Nhân đọc bài "Lệnh trục xuất và mười giờ làm việc với an ninh Việt Nam"
của anh Đỗ Trường tôi xin được phép chia sẻ một vài hiểu biết của mình
cùng bà con trong thôn như sau. Có lẽ từ khi về lại Đức không ít lần anh
Đỗ Trường tự hỏi tại sao lãnh sự quán VN tại Frankfurt có thể làm ăn bê
bối như vậy khi biết anh là người "có vấn đề" nhưng lại vẫn cấp Visa để
rồi sau đó trục xuất, khiến cho anh vừa bị mất thời gian, tiền bạc và
gặp phải rắc rối với an ninh làm gì vậy chứ? Xin thưa rằng tất cả đầu
dây mối nhợ là từ cái bộ phận an ninh "đóng đô" trong hầu hết các đại sứ
quán và lãnh sự quán của vẹm mà ra. Nhiệm vụ của chúng là điều hành
mạng lưới IM (Inoffzieller Mitarbeiter tức cộng tác viên) với mục đích
cài đặt mật vụ, thu thập thông tin, đánh phá làm suy yếu và sau cùng làm
tan rã tất cả các tổ chức hội đoàn độc lập, không phân biệt đó là tổ
chức chính trị, tôn giáo hay xã hội hầu thực hiện nghị định 36 do trung
ương cộng sản đề ra.
Những người có "tên tuổi" trong cộng đồng thường được họ "chiếu cố" cấp
Visa cho về khi có nhu cầu. Họ thừa biết về VN anh như cá nằm trong rọ
chẳng làm ăn được gì. Mặt khác, là công dân tự do sống trong xã hội dân
chủ như Đức có bao giờ anh thèm liên hệ với lãnh sự quán vẹm làm gì.
Muốn điều tra tìm hiểu thông tin về anh hay qua anh họ cũng không biết
làm sao. Chính vì vậy cách tốt nhứt là họ để anh về trong nước và bộ
phận quản lý "Việt kiều" Đức sẽ ra tay với anh. Lẽ ra việc "hỏi cung"
cục an ninh đã thực hiện ngay khi anh vừa đáp xuống sân bay Nội Bài,
nhưng vì là dịp Tết có nhiều người về họ khá bận rộn và nhất là vì anh
có "kẹp" 10 Euro trong Passport nên cái thằng nhân viên cửa khẩu mau mắn
đóng dấu một cái "cộp" để anh đi qua cho nhanh để nó còn tranh thủ "thu
gom" tiếp nữa. Vì đã về VN rồi thì anh như cá nằm trong anh rọ chạy
được đi đâu nên chúng vẫn còn nhiều cơ hội. Và điều đó xảy ra khi anh
đáp chuyến bay vô Sài Gòn. Chiến thuật "hỏi cung" của an ninh thường đi
theo một trình tự nhứt định. Sau dâm ba câu thăm hỏi xã giao họ nhập đề
bằng câu "chúng tôi có một số thông tin về hoạt động chống nhà nước của
anh, vậy đề nghị anh tự khai những gì về mình đã làm bên ấy". Đa phần
chẳng ai tự động khai gì hết nên sau đó tụi an ninh mang ra hình ảnh bài
vở mà chúng thu thập được để chứng minh và yêu cầu đối tượng "họp tác".
Trước đó chúng bắn tin cho biết là có khả năng anh sẽ bị trục xuất. Đây
là thủ đoạn tâm lý khiến cho nạn nhân hoang mang đứng trước sự chọn lựa
hoặc là "hợp tác" để được cho ở lại, hoặc phải chịu bị trục xuất.
Mục đích tiếp theo mà an ninh vẹm nhấm đến là yêu cầu nạn nhân ký giấy
"nhận tội" mà theo họ nói là để trình lên cấp trên xem xét coi có cho
anh ở lại được hay không (lừa lần 1). Với hy vọng nếu "nhận tội" an ninh
vẹm sẽ cho ở lại nên nhiều người đành nhấm mắt ký cho xong. Sau khi có
chữ ký đi một vòng quay lại nhân viên an ninh cho biết "tội của anh lớn
lắm nên xếp không đồng ý xét cho anh ở lại, chỉ có một cách duy nhứt là
anh phải lập công chuộc tội, thì lần sau chúng tôi sẽ xét cho về" (lừa
lần 2). Như vậy muốn có cơ hội về lại VN nạn nhân thì chỉ còn cách "họp
tác" với họ dài hạn. Và đây chính là mục đích sau cuối mà an ninh muốn
đạt được. Viên an ninh vì vậy có đề nghị với anh Đỗ Trường là khi về lại
bên Đức nên tham gia sinh hoạt với hội nhà văn của chúng (lừa lần 3).
