Mấy ngày nay tin lan truyền lãnh đạo Huế định làm thịt 2100 cây đại
thụ đẹp quý hiếm tại Cố Đô và chặt bỏ 700 có niên đại từ 30 năm đến gần
100 năm gây sốc mọi người.
Tin này chỉ được lan tải khi báo chí phanh phui vụ chặt hạ cây ở Hà Nội
bị cả nước ném đá thì tin này ở Huế bị bóc trần. Sau khi có một số trang
mạng thông tin Huế sẽ chặt hạ 3.500 cây xanh trên 256 tuyến phố để thay
thế cây mới, sáng 26.3, ông Nguyễn Cẩn, giám đốc Trung tâm công viên
cây xanh tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hoàn toàn không có chuyện này, đó
chỉ là dự thảo nội bộ, và số liệu điều tra của một nhóm sinh viên thực
tập.
Bản dự thảo do nhóm sinh viên nghiên cứu, điều tra cho thấy, trên 50
tuyến đường này có 6.942 cây xanh sẽ bị chặt hạ. Phương án dự kiến sẽ
giữ nguyên trạng hơn 5.600 cây, di dời 507 cây đến trồng các đường khác
và trồng mới hơn 2.100 cây; chặt bỏ hơn 700 cây tạp (không có trong danh
mục cây xanh đường phố), cây sâu bệnh, kém phát triển.
Đây là hình ảnh cây đã hơn 100 tuổi.
Những cụ già cây này có độ tuổi là 70 đến 100 năm.
Mặc dù cán bộ nhà nước Huế thanh minh không có chuyện này mà chỉ là dự
án và tài liệu lưu hành nội bộ nhưng tin chính xác cho biết nếu vụ chặt
cây xanh ở Hà Nội không bị phanh phui và cả nước lên án thì dự án này đã
được tiến hành đầu tháng 4 này.
Theo thông tin trên một số báo, trang mạng, tháng 10.2014, trung tâm này
đã lập bản dự thảo dự án thay thế, chỉnh trang cây xanh đường phố Huế
giai đoạn 2015-2019. Theo đó, dự kiến chặt bỏ 3.811 cây tạp, cây sâu
bệnh, kém phát triển trong tổng số hơn 21.300 cây xanh trên các đường
phố. Việc chặt bỏ này sẽ tiến hành trong năm năm 2015-2019 đồng thời giữ
nguyên trạng hơn 14.700 cây, di dời hơn 2.800 cây sang trồng trên các
tuyến đường khác và trồng mới gần 14.600 cây. Dự toán tổng chi phí cho
cả giai đoạn 2015-2019 hơn 90 tỉ đồng. Ông Cẩn cho biết, đây mới chỉ là
dự thảo, tài liệu do nhóm sinh viên điều tra nội bộ và hiện nay vẫn chưa
trình UBND thành phố Huế.
Theo ông Cẩn, hiện nay, tổ tư vấn và phòng kỹ thuật đang đi điều tra,
xác định xem cây nào hư hỏng, cây tạp thì phải thay thế. Việc thay thế
cây mới là công việc thường xuyên hàng năm trước mùa mưa bão, được các
ban ngành cùng tham gia, chứ không riêng trung tâm công viên cây xanh
Huế.
Trước việc một số trang mạng đăng thông tin về chặt 3.500 cây xanh ở
Huế, ông Cẩn gay gắt: “Tôi đã trả lời rất nhiều báo, rằng đây là tài
liệu này chỉ lưu hành nội bộ và mang tính tham khảo. Vì là hồ sơ dự án
do trung tâm lập, chưa trình, chưa được thông qua nên cũng không có giá
trị pháp lý gì cả. Không biết báo chí lấy tài liệu ấy ở đâu, tôi không
hề cung cấp cho họ. Con số 3.500 cây xanh được đề nghị chặt hạ này,
không biết từ đâu ra”.
Các nhà thổ nhưỡng và môi trường đã đến tận nơi xem xét và cho đăng ảnh
thì cây xanh ở Huế có niên đại ít nhất là 30 tuổi và phần nhiều là cây
hơn 100 tuổi, cá biệt có cây là 300 tuổi hoặc hơn. Đây là cây quý hiếm
hơn cả cây ở Hà Nội đã bị chặt phá.
Cây xanh này có độ tuổi 20 năm che mát hai bên đường đang định chặt phá
hay di dời. Nhiều đại gia đã đặt mua để tròng trong vườn.
Theo ông Cẩn, Trung tâm đã hoàn thành hồ sơ dự án trồng, thay thế, chỉnh
trang cây xanh tại 50 tuyến đường trung tâm TP.Huế. Cụ thể, của dự án
này nếu được phê duyệt sẽ tiến hành từ cuối năm 2015-2016 với tổng số
vồn đầu tư 10.207.434.000 đồng. Phạm vi thực hiện dự án là 50 tuyến
đường. Hiện tại, 50 tuyến đường này có 6.942 cây xanh. Dự án có đề xuất
trồng thay cây chết, cây sâu bệnh, cây kém phát triển, cây nhỏ, cây
không đúng chủng loại quy hoạch. Ông cẩn khẳng định dự án này đến nay
vẫn chưa được thành phố phê duyệt.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết: "Không có
chuyện Huế chặt bỏ 3.500 cây xanh trên 256 tuyến phố, tôi đã yêu cầu Văn
phòng UBND TP.Huế kiểm tra gấp sự việc này. Tôi khẳng định 100%, đó là
thông tin sai sự thật. Cũng không có chuyện các cấp có thẩm quyền của
thành phố đã phê duyệt, thông qua đề án chặt bỏ, thay thế hệ thống cây
xanh đường phố Huế”.
Người ta đặt câu hỏi là tại sao thành phố không có dự án hay tài liệu để
bảo vệ cây xanh này mà lại có tài liệu dự án chặt và di dời cây? Rõ
ràng đây là ý đồ đã có từ trước chẳng qua khi vụ chawttj cây ở Hà nội bị
dư luận cả nước phản đối kịch liệt thì lãnh đạo Huế mới giật mình thanh
minh cãi chầy mà thôi.
Còn bao kịch bản dự án này ở trong cặp của lãnh đạo một số tỉnh và thành phố?
Hú vía! Dù sao cây quý vẫn chưa bị hạ, số mạng của nó mới ở trong cặp
ông chủ tịch thành phố Huế thôi. Cảm ơn nhân dân Hà nội và đồng bào cả
nước cũng như báo chí khắp nơi vừa qua đã lên tiếng cứu cây ở thủ đô và
cũng có công lao cứu cây ở cố đô Huế. Người ta lo rằng có nhiều ông chủ
tịch tỉnh, thành phố trong cả nước cũng có dự án như thế này nhưng chưa
kịp thực thi. Không biết các vị này đã xé bỏ đi chưa hay chờ khi dư luận
xẹp xuống thì sẽ làm tiếp?
Ngày 28 tháng 3 năm 2015.
0 comments:
Post a Comment