Quỳnh Tân
27/03/2015
Tin tức Bất chấp dư luