Sunday, April 21, 2013

THƠ NGÀY QUỐC HẬN

30-4-3Đã 38 năm qua, nhưng những người dân sinh sống dưới chính thể VNCH vẫn bàng hoàng như mới ngày hôm qua, vẫn đau cái đau của vết thương còn rỉ máu, vẫn cảm thấy bầu trời vừa mới sụp đổ. Những người biết trước – dù một cách rất đơn sơ – về Việt Cộng đã vội “cao chạy xa bay”, dù ra đi với bao tức tưởi đau thương. Những người tin rằng “chế độ nào thì cũng vậy, tay làm hàm nhai, tay không làm thì hàm nghỉ”, nhưng sau này, họ mới biết, chế độ Cộng Sản không phải vậy. Dưới chế độ Cộng Sản người dân tay làm nhưng hàm không nhai. “Cái lầm lớn nhứt thế kỷ”, những người đã lầm sau này còn ân hận gấp trăm ngàn lần những kẻ ra đi. Vì chế độ Cộng Sản khác hẳn tất cả các chế độ trong lịch sử nhân loại, và sau này, chắc chắn cũng không có chế độ nào tàn độc như chế độ Cộng Sản.
Việt Cộng đã “rút kinh nghiệm” tàn ác:
- Thực dân Pháp và VNCH có chế độ tù nhân rất đầy đủ, ăn uống đầy đủ, có bác sĩ săn sóc, không kiểm soát chặt chẻ nên VC đã lợi dụng để: dưỡng sức, bàn chuyện chính trị. Ngoài ra, chúng còn “đổ cát vào cơm” để vu vạ cho chính quyền, đòi những tên phản chiến thân Việt Cộng “vào thăm và tiếp nhận nguyện vọng…”. Chúng có biết đâu, cơm tù do nhà thầu cung cấp, nếu “đổ cát vào cơm thì bị phạt và không được tiếp tục cung cấp thực phẫm, không được đấu thầu!!! Rút kinh nghiệm đó, VC chỉ cho tù nhân ăn đói khát, làm lao động cực nhọc, giết chết tù nhân bằng bệnh tật…
- Rút kinh nghiệm ở VNCH tự do biểu tình, tự do ngôn luận v.v… VC đàn áp triệt để biểu tình, cấm tất cả các báo, đài của tư nhân.
Những ngày gần đây, VC còn chường hẳn bộ mặt nham nhở hãnh diện được phục vụ Tàu Cộng trong công cuộc chiếm dần lãnh thổ cả lãnh hải. Trước những tin tức dồn dập từ VN được loan truyền khắp thế giới, cụ Vũ Đình Hậu đã viết những bài thơ về Ngày Quốc Hận, lời thơ mộc mạc, có khi “quá thật thà”, nhưng cũng đã nói lên được hầu hết khía cạnh của cuộc đời người dân sống dưới chế độ VC. Bài thứ nhứt:
TongPhucĐÃ HÈN, LẠI ÁC
(Hèn với giặc, ác với dân)
Đảng Quyền bán Nước, lẫn buôn Dân
Tham nhũng khắp, trên dưới hưởng phần
Luật pháp hoang đường, vô Pháp Luật
Nhân Quyền kìm kẹp, xiết Quyền Dân
Tinh thần YÊU NƯỚC cấm bày tỏ…
Khiếp nhược NGOẠI XÂM, dâng ĐẤT (BIỂN) dần
Mạt kiếp Cộng nô TRƠ cái Mặt!!!
Độc quyền (tài) lỳ lợm, họa vào thân!!
Lão ông  Vũ Đình Hậu
Với 6 câu đầu. cụ Vũ Đình Hậu đã vẽ nên toàn cảnh tội ác dả man cũng như tư cách hèn hạ của Việt Cộng.
“Đảng quyền bán nước lẫn buôn dân” là Việt Cộng tự cho mình có toàn quyền cai trị dân chúng. Gần đây, VC vừa “mở trói” cho dân chúng được “Góp Ý sửa đổi Hiến Pháp”, đại đa số những người góp ý đều cho rằng bản Hiến Pháp mới cần phải bỏ điều 4, vì điều này cho phép Đảng Cộng Sản toàn quyền cai trị đất nước là một điều không thể chấp nhận. Nhưng cũng có những tên nô lệ của Việt Cộng đã lý luận rằng dù có sửa chữa bao nhiêu lần, điều 4 của Hiến Pháp vẫn phải duy trì, vì đảng Cộng Sản đã lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ đã thành công, thì đảng có toàn quyền cai trị dân chúng. Đây là một lối ngụy biện mà đứa con nít cũng không thể chấp nhận được:
Một là bất cứ cuộc đấu tranh giành độc lập, đánh đuổi ngoại xâm đều là ý chí và công lao đấu tranh của toàn dân. Hai là 2 cuộc chiến mà VC gọi là “đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” là 2 cuộc chiến Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản “tự tạo ra” để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản vì cả 2 cuộc chiến đều có thể tránh khỏi. Sau Thế Chiến Thứ 2, tất cả các nước bị đô hộ đều được trả độc lập. Ba là ngày càng rõ bộ mặt làm tay sai cho Tàu Cộng của VC và tham nhũng, tàn ác. Như vậy, đảng Cộng Sản có tội với dân tộc, tổ quốc chứ không có công.
“Đảng quyền bán nước lẫn buôn dân” tóm gọn lại những sự kiện nêu trên của VC vừa bán nước, vừa buôn dân.
“Tham những khắp trên, dưới hưởng phần”. Ngày nay, chính những tên chóp bu VC cũng công khai nhìn nhận nạn tham nhũng tràn lan trên đất nước, VC cũng nhìn nhận đây là quốc nạn thực ra là Đảng nạn. Hầu như tất cả sai phạm nhất là sai phạm về tham nhũng, những tên chóp bu VC đều cho là vì “trên bảo dưới không nghe” (sic). Đây là thành ngữ tiếu lâm mà VC “dốt” nên đem dùng để chạy tội ác đã làm trò cười cho mọi người. Nếu quả thực dưới tham nhũng mà không có lệnh trên, trên không được hưởng thì không bao giờ “trên” lại dung túng cho “dưới”. Còn nếu “lãnh đạo tong tắng” mà không diệt trừ được “quốc nạn tham nhũng” của bề dưới thì lãnh đạo bất tài, cần phải thay thế. VC không thể chối tội ác tham nhũng được.
“Luật pháp hoang đường, vô Luật pháp
Nhân quyền kìm kẹp xiết Dân quyền”.
Thông thường, “Luật Pháp” kể cả Hiến pháp; phải là một cơ quan độc lập trong tam quyền phân lập mới có quyền viết ra luật pháp và buộc hành pháp phải thi hành mới gọi là luật pháp. VC bất chấp, pháp luật của chúng tùy theo từng giai đoạn, tùy theo địa phương mà cán bộ ra “nghị quyết” miễn là có lợi cho Đảng, thế là pháp luật. Có khi chính cán bộ VC lại vi phạm nghị quyết do chúng đẻ ra. Tóm lại chuyện Pháp Luật của Việt Cộng chỉ là “hoang đường” không có trên thực tế.
Con người sinh ra có 2 quyền mặc nhiên có và bất khả nhượng, đó là Nhân Quyền và Dân quyền. Về Nhân quyền, bản tuyên ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc đã qui định rõ ràng mà VC đã ký vào. Còn Dân quyền tức quyền Công Dân, hiến pháp VC ngoài điều 4 ra, tất cả các điều khác cũng “văn minh” như ai, nhưng, dưới mỗi cái “quyền dân như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do ứng cử v.v…, VC lại thêm một câu: phải tuân theo pháp luật. Nói cách khác, cái “pháp luật” của VC ngồi trên cả Hiến Pháp, cái loại pháp luật cả Tuyên Quốc Tế Nhân Quyền mà cụ Vũ Đình Hậu gọi là:
“Pháp luật hoang đường, vô luật pháp”.
Cả năm châu bốn bể, ai cũng biết Trung Cộng đang xâm lấn nước ta và VC là tay sai đắc lực cửa Việt Cộng. Rủi cho VC là trong khi đó, Philippines cũng tranh chấp với Trung C%ông. Những việc làm của Phi là cai gương phản chiếu bộ mặt trơ trẻn của VC, nhất là trong khi dân chúng Phi tổ chức những cuộc biểuy tình chống đối Trung Cộng, chính phủ Phi chẳng những không đàn áp mà còn khuyến khích, thế mà VC lại đàn áp, trơ cái mặt thớt, thực là:
“Khiếp nhược ngoại xâm, dân đất (biển) dần.
Mạt kiếp Cộng nô trơ cái mặt”
Người ta làm Việt Gian, liếm gót quân xâm lược người ta còn biết thẹn, dấu mặt chứ VC rất lấy làm hãnh diện TRƠ cái mặt thớt ra. Chúng mất nhân tánh rồi.
Cái mà cụ Vũ Đình Hậu than một câu chót thật là bi thương uất hận:
“Độc quyền lỳ lợm, họa vào thân”
Chắc chắn cái nghiệp bán nước buôn dân của VC thế nào cũng bị trả báo. Đọc câu thơ này tôi nhớ một bài thơ cũ được đọc từ hồi còn “trị” Quốc Văn giáo khoa thư lớp đồng ấu:
“Con chim nọ phải tên bị chết,
Than mấy câu giải hết nỗi niềm
Nói ra thêm não thêm phiền,
Trách nhân loại lòng hung, dạ độc,
Nhổ cánh này làm đốc tên kia (1)
Những loài thất đước hợm chi
Vạ này hẵn cũng có khi vào mình.
Xem rong đám sinh linh đồng loại
Cũng cánh này mà hại cánh kia(1)
1) Dùng lông cánh chim này làm đuôi mũi tên để giết chim khác.
Con chim bị giết than mấy câu để “tiên báo” kẻ giết nó cũng sẽ lãnh cái họa như nó. Rồi nó chết. Nhưng toàn dân VN sẽ không thể chết mà Hãy Vùng Lên. Đó cũng là một bài thơ thứ 2 của cụ Vũ Đình Hậu :
DaDaoVCBanNuocHÃY VÙNG LÊN
(Trừ gian, diệt ác)
Bốn ngàn năm mở Nước Nam Nhà
Vua Chúa, Quan, Dân, gây dựng ra,
Tổ Quốc thiêng liêng, Tiên Tổ ngự (1)
Giang sơn gấm vóc, đã thăng hoa
Toàn dân chung sống cùng bờ cõi (2)
Chẳng phải RIÊNG TƯ CỦA “ĐẢNG ta”
Đoạt quyền sinh sát, cùng lủng đoạn
TOÀN DÂN QUẬT KHỞI DỰNG SƠN HÀ
Lão ông Vũ Đình Hậu
1) Ý thơ của Lý Thường Kiệt
(2) Lãnh thổ của một đất nước.
Kể từ ngày dựng nước, Tổ Tiên ta, từ Vua, Chúa, Quan, Dân đều một lòng; một mặt gìn giữ giang sơn khỏi bị ngoại nhân chiếm đoạt, mặt khác lo xây dựng một nền văn hóa văn minh vừa độc đáo, vừa tân tiến. Từ quan niệm về hôn nhân, về đạo đức, về xã hội, văn tự, v.v… Có thể nói là mọi mặt đều được thăng hoa.
Có nhiều người cho rằng “văn hóa Việt Nam cũng là văn hóa của Tàu” hay chịu ảnh hưởng của Tàu nặng nề. Có, chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Tàu, nhưng có 2 điều cần lưu ý, một là chúng ta chịu ảnh hưởng của Tàu những cái “trang sức bên ngoài” như chữ viết của Tàu, hệ thống triều đình, quan niệm vua tôi v.v… Nhưng về “cốt lỏi” dân tộc ta có những nét độc đáo riêng. Trong phạm vị một bài viết “đọc thơ” không thể nào trình bày đầy đủ, hơn nữa vì khả năng hạn hẹp, chúng tôi chỉ nêu lên vài điểm chính mà thôi. Về mặt xã hội, trong khi người Tàu quan niệm về phụ nữ: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Người Việt trái lại quan niệm vai trò phụ nữ rất quan trọng: lấy chồng là gánh vác giang sơn nhà chồng. Người vợ Tàu gọi chồng là “Tướng Công và người chồng gọi vợ là Phu nhân”. Ít ai để ý đến chữ “phu nhân”, phu nhân là người của người chồng. “Của” tức là vật sở hữu. Còn người Việt chồng hay vợ, đều gọi nhau bằng “mình”, vừa bình đẳng, vừa thân thương rất độc đáo cả thế giới ít nơi quan niệm như vậy. Ngoài ra, người đàn bà khi lấy chồng vẫn giữ họ của mình. Đa số các dân tộc Á châu đều đa thê và chồng có quyền ly dị vợ, ngược lại, vợ rất ít khi phải ly dị chồng riêng Việt Nam dưới thời Đệ Nhứt Cộng Hòa đã có Luật Gia Đình chấm dứt đa thê và không cho phép ly dị. Phụ nữ Việt Nam đã được giải thoát hoàn toàn. Luật này do dân biểu Trần Lệ Xuân tức bà Ngô Dình Nhu bảo trợ. Tiếc thay, vì lý do chính trị và vì ngu dốt, “Tổng thống Dương Văn Minh đã bải bỏ luật này Về xã hội, quan niệm người Việt còn độc đáo hơn nữa. Đông Phương rất trân quý chữ “ĐỨC”:
“Người trồng cây HẠNH người chơi,
Ta trồng cây ĐỨC để đời con ăn”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Tuy vậy, trong nhân gian thường nói:
Con gái nhờ Đức cha,
Con trai hưởng lộc mẹ”
Người con gái Việt Nam mang cái ĐỨC CỦA CHA về nhà chồng, khi có con trai lại cho con trai cái “Đức” của ông ngoại – một gia tài quý nhất của gia đình người con gái – cho con trai mình. Con trai mình nhờ cái Đức đó, trau dồi và làm cho giàu có thêm, để rồi cho con gái mình đem đến gia đình khác. Chỉ có 8 chữ, người Việt đã viết lên và thực hành một triết lý, một quan niệm xã hội tốt đẹp, lý tưởng hơn lý thuyết “đại đồng dổm” của Cộng Sản. Trong khi người Tàu không chia của cho con gái. Luật Hồng Đức chẳng những chia của cho con gái mà dành ra một chương nói rất khúc chiết về “Hộ Hôn Điền Sản”. Cố giáo sư Vũ Văn Mẫu thường kể chuyện cho sinh viên nghe rằng: Lúc Giáo sư còn làm Ngoại Trưởng của chính phủ Ngô Đình Diệm, một hôm Thủ Tướng Nheru của Ân Độ đến Việt Nam do lời mời của TT Ngô Đình Diệm. Biết giáo sư Vũ Văn Mẫu là “cây cỗ thụ luật khoa Việt Nam “. Thủ tướng Ấn Độ rất hãnh diện nói về nền luật pháp của Ấn Độ. Giáo sư Mẫu đã trình bày cho Thủ Tướng Ấn Độ về luật Hồng Đức, nhất là quan niệm của bộ luật này về phụ nữ khiến Thủ Tướng Ấn Độ đã nói không ngờ luật Hồng Đức “sinh ra” trước luật Napoléon cả hai ba thế kỷ mà lại văn minh như vậy”.
Là một nước nông nghiệp:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
Trâu cùng với người làm việc vì:
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy AI mà quản công”
Quan niệm về thú vật rất rộng rãi khi dùng chữ Ai cho người với vật. Chưa, nông dân còn “chia phần và lo lắng ” cho đời sống của người cũng như trâu:
“Bao giờ cây lúa còn bông,
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”.
Lo lương thực cho con người (bông lúa) thì cũng lo cho con vật (cỏ) như nhau.
Càng đi vào đời sống của dân tộc Việt Nam , càng thấy văn hóa Việt Nam rất hoàn hão. Trước cả khi Phật Giáo đến Việt Nam (quan niệm vật và người) Trước cả Công Giáo được truyền vào Việt Nam :Thờ Trời, “Mình ơi”, Adam nói về Eva trong Cựu Ước; “Người này, xương bởi xương tôi, thịt bởi thị tôi” . Việt Nam chỉ cần 2 chữ “Mình ơi” (Mình: thể xác và tâm hồn), là tất cả con người đó. Đời sống, truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt Nam là công lao của toàn dân chứ không phải của riêng ai.
Cả giang sơn gấm vóc cũng là của con người và vật cũng được đối đãi rất nhân hậu, vật chung lo công việc với người, người cũng lo cho vật đầy đủ thức ăn như người (lúa và cỏ). Trái lại với Việt Cộng:
Quyền cai trị dân là của Đảng. Đảng chỉ lo vơ vét tài nguyên, lo bóc lột những gì dân có mà không lo cho dân.
Giang sơn là của toàn dân, không phải của riêng ai, càng không phải là của đảng Cộng Sản Việt Nam, vì đảng Cộng Sản có tội chứ không có công.
Phải tiêu diệt Cộng Sản mới có thể xây dựng sơn hà.
Kiêm Ái

0 comments:

Powered By Blogger