11.09.2013
Gần hai tháng sau khi các blogger tại Việt Nam ra ‘Tuyên bố 258’,
văn bản còn được biết tới với tên gọi ‘Tuyên bố của mạng lưới blogger
Việt Nam’ này đã được chuyển tới nhiều cơ quan ngoại giao và tổ chức
quốc tế uy tín trong bối cảnh một số tờ báo trong nước chỉ trích việc
làm này. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện blogger Mẹ Nấm, một trong những
người tham gia phong trào, về những kết quả đạt được cũng như những dự
định của mạng lưới trong tương lai. Trước hết, blogger Mẹ Nấm nói về
cuộc gặp mới nhất với các đại diện phái đoàn Liên hiệp châu Âu tại Việt
Nam hôm 10/9, ngay trước thềm đối thoại nhân quyền EU – Việt Nam:
Blogger Mẹ Nấm: Trong cuộc gặp với các đại diện của Liên hiệp châu Âu, Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cùng với bản kết luận điều tra trường hợp Đinh Nhật Uy đã được dịch sang tiếng Anh và một số báo cáo khác do các thành viên trong mạng lưới dịch ra tiếng Anh để nói với Hội đồng Nhân quyền của châu Âu rằng chúng tôi ở đây để nói một sự thật khác.
Ngoài những bản báo cáo nhân quyền tốt đẹp mà Việt Nam đưa ra cho quốc tế thì có một sự thật khác mà mọi người phải lắng nghe, đó là tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng blog và mạng xã hội để nói lên tiếng nói của mình.
VOA: Các giới chức châu Âu đã phản hồi ra sao, thưa bà?
Blogger Mẹ Nấm: Các đại diện họ lắng nghe rất chăm chú
và bà giám đốc đại diện cho khối nhân quyền châu Âu đã phát biểu rất rõ
ràng rằng là với sự xuất hiện của các bạn thì ngày mai, trong buổi nghị
trình chính thức với phía Việt Nam, chúng tôi sẽ yêu cầu phía Việt Nam
phải có những cam kết cụ thể, rõ ràng trong tiến trình vào Hội đồng Nhân
quyền Liên Hiệp Quốc 2014 của mình. Tôi nghĩ đó là một cái thành công
nho nhỏ của tất cả những người đang đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở
Việt Nam.
VOA: Theo bà, lý do vì sao mà các đại sứ quán hay các tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới lại muốn gặp các blogger Việt Nam?
Blogger Mẹ Nấm: Thực sự hôm qua trong buổi tiếp xúc, họ nói rất là rõ ràng rằng trong các bản báo cáo nhân quyền từ năm 2009 của Việt Nam và đặc biệt là trong các tuyên bố chung mới đây của khối ASEAN thì tình trạng nhân quyền và các nỗ lực cải thiện đó họ không có nhìn thấy nó được cải thiện, nhất là quyền tự do ngôn luận trên Internet. Vì vậy, khi mà có những cuộc gặp như thế này với giới blogger thì họ cảm thấy rằng là họ cần được chia sẻ nhiều hơn và blogger Việt Nam cần phải lên tiếng vì thế giới họ cần biết nhiều hơn nữa.
VOA: Thưa bà, trong khi các tổ chức quốc tế muốn lắng nghe ý kiến của blogger Việt Nam, thì một số tờ báo do nhà nước quản lý nói rằng, xin trích, “một số người nhân danh "mạng lưới blogger Việt Nam" đã phát tán bản "tuyên bố" đề cập một cách tiêu cực về nhân quyền ở Việt Nam”. Bà có suy nghĩ gì về điều đó?
Blogger Mẹ Nấm: Thực sự thì tôi nói rất rõ ràng rằng tôi không cần phải lấy ví dụ nào về một trường hợp bị vi phạm nhân quyền nào hết bởi vì chính tôi là trường hợp cụ thể nhất về việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tôi hoàn toàn tự tin và tự chịu trách nhiệm về những gì mình phát biểu. Tất cả các thành viên trong Mạng lưới blogger tôi nghĩ rằng mỗi người đều có một câu chuyện nhỏ về cái việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận của mình để kể với thế giới, cho nên những bài báo và những tài liệu đưa ra bên phía nhà nước chúng tôi sẵn sàng đối thoại và sẵn sàng chứng minh rằng là chúng tôi những con người có thật, những con người bị vi phạm quyền tự do ngôn luận, có thật chứ không phải là không.
Hôm qua, trong buổi gặp gỡ với Liên minh châu Âu, họ cũng nói rõ ràng,
họ thừa nhận rằng quyền tự do ngôn luận ở Mỹ thì khác với quyền tự do
ngôn luận ở châu Âu. Nhưng ở châu Âu có những điều luật cụ thể, rất rõ
ràng để cấm người ta, răn đe người ta không vi phạm để khỏi bị phạt. Còn
ở Việt Nam thì những điều luật mơ hồ giống như điều 258, điều 79 hay
88, rất dễ dàng khép tội người ta. Bên cạnh đó còn chưa kể đến một số
nghị định, thông tư, và việc quản lý nữa. Nó có những cái bẫy về mặt
luật pháp dành cho những người sử dụng mạng xã hội để nói lên ý kiến của
mình. Đó là những vấn đề mà bên phía Hội đồng Nhân quyền họ quan tâm.
VOA: Công việc sắp tới của bà cũng như những người thuộc mạng lưới blogger Việt Nam sẽ như thế nào sau khi báo chí Việt Nam đã lên tiếng công kích và một số blogger đã phải lên gặp chính quyền vì ủng hộ Tuyên bố 258?
Blogger Mẹ Nấm: Thực sự là tôi cảm thấy nếu mà họ im lặng thì chứng tỏ rằng là những nỗ lực của chúng tôi không có kết quả gì hết. Nhưng nếu họ đã lên tiếng thì chứng tỏ họ thừa nhận có sự xuất hiện và sự tồn tại của mạng lưới blogger Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một tín hiệu hoàn toàn đáng mừng cho tất cả các anh chị em trong mạng lưới.
Hơn nữa, như là tôi được biết thì sáng hôm nay, có một phong trào của một số blogger mà tôi không biết mặt, các blogger ẩn danh, kêu gọi ký tên vào cái bản phản bác Tuyên bố 258. Cá nhân tôi là một thành viên trong mạng lưới thì tôi nói rất rõ ràng rằng là tôi công khai mời blogger Võ Khánh Linh ra đối thoại trực tiếp với tôi về việc phản bác. Tôi đang để ngỏ lời mời trên Facebook của tôi. Tôi nghĩ rằng là các bạn bè của tôi cũng sẽ ủng hộ vì thực sự đã đến lúc chúng ta không núp sau một cái tên hay cũng không núp sau một cái blog để mà dùng những luận điệu xấu xa để bôi nhọ nhau hoặc là chụp lên đầu nhau những cái mũ rất là kinh khủng.
Nếu mà chúng tôi đã dám can đảm và chúng tôi đã đưa cả tên tuổi, hình
ảnh và can đảm đi gặp những người khác để nói về tình trạng tự do ngôn
luận thì tại sao các bạn phản bác chúng tôi các bạn lại không dám ra
mặt?
VOA: Bà có hy vọng mình sẽ có cơ hội để đối thoại với những người chỉ trích bản thân bà cũng như các thành viên khác của Mạng lưới blogger Việt Nam không?
Blogger Mẹ Nấm: Thật ra tôi không hy vọng nhiều lắm vì những cái blog đó đã xuất hiện từ năm 2009 hay 2010 gì đó. Họ thường đăng những thông tin bôi nhọ về đời tư của những người mà được người khác gọi là các nhà đấu tranh dân chủ. Họ đánh phá từ rất lâu và tôi không có cơ hội được biết mặt mũi, tên tuổi của những người đó.
Tôi thì tôi nghĩ thế này, khi anh kêu gọi cái gì thì anh phải là người có trách nhiệm với lời kêu gọi của mình. Tôi hy vọng rằng blogger Võ Khánh Linh hãy can đảm bước ra đối thoại với tôi – một người đang bị phản bác.
Blogger Mẹ Nấm: Trong cuộc gặp với các đại diện của Liên hiệp châu Âu, Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cùng với bản kết luận điều tra trường hợp Đinh Nhật Uy đã được dịch sang tiếng Anh và một số báo cáo khác do các thành viên trong mạng lưới dịch ra tiếng Anh để nói với Hội đồng Nhân quyền của châu Âu rằng chúng tôi ở đây để nói một sự thật khác.
Ngoài những bản báo cáo nhân quyền tốt đẹp mà Việt Nam đưa ra cho quốc tế thì có một sự thật khác mà mọi người phải lắng nghe, đó là tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng blog và mạng xã hội để nói lên tiếng nói của mình.
VOA: Các giới chức châu Âu đã phản hồi ra sao, thưa bà?
Ngoài những bản báo cáo nhân quyền tốt đẹp mà Việt Nam đưa ra cho quốc tế thì có một sự thật khác mà mọi người phải lắng nghe, đó là tình trạng bắt giữ tùy tiện những người sử dụng blog và mạng xã hội để nói lên tiếng nói của mình.
VOA: Theo bà, lý do vì sao mà các đại sứ quán hay các tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới lại muốn gặp các blogger Việt Nam?
Blogger Mẹ Nấm: Thực sự hôm qua trong buổi tiếp xúc, họ nói rất là rõ ràng rằng trong các bản báo cáo nhân quyền từ năm 2009 của Việt Nam và đặc biệt là trong các tuyên bố chung mới đây của khối ASEAN thì tình trạng nhân quyền và các nỗ lực cải thiện đó họ không có nhìn thấy nó được cải thiện, nhất là quyền tự do ngôn luận trên Internet. Vì vậy, khi mà có những cuộc gặp như thế này với giới blogger thì họ cảm thấy rằng là họ cần được chia sẻ nhiều hơn và blogger Việt Nam cần phải lên tiếng vì thế giới họ cần biết nhiều hơn nữa.