Ban đầu nghe ra sao mà nó nhẹ nhàng và "nhân bản" quá. Nhưng sự thật
đằng sau đó là một âm mưu thâm độc để chúng phát triển mạng lưới mật vụ
IM cho ý đồ thực hiện nghị định 36 nêu ở phần trên.
Cộng sản có thật sự muốn cho phong trào văn nghệ ở hải ngoại phát triển
không? Câu trả lời là không, vì phong trào văn nghệ của các hội đoàn
người Việt Tự Do từ ngày có mặt trên nước Đức đã phát triển rất mạnh
rồi, không chờ đến vẹm bõ tiền và công sức thêm nữa. Và nếu thật sự có
nhu cầu thì văn nghệ sĩ chuyên nghiệp trong nước thất nghiệp thiếu gì,
thích thì chúng có thể đưa cả đoàn sang Đức "phục vụ" miễn phí. Không
cần đến anh Đỗ Trường đâu. Khi anh vào đó rồi chúng sẽ không để yên anh
mà sẽ ép anh làm một số công tác khác cho chúng. Lấy thí dụ, vì mật vụ
Stasi biết anh có quan hệ tốt với Phương Trượng chùa Viên Giác chúng
giao anh nhiệm vụ tìm hiểu và chờ có một cơ hội nào đó gài bẫy tạo nên
Skandal để làm mất uy tín của thầy Như Điển với giới Phật tử. Hoặc cậy
sự tin tưởng ở thầy Như Điển anh mượn máy computer của chùa để đọc nhờ
Email và nhân đó cài đặt phần mềm gián điệp "Ngựa Trojan" vào v.v. Tiền
bạc thì vẹm có thừa và không ngại cung cấp để các "cộng tác viên" của
chúng thực hiện những mục tiêu gian ác như vậy.
Trong thời gian qua đã có một số người vì thương nhớ gia đình, vì nhẹ dạ
nên bị rơi vào bẫy của mật vụ, cuối cùng đã trở thành "cộng tác viên"
IM của chúng từ lúc nào mà không biết. Và hậu quả tới giờ thì không nhỏ.
Chính vì vậy các hội đoàn của người Việt Tự Do cần phải cảnh giác và để
ý những hành động bất thường. Xin đơn cử: Sau khi bức tường Berlin sụp
đổ rất nhiều anh chị em từ Đông Âu chạy sang Tây Đức xin tị nạn. Trong
số họ không ít người được mật vụ vẹm cài vào. Các hội đoàn bên Tây Đức
ban đầu thấy đồng hương mình thoát được cộng sản hoan hỷ ra tay giúp đỡ,
từ thông dịch làm giấy tờ xin tị nạn, đến giúp thi làm bằng lái, dạy
tiếng Đức và xin việc làm. Khi đời sống ổn định, những thành phần được
mật vụ cài vào xin đóng góp trong cộng đồng chẳng hạn như phụ giúp nấu
nướng buôn bán gây quỹ trong các buổi lễ, hay nhận dạy lớp tiếng Việt
cho trẻ em trong cộng đồng. Đến một lúc nào đó họ trở thành một thành
viên đắc lực. Kể cả khi hội đoàn chào cờ, hát quốc ca VNCH họ cũng vẫn
hát "tỉnh bơ" và khi tham biểu tình chống vẹm họ cũng "có mặt" luôn.
Niềm tin và tình thân từ đó được kết chặc. Lúc này thì không ai xem họ
là người bên kia nữa và sẵn sàng "tâm sự" hết những điều thật riêng tư,
những câu hỏi thắc mắc của họ đặt ra đều được trả lời đến nơi đến chốn.
Nhờ vậy nên các thông tin và hình ảnh của các "đối tượng" hôm trước hôm
sau đã có mặt trên bàn bộ phận an ninh ở tòa đại xứ và lãnh sự quán của
vẹm. Nếu không thì ở đâu mật vụ ở trong nước có được hình ảnh hay bài vở
và tên thật của những người như anh Đỗ Trường, trong khi làm thơ anh
chỉ sử dụng bút danh? Một người từ "bên kia" sau khi sang "bên này" cuối
cùng còn làm nên những điều như vậy thì thử hỏi nếu chúng "thu nạp"
được một người có quan hệ xã hội rộng rãi như anh Đỗ Trường và ép làm
"cộng tác viên" cho chúng thì hậu quả sẽ cỡ nào nữa?
