Thêm một điều nên biết về Hồ: khiếu âm nhạc Tàu như đấm vào tai...
Tôi đã có bài “Hơn 20 điều nên biết về Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh”
để phân biệt rõ Hồ Tàu với Nguyễn Sinh Coong. Rồi gần đây có tài liệu
có tài liệu của Cục lưu trữ của chính CSVN khẳng định Hồ Chí Minh là
thiếu tá tình báo tàu khựa Hồ Quang sinh 1901 - một người Tàu biết tiếng
Việt (quốc ngữ), chả dính lứu gì đến con ông Nguyễn Sinh Sắc ở xứ Nghệ
đã chết khoảng 1932 ở Hong Kong cả. Có vẻ như CSVN bắt đầu thấy không
“giấu phân” được nữa thì “bới phân ra ngửi”, chơi bài ngửa-bài cùn của
bọn hủi nhưng có hội có dao có súng: “Ừ, ‘cha già dân tộc’ của đảng
chúng tao là người Tàu đấy! Chúng mày làm gì được đảng Tàu chúng tao
nào?!...”
Hôm nay, đọc bài “Tư tưởng Hồ qua hòn đá” trên DLB của tác giả Nguyễn Bá Chổi và bài “Hồ Chí Minh! Ông là ai?” trên CXN của tác giả Không Nói Được, thấy tức cười cho Hồ và cho cả cái đất nước “nâng bi Hồ” vì sợ cộng sản VN này quá.
Về bài “tư tưởng hòn đá” của bác Chổi, tất nhiên là tôi cũng đã bị nhồi
phải thuộc bài thơ “tuyệt tác” này của Hồ từ nhỏ, thậm chí bị nghe người
ta phổ nhạc và hét nó ra rả nữa. Một cô giáo chủ nhiệm lớp 5 của tôi
ngày xưa còn dàn dựng và bắt bọn tôi đóng vở kịch “khiêng đá” nữa kia!
May mà tôi nhận luôn là mình diễn xuất kém nên không được vinh dự
“khiêng đá”. Tóm lại, bé tí như tôi hồi đó còn thấy và chê “bài thơ dở
ẹc mà cũng ca với kịch, con làm thơ hay hơn nhiều!”, ba tôi chỉ cười,
chị tôi trợn mắt; “thơ bác đó em...” Nhưng hồi đó tôi chưa nghĩ là Hồ đã
cuỗm ý cho bài thơ từ một câu châm ngôn ngạn ngữ nào đó của dân tộc Hẹ
hay một vùng dân nào đó của Tàu mà từ đó hồi nhỏ Hồ được dạy, khi đóng
vai “cha già dân tộc” rồi Hồ cố tận dụng nó để bịp bợm dân Việt (nhưng
đã làm cho nó tệ hơn vì ngạn ngữ - wisdoms phải ngắn gọn súc tích như
viên kim cương mà bị Hồ vì ngu dốt lại đập vỡ cấu trúc của nó ra rồi dán
keo lại cho dài hơn, thành “bài thơ hòn đá” của Hồ chứa “tư tưởng
lớn”... sic!)… Và CSVN có đại tác phẩm... hòn đá to!
Bài viết của bác Chổi còn làm tôi nhớ đến một bài hát yêu thích duy nhất
của Hồ nữa, cũng kiểu “tư tưởng hòn đá”, rất hiển nhiên và ai cũng biết
đó, cái cũng từng làm khổ tai (đau tai, nhức óc) chúng tôi rất nhiều,
vì nó rất lủng củng và cục súc, nghe như ai đấm vào tai vậy (cả nhạc và
lời). Đó là bài hát “Kết đoàn” của Tàu cộng mà lẽ ra tôi nên cho vào
thêm trong “Hơn 20 điều nên biết về Hồ...” – điều này là về khiếu âm nhạc Tàu “như đấm vào tai” của Hồ, mà lúc đó lại chưa nghĩ đến…
Phải nói, kẻ có khiếu âm nhạc rất kém như tôi cũng rất khó chịu với bài
“kết đoàn” của Tàu, hay âm nhạc Tàu nói chung, nhất là âm nhạc CS Tàu,
thì Hồ phải có khiếu âm nhạc “củ chuối” thế nào mới lấy bài này làm “tủ
một ngăn” đi đâu cũng chỉ một bài đó khoe ra, để mị dân. Lẽ ra, là “cha
già dân tộc Việt”, dù “cha dổm” đi nữa, thì bài hát tủ của “cha già”
khoe ra cũng phải là bài hát Việt chứ, hà Hồ hán gian?! Nhưng không, áo
Tàu vẫn lộ đuôi Tàu.
Nói chung, tôi chưa thấy một nhạc sĩ VN nào mê nhạc Tàu nói chung, chứ
chưa nói đến thứ nhạc luôn “như đấm vào tai” của CS Tàu. Âm nhạc của
CSVN, phải công nhận, với những Văn Cao, Phạm Tuyên, Văn Tý, Phan Huỳnh
Điểu... lại rất hay, vì họ được đào tạo bởi văn hóa và âm nhạc Pháp, sau
này là Nga (còn đỡ hơn Tàu). Vì thế mà bài “kết đoàn” của Hồ Tàu không
có chỗ đứng ỏ VN sau thời 50-60 của Hồ. Thế mà, gần đây Hội Âm nhạc-Nhạc
sĩ VN lại muốn chọn bài đấm vào tai là “Kết đoàn” làm bài hát chính
thức của Hội mình, thì là họ muốn công khai thừa nhận ba điều: Cha già
dân tộc của họ là Tàu, Hội Âm nhạc VN chỉ là chi nhánh của Hội Tàu mà
thôi, và độ trơ âm nhạc của họ đã vượt qua trình độ “đấm vào tai” của Hồ
tàu, họ không còn xứng với các bậc tiền bối.
Còn bài viết “Hồ Chí Minh! Ông là ai?” của bác Không Nói Được thì có ý này tôi không đồng ý được, nhưng vẫn nói được ra, là:
“Do vậy, việc tìm hiểu ông Hồ Chí Minh có phải là một ủy viên tình
báo Trung Quốc cài đặt hay không, không còn quan trọng trong tình thế
hiện nay. Vì nếu thật sự ông là người Trung Quốc đi nữa và nếu ông có
sống lại đi nữa, ông cũng không thể làm hơn những gì đảng cộng sản Việt
Nam đã và đang thực hiện trong công cuộc đưa nước Việt Nam vào sự lệ
thuộc về mọi mặt đối với chính quyền Bắc Kinh như mọi người đã thấy.” (ht)
Tuy nhiên, tác giả vẫn tự mâu thuẫn với điều trên khi nói: “Tuy vậy,
chúng ta cũng nên biết ông Hồ Chí Minh là ai?” Và :“Vì nếu ông Hồ Chí
Minh mà họ tôn thờ như một thánh tổ là người của tình báo Trung Quốc thì
đảng Cộng sản Việt Nam sẽ bị huỷ diệt trong giây phút.” (ht)
Đúng vậy. Tôi xin nhắc lại quan điểm đã nói rõ nhiều lần, rằng chúng ta
cần biết rõ ngay (càng sớm càng tốt) HCM là ai, bởi vì nếu HCM là Tàu
(điều hôm nay ngày càng có khả năng cao hơn, đã đến trên 90% số trí thức
bắt đầu nghi ngờ Hồ là Tàu rồi, không còn 50/50 nữa) thì đảng CSVN sẽ
tan rã trong mắt dân VN trong phút chốc - và đó là điều chúng ta cần
nhất cho phong trào đấu tranh Dân chủ cho VN hôm nay: CSVN sụp đổ. Còn
gì tốt hơn cho Dân chủ, cho nước Việt và dân tộc Việt là CSVN tự sụp đổ
trong phút chốc khi thần tượng của số đông những kẻ bị mê muội - những
đảng viên cấp thấp và dân ngu thôi - sụp đổ?
Tại sao điều đó quan trọng thế? Là vì nếu Hồ đã trần truồng là người Tàu
trước cả 93 triệu người Việt trên khắp thế giới thì người Việt cũng sẽ
nhìn ra ngay cả một hệ thống mạng lưới tình báo gián điệp Tàu đông đảo
và chằng chịt với gốc rễ nhiều đời đan chéo nhau trong đảng CSVN và
chính quyền, trong xã hội của CSVN hiện nay - và cái mạng lưới gián điệp
Tàu đó cũng phải bị lột ra và cuốn xéo về Tàu! Từ đó, dân tộc Việt Nam
mới có thể có Độc lập, từ Độc lập mới có Tự do của Con người, và chỉ
những Con người VN Tự do đó mới có thể vươn lên Thành công Hạnh phúc, xã
hội Thịnh vượng.
Vì thế, bài viết này của tôi chỉ là thêm một hòn sỏi nhỏ cần thiết đặt
lên phía chứng minh Hồ là Hán gian trên đất Việt, việc mà tôi đang và sẽ
còn làm cho đến cùng, ngã ngũ, dù tôi vẫn có thể sai.
