. Trong vòng bỏ phiếu lần hai, Nhật Bản bỏ xa đối thủ khi nhận được 60 phiếu ủng hộ so với 36 phiếu cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo Libération và Le Figaro cùng điểm lại nỗi hồi hộp của phái đoàn Nhật Bản. Cho đến những giây phút cuối cùng, Tokyo cảm thấy như mất hết hy vọng để dành tít đăng cai. Chính quyền Nhật Bản e ngại tác động của Fukushima từ hồi cuối tháng Tám vừa qua. Trên thực tế, các vụ tiết lộ rò rỉ nước nhiễm xạ ra biển trong thời gian gần đây cũng đã làm dấy lên nhiều mối quan ngại của các vị quan chức trong CIO về ứng viên Nhật Bản.
Tuy nhiên, cả hai tờ báo đều nhìn nhận, sự nỗ lực hết mình và cách vận động khôn khéo của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được đền đáp xứng đáng. Ngay sau khi kết thúc thượng đỉnh G20 tại Saint-Petersbourg, thủ tướng Nhật đã đến thẳng Buenos Aires để tranh thủ vận động cho Tokyo. Đích thân ông đã đứng ra bảo đảm với các thành viên của CIO rằng « tình trạng Fukushima đã nắm dưới sự kiểm soát […]. Tôi có thể bảo đảm với quý vị là tình trạng này chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ gây ra vấn đề về sức khỏe ».
Tokyo 2020 : niềm hy vọng cho Paris 2024 ?
La Croix giải thích rõ hơn vì sao Tokyo đã được chọn. Trên bình diện kinh tế, chính trị và cơ sở hạ tầng, Nhật Bản hơn hẳn các đối thủ còn lại. Sự bất ổn chính trị, kinh tế yếu kém và nhất là thiếu vắng cơ sở hạt tầng là những điểm mấu chốt khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ bị mất đi cơ hội lần này. Trong khi đó, Tây Ban Nha vẫn chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế. Đối với La Croix, chiến thắng của Tokyo đang đem lại chút tia hy vọng cho Paris tranh quyền đăng cai Thế Vận hội 2024.
Một lý do khác cũng được La Croix đưa ra là theo nguyên tắc « luân phiên châu lục ». Trên thực tế, nguyên tắc bất thành văn này, được ông Pierre de Courbetin đưa ra vào năm 1896, được thực hiện không mấy đều đặn từ năm 1956. Giờ đây, sau 12 năm kể từ Thế vận hội Bắc Kinh 2008, tám năm sau Luân Đôn 2012 và bốn năm sau Rio 2016, thì ngọn đuốc mới lại trở về với châu Á, mà lần này là tại đất nước Mặt trời mọc 2020.
Từ đó, tờ báo rút ra một tia hy vọng cho Paris 2024. Ngay từ Thế vận hội Luân Đôn 2012, tổng thống Pháp François Hollande cũng đã bày tỏ mong muốn được nhìn thấy ngọn đuốc Olympic tại Paris. Tờ báo cho hay kể từ tháng Tư năm nay, Ủy ban Thể thao quốc tế Pháp đã được giao trách nhiệm làm thế nào thu hút sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.
La Croix cũng cảnh giác là để ra tranh quyền đăng cai cho Thế vận hội 2024, nước Pháp cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ nặng ký như Washington, vốn dồi dào về nguồn tài chính, cũng là ưu thế trong con mắt của thành viên CIO. Đáng lo hơn nữa là Nam Phi. Quốc gia này đưa ra một lập luận khá vững chắc : nếu châu Âu, châu Mỹ, châu Á và thậm chí châu Úc cũng đã trải qua cuộc phiêu lưu kỳ thú này, châu Phi cho đến giờ vẫn là châu lục duy nhất bị tước quyền đăng cai.
Ngành du lịch Ai Cập trả giá cho các cuộc Cách mạng triền miên
« Mùa xuân Ả Rập » tại Ai Cập dường như đang không được trọn vẹn. Từ hai năm nay, bất ổn chính trị triền miên không những nhấn chìm đất nước trong hỗn loạn mà còn kéo nền kinh tế suy sụp theo, nhất là ngành du lịch, nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước. Kể từ nhiều tháng nay, du khách đến nước này vắng đi hẳn và nhiều tour du lịch khác cũng đã bị hủy. Chủ đề này được nhật báo Le Monde, trong mục « Trào lưu » đề cập đến qua hàng tựa « Đâu rồi du khách Nhật Bản ? ».
Theo mô tả của tác giả bài viết, các điểm du lịch nổi tiếng rất thu hút khách như các Kim Tự Tháp hoàn toàn vắng bóng khách du lịch. Đây đó, chỉ rải rác có dăm ba người bán đồ lưu niệm, lác đác vài du khách lạc đường, nhưng không được người dân nhiệt tình chỉ dẫn. Trên các đường phố chỉ bao trùm một sự im ắng đơn điệu đến ngao ngán. Không còn cảnh huyên náo buôn chen bán giựt, lừa lẫm khách hàng như các hãng du lịch thường khuyến cáo.
Chỉ đáng thương cho những du khách nào lỡ đặt tour trước khi xảy ra cuộc chính biến. Đến nơi rồi mới biết các tour đi tham quan thắng cảnh hay đền đài đều bị hủy. Một cảnh tượng thảm hại chưa từng có trong ngành du lịch Ai Cập. Cuộc cách mạng dân chủ đã tàn phá nặng nề ngành du lịch đất nước. Tờ báo đơn cử trường hợp một văn phòng du lịch của Admed tại Cairo. Kể từ đầu tháng Chín này, Ahmed liên tục nhận các thư hủy tour.
Cách đây năm năm, khi kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, du khách Brazil và Mêhico thế chân cho du khách Hoa Kỳ. Các tour du lịch đến Ai Cập phải đặt trước cả năm. Thậm chí, các hãng du lịch nước ngoài còn phải năn nỉ anh nhận tiền đặt tour trước. Trong tình hình hiện nay, dù hãng của anh giảm đến 50% giá tour, cũng không cứu vãn được hãng của anh, mà còn tạo thêm mối nghi ngờ nơi khách hàng, cho là có lừa đảo.
0 comments:
Post a Comment