VOA: Thưa bà, trong khi các tổ chức quốc tế muốn lắng nghe ý kiến của blogger Việt Nam, thì một số tờ báo do nhà nước quản lý nói rằng, xin trích, “một số người nhân danh "mạng lưới blogger Việt Nam" đã phát tán bản "tuyên bố" đề cập một cách tiêu cực về nhân quyền ở Việt Nam”. Bà có suy nghĩ gì về điều đó?
Blogger Mẹ Nấm: Thực sự thì tôi nói rất rõ ràng rằng tôi không cần phải lấy ví dụ nào về một trường hợp bị vi phạm nhân quyền nào hết bởi vì chính tôi là trường hợp cụ thể nhất về việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tôi hoàn toàn tự tin và tự chịu trách nhiệm về những gì mình phát biểu. Tất cả các thành viên trong Mạng lưới blogger tôi nghĩ rằng mỗi người đều có một câu chuyện nhỏ về cái việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận của mình để kể với thế giới, cho nên những bài báo và những tài liệu đưa ra bên phía nhà nước chúng tôi sẵn sàng đối thoại và sẵn sàng chứng minh rằng là chúng tôi những con người có thật, những con người bị vi phạm quyền tự do ngôn luận, có thật chứ không phải là không.
Thực sự thì tôi nói rất rõ ràng rằng tôi không cần phải lấy ví dụ nào về một trường hợp bị vi phạm nhân quyền nào hết bởi vì chính tôi là trường hợp cụ thể nhất về việc bị vi phạm quyền tự do ngôn luận.
VOA: Công việc sắp tới của bà cũng như những người thuộc mạng lưới blogger Việt Nam sẽ như thế nào sau khi báo chí Việt Nam đã lên tiếng công kích và một số blogger đã phải lên gặp chính quyền vì ủng hộ Tuyên bố 258?
Blogger Mẹ Nấm: Thực sự là tôi cảm thấy nếu mà họ im lặng thì chứng tỏ rằng là những nỗ lực của chúng tôi không có kết quả gì hết. Nhưng nếu họ đã lên tiếng thì chứng tỏ họ thừa nhận có sự xuất hiện và sự tồn tại của mạng lưới blogger Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một tín hiệu hoàn toàn đáng mừng cho tất cả các anh chị em trong mạng lưới.
Hơn nữa, như là tôi được biết thì sáng hôm nay, có một phong trào của một số blogger mà tôi không biết mặt, các blogger ẩn danh, kêu gọi ký tên vào cái bản phản bác Tuyên bố 258. Cá nhân tôi là một thành viên trong mạng lưới thì tôi nói rất rõ ràng rằng là tôi công khai mời blogger Võ Khánh Linh ra đối thoại trực tiếp với tôi về việc phản bác. Tôi đang để ngỏ lời mời trên Facebook của tôi. Tôi nghĩ rằng là các bạn bè của tôi cũng sẽ ủng hộ vì thực sự đã đến lúc chúng ta không núp sau một cái tên hay cũng không núp sau một cái blog để mà dùng những luận điệu xấu xa để bôi nhọ nhau hoặc là chụp lên đầu nhau những cái mũ rất là kinh khủng.
Nếu mà chúng tôi đã dám can đảm và chúng tôi đã đưa cả tên tuổi, hình ảnh và can đảm đi gặp những người khác để nói về tình trạng tự do ngôn luận thì tại sao các bạn phản bác chúng tôi các bạn lại không dám ra mặt?
VOA: Bà có hy vọng mình sẽ có cơ hội để đối thoại với những người chỉ trích bản thân bà cũng như các thành viên khác của Mạng lưới blogger Việt Nam không?
Blogger Mẹ Nấm: Thật ra tôi không hy vọng nhiều lắm vì những cái blog đó đã xuất hiện từ năm 2009 hay 2010 gì đó. Họ thường đăng những thông tin bôi nhọ về đời tư của những người mà được người khác gọi là các nhà đấu tranh dân chủ. Họ đánh phá từ rất lâu và tôi không có cơ hội được biết mặt mũi, tên tuổi của những người đó.
Tôi thì tôi nghĩ thế này, khi anh kêu gọi cái gì thì anh phải là người có trách nhiệm với lời kêu gọi của mình. Tôi hy vọng rằng blogger Võ Khánh Linh hãy can đảm bước ra đối thoại với tôi – một người đang bị phản bác.
http://www.voatiengviet.com/content/hanoi--thua-nhan-su-ton-tai-cua-mang-luoi-blogger-vietnam/1747690.html
0 comments:
Post a Comment