Chúng ta vì vậy cần phải hết sức cảnh giác trước những âm mưu phá hoại
của vẹm và chẳng những vậy mà còn cần phải chặt đứt đi những cánh tay
bạch tuộc làm cộng tác viên cho mật vụ vẹm nữa. Họ là những con Zombi
chết chưa chôn, nếu không triệt hạ sẽ làm lây nhiễm rộng ra trong cộng
đồng. Trong quá khứ cơ quan tư pháp Đức đã bỏ tù và sau đó trục xuất một
số người về tội làm gián điệp cho thế lực nước ngoài. Một vụ việc xảy
ra tại thành phố Ansbach thuộc bang Bayern nơi mà anh Đỗ Trường đang cư
ngụ đối với một người Trung Quốc. Những người này nhận chỉ thị của toà
đại xứ nước này theo dõi đồng hương của mình đang sinh sống tại Đức.
Link về những bản án ấy sẽ được phổ biến ở cuối bài này. Nói chung luật
pháp ở những quốc gia dân chủ không cho phép làm những trò dơ bẩn ấy.
Những ai đang làm cộng tác viên IM cho mật vụ vẹm cũng sẽ phải lãnh án
tương tự nếu bị phát hiện. Vì những người này chưa biết việc làm của họ
vi phạm luật pháp và sẽ bị tòa án ở các nước tự do phạt rất nặng có khả
năng đến mứt "trục xuất" nên đã manh tâm "họp tác". Tôi nghĩ, nếu bài
này được phổ biến sẽ khiến một số đông trong họ suy nghĩ lại.
Không biết anh Đỗ Trường có dự tính thưa vụ việc này với chính quyền hay
không? Vì rõ ràng anh là người bị hại vì "ai đó" đã theo dõi, chụp hình
và báo cáo về các hoạt động của anh ở Đức cho mật vụ CSVN. Nếu muốn làm
thì rất dễ. Anh chỉ cần đến cơ quan Verfassungsschutz (bảo vệ hiến
pháp/phản gián) nơi anh cư ngụ và trình báo vụ việc. Bằng nghiệp vụ họ
sẽ tìm ra ai là công tác viên IM từng theo dõi và thu thập thông tin về
anh cung cấp cho mật vụ vẹm. Hoặc anh cũng có thể trình báo vụ việc
"Anzeige gegen Unbekannte" (đề nghị truy tố thủ phạm mà mình không biết
là ai) với bất kỳ cơ quan cảnh sát nào nơi anh cư ngụ. Cơ quan cảnh sát
ấy sau đó sẽ chuyển đơn kiện của anh lên cho bộ phận Verfassungsschutz
nói trên để cơ quan này điều tra tiếp.
Để bảo vệ mình hữu hiệu trong những tình huống như anh Đỗ Trường khi về
VN thì trước khi lên máy bay chúng ta nhớ cài số điện thoại của tòa đại
xứ và của bộ ngoại giao quốc gia mình đang cư ngụ vào điện thoại. Khi bị
bắt nếu an ninh không tịch thu điện thoại di động ngay thì chúng ta bấm
máy liên lạc với tòa đại xứ và cho biết tình trạng của mình. Nếu như bị
tịch thu điện thoại di động thì phương án B phải được triển khai. Số
điện thoại của bộ ngoại giao Đức 0049/3018170 luôn có người trực 24/24.
Trước khi đi nên dặn dò với người thân là nếu bị mất liên lạc một cách
không bình thường thì phải lập tức gọi số của bộ ngoại giao và thông báo
rằng người thân của mình đang đi du lịch Việt Nam bỗng nhiên bị mất
tích và có khả năng đã bị xã hội đen "bắt cóc". Thường khi nghe đến chữ
"bắt cóc" thì bộ ngoại giao sẽ vào cuộc rất nhanh vì nó ảnh hưởng đến
tánh mạng của công dân bị mất tích. Lúc đó họ sẽ liên hệ trực tiếp ngay
với tòa đại xứ Đức tại VN yêu cầu làm rõ vụ việc. Khi tòa đại xứ Đức
liên hệ với bộ ngoại giao VN yêu cầu hỗ trợ tìm người bị mất tích thì an
ninh khó lòng giữ người được lâu nữa. Mặt khác thì bộ ngoại giao VN
cũng khó ăn khó nói với tòa đại xứ nước ngoài về lý do mà an ninh bắt
giữ công dân của nước họ.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ ngăn được phần nào sự lộng hành của an ninh và mật vụ cộng sản.
Và dưới đây là những bản án đơn cử mà cơ quan tư pháp Đức đã dành cho
các tên chỉ điểm về tội hoạt động gián điệp chống lại CHLB Đức:
Tháng 3/2013: Người Trung Quốc bị phạt tù 11 tháng
Tháng 5/2008: Người Sudan bị phạt tháng tù giam
Tháng 9/2013: Người Iran 30 tháng tù
0 comments:
Post a Comment