Về bài “Kết đoàn” của Tàu
Trên trang cá nhân của Nguyễn Phúc Kỳ, tôi “lượm” được (cảm ơn bác/bạn NPK!):
"Theo trang Bách khoa của TQ (http://baike.baidu.com/view/252130.htm):
"Đoàn kết là sức mạnh" Mục Hồng viết lời, Lư Túc phổ nhạc, ra đời tại
một ngôi làng nhỏ thuộc Khu Hoàng Nê, huyện Bình Sơn, Biên khu Tấn Sát
Kí vào 6.1943. Để phản đối giặc Nhật tới Biên khu cướp lương thực, thực
hành chính sách điên cuồng "cướp sạch, giết sạch, đốt sạch", Đoàn phục
vụ mặt trận Tây Bắc thâm nhập vào Bình Sơn, Hà Bắc cùng tham gia đấu
tranh với đông đảo quần chúng ở Phần Trĩ, Sơn Tây. Để phối hợp với cuộc
đấu tranh này, các đồng chí Mục Hồng và Lư Túc đã cùng nhau cấp tập sáng
tác trong khoảng 3-4 ngày vở ca kịch nhỏ "Đoàn kết là sức mạnh". Trong
quá trình tập vở ca kịch này, mọi người cảm thấy tình tiết kịch vẫn còn,
tức cảm thấy cần thêm chút bất ngờ ở phần kết thúc, để làm mất cảm giác
là đã chấm dứt. Họ tổng hợp ý kiến của mọi người lại và quyết định để
Mục Hồng viết lời, Lư Túc phổ nhạc, làm thêm một màn kết thúc cho vở ca
kịch, thế là bài hát kinh điển nổi tiếng "Đoàn kết là sức mạnh" đã được
ra đời như vậy đấy.
*) Nguyên văn lời bài hát:
团结就是力量,
团结就是力量,
这力量是铁,
这力量是钢,
比铁还硬,
比钢还强,
向着法西斯帝开火,
让一切不民主的制度死亡!
向着太阳,
向着自由,
向着新中国
发出万丈光芒!
Dịch nguyên văn:
Đoàn kết là sức mạnh,
Đoàn kết là sức mạnh,
Sức mạnh này là sắt,
Sức mạnh này là gang,
Còn cứng hơn cả sắt,
Còn mạnh hơn cả gang,
Bắn vào đế quốc phát xít,
Cho tất cả chế độ bất dân chủ chết hết!
Hướng tới mặt trời,
Hướng tới tự do,
Hướng tới Trung Quốc mới
Phát ra hào quang muôn trượng!
*) Lời bài hát Kết đoàn tiếng Việt:
Kết đoàn chúng ta là sức mạnh
Kết đoàn chúng ta là sắt gang.
Đoàn kết ta bền vững.
Dù sắt hay là gang, mà sắt với gang còn kém bền vững.
Chúng ta thề đánh tan quân thù, thực dân,
Đế quốc, sài lang với phe phản động, ta đập tan hoang.
Tiến tiến mau mau cờ tự do đang reo hò trong ánh dương,
Xây đời mới trong dân chủ mới!
*) Mời nghe đại hợp xướng "Kết đoàn là sức mạnh" của TQ:
Mời nghe bài "Kết đoàn" của Việt Nam:
---(Hết trich dẫn)---
Và chúng ta cũng không khó khăn gì để tìm thấy vài tài liệu về “sự kiện
âm nhạc VN” tối ngày 3/9/1960 Hồ đã ngẫu hứng trước mặt cả khách quốc tế
(tôi đoán là học sinh sinh viên quốc tế thôi, hoặc một đoàn cán bộ CS
Tàu, các đồng chí của Hồ?) khi nhảy lên trước dàn nhạc công và hợp xướng
của sinh viên các trường đại học HN bắt nhịp bài “Kết đoàn” của Tàu:
“Hôm đó là tối 3/9/1960 tại công viên Bách Thảo, Hà Nội, Bộ Văn hóa
cùng thành phố Hà Nội tổ chức dạ hội chào mừng thành công của Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ III. Tham gia biểu diễn trong dạ hội gồm nhiều
đoàn nghệ thuật, nhiều đơn vị, mỗi đoàn được bố trí vào một sân khấu
biểu diễn riêng.
Sân khấu mà tôi tham gia biểu diễn gồm Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam
với biên chế “4 quản”, gồm 114 nhạc công, có thể nói đây là dàn nhạc
giao hưởng lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam; cùng với dàn đại hợp
xướng (800 người), đây là hợp xướng tập hợp bởi sinh viên của các trường
cao đẳng, đại học tại Hà Nội.
Bác đến hoàn toàn bất ngờ, chúng tôi không ai biết trước cả. Lúc đó
tôi là trưởng dàn nhạc, khoảng gần 20h, sắp sửa biểu diễn, hợp xướng và
dàn nhạc đã tập kết vào vị trí. Tôi đang chuẩn bị soạn tổng phổ, đũa chỉ
huy để lên giá nhạc cho chỉ huy Nguyễn Hữu Hiếu.
Bất ngờ, tôi nhìn thấy Bác Hồ đi cùng nhiều vị khách quốc tế. Tôi và
mọi người rất vui mừng, nhưng cũng rất lúng túng chưa biết xử trí ra sao
thì Bác và các vị khách nước ngoài đã đến trước dàn nhạc. Bác bảo tôi
ngồi xuống, rồi hỏi lớn mọi người: “Các cháu có biết bài Kết đoàn
không?”. Nhiều người đồng thanh: Thưa Bác có ạ! Sau đó Bác đứng lên bục
chỉ huy và cầm chiếc đũa mà tôi đã để sẵn trước đó.
Tôi vội đứng lên và nói lớn với dàn nhạc: Chúng ta cùng chơi “ton” đô.
Rồi dưới đũa chỉ huy của Bác, bài Kết đoàn vang lên, dàn đại hợp xướng
800 người hòa cùng dàn nhạc giao hưởng 114 người nhịp nhàng, hùng hồn...” - NS Phan Phúc kể. (ht)
Vài câu hỏi và suy luận
Về xuất xứ và “nghệ thuật” của bài hát thì rõ rồi: của Tàu khựa, và
không ngửi được. Nó sặc máu bắn giết kiểu Tàu, và sặc mùi Tàu trong từng
từ, từng câu, từng nhịp hồng hộc... Nào là “bắn vào đế quốc, phát xít”,
“cho tất cả... chết hết’, nào là “hướng tới mặt trời, hướng tới Trung quốc mới”, nào là “phát ra hào quang muôn trượng!” (sic!)
Tại sao bài hát đó không được phổ biến lắm ở VN mà Hồ vẫn ngẫu hứng nhảy
ra đòi làm nhạc trưởng cho dàn nhạc “chơi”, mà cả dàn nhạc (chuyên
nghiệp) thì lúng túng chơi không được? Vì không mấy ai biết bài “kết
đoàn” đó của Tàu (và vì nó dở ẹc nữa) nên Phan Phúc phải nhảy ra hướng
dẫn mọi người chơi mỗi tôn “đô” thôi, còn 800 sinh viên thì may mà biết
hát bài đó vì được các cán bộ “Việt- Tàu” nhồi nhét rồi trong sinh hoạt
đoàn đội rồi. Là vì nó rất phổ biến ở Tàu (nên Hồ biết), và Hồ muốn khoe
nó ở cả VN cho các đồng chí Tàu thấy, hay đơn giản là lấy le với khách
quốc tế? Một bài hát mà người hát tự hát, nhạc công chỉ chơi tôn đô
trưởng để đệm thì “nhạc trưởng” làm gì? Hắn chỉ lấy le vung tay khua đũa
loạn lên theo lời hát (mà hắn cũng biết) cho oai thôi... để chụp ảnh
thôi.
Nhưng câu hỏi chính của tôi ở đây là: Bài hát ra đời tháng 6/1943 bên Tàu, trong vùng chiến tranh du kích của Tàu cộng, thì Hồ nghe được và thuộc nó ở đâu và khi nào? Tại sao nó lại là bài hát duy nhất mà “cha già dân tộc” biết và mang ra khoe tài trước thiên hạ?
Thứ nhất, từ 1943 đến 1960, trên danh nghĩa thì Hồ ở VN, đã là “lãnh tụ
tối cao” CSVN rồi “cha già dân tộc VN” thì việc nếu Hồ tiếp xúc và biết
bài Kết đoàn ở VN sẽ được CSVN ghi lại chi tiết để nâng bi Hồ (như các
vụ Hồ đi rửa chân, vệ sinh ven đường thì các nơi đó cũng được dựng bia
kỷ niệm vậy...) - nhưng chúng ta tuyệt nhiên không thấy tài liệu nào nói
về Hồ và “âm nhạc cách mạng” nào, trừ lần Hồ chọn bài quốc ca trong
hang Pác Bó - lần đầu. Như vậy, khả năng Hồ học công khai bài này ở Việt
Nam rất ít.
Khả năng thứ hai là Hồ vẫn học ở VN nhưng chỉ nghe qua đài (radio) Bắc
Kinh (lén lút và không ai biết?). Điều này rất có thể, vì Hồ là một gián
điệp siêu hạng. Và thứ ba là Hồ phải tiếp xúc và học bài hát đó bên Tàu
và không có người Việt nào chứng kiến để “ca ngợi” sự kiện đó cả.
Như vậy, về địa điểm Hồ tiếp xúc và học được bài “Kết đoàn” là ở bên Tàu
và trong bối cảnh 100% của CS Tàu (không có người Việt nào biết), có
khả năng khá cao - nếu không, kẻ nào biết Hồ học hát “Kết đoàn” ở VN đã
rất tự hào phun ra rồi.
Về thời gian thì cũng có nhiều khả năng. Nếu Hồ biết bài “Kết đoàn”
trong 6 năm đầu của bài hát, tức trong chiến tranh của Tàu cộng, trước
1949, thì lúc đó chắc chắn Hồ chưa được vào vai “cha già dân tộc” ở VN,
vẫn chỉ là một cán bộ tuyên truyền và tình báo của Tàu cộng thôi. Trong
trường hợp này, Hồ “kết đoàn” chỉ là nhân viên tình báo Hoa Nam thứ hai
hoặc thứ ba sau này được cho vào vai “cha già dân tộc VN” từ trước 1960
mà thôi. Nếu nhìn kỹ ảnh Hồ đang “làm nhạc trưởng” năm 1960 chúng ta
thấy Hồ “kết đoàn” thấp hơn hẳn Hồ đọc Tuyên ngôn năm 1945 và Hồ đi Pháp
năm 1946 khoảng mươi phân.
Nếu Hồ tiếp xúc và học được bài “Kết đoàn” sau 1950 đến 1960 thì đó chỉ
có thể là trong các chuyến đi bí mật của Hồ về Tàu mà CSVN không có
người theo Hồ và không nắm rõ được, nên đã không “ghi vào lịch sử đảng”
CSVN được. Nhưng tôi tin khả năng này ít có hơn vì: khí đó Hồ già rồi -
gần 60, là kẻ quan trọng lắm rồi (ngang thành viên Bộ CT của CS Tàu),
những khi trốn về Tàu Hồ chỉ lo báo cáo cho Hoa Nam và Mao/Chu xong rồi
đi ăn chơi hưởng thụ gái gú chứ học các bài hát cách mạng để tuyên
truyền làm gì nữa - cái đó Hồ (Quang) đã phải học khi còn trẻ, là sĩ
quan tình báo tuyên truyền thôi - cùng với nữ đồng chí Lâm Y Lan chả
hạn. Vì đó cũng là thời gian bài hát đó thịnh hành bên Tàu (kháng Nhật).
Tôi nghiêng về khả năng thứ nhất, rằng Hồ “kết đoàn” đã học được bài hát
“Kết đoàn” ở bên Tàu khi còn trẻ và chưa là “cha già dân tộc Việt”, khi
còn đang là sĩ quan tuyên truyền - tình báo của Tàu cộng thôi, trong
khi đó đã có một Hồ Quang Tàu khác (người cao hơn) đang vào vai “cha già
dân tộc” ở VN rồi.
Đồng thời và như vậy chúng ta cũng đã trả lời câu hỏi tại sao Hồ chỉ có
một bài hát “tủ một ngăn” đó thôi? Là vì nó là kỷ niệm từ thời trẻ của
Hồ, có nhiều kỷ niệm Hồ gắn bó với nó trước khi sang VN vào vai HCM -
“cha già dân tộc”.
Kết
Chúng ta nhớ, lần thứ ba và là lần cuối cùng CSVN ghi nhận về nhu cầu và
khiếu âm nhạc của Hồ là đúng 9 năm sau, mấy ngày trước 3/9/1969, trong
khi hấp hối Hồ đã yêu cầu các y tá Tàu hát bài hát Tàu cho Hồ nghe, và
Hồ mãn nguyện... chết, kiểu Tàu!?
Điều đó không chỉ nói về khiếu âm nhạc Tàu của Hồ nữa, mà nói là về sự
gắn kết cội nguồn cá nhân với Tàu của Hồ rồi. Nói cách khác, đam mê âm
nhạc Tàu đã làm lộ đuôi cáo tàu của Hồ.
0 comments:
Post a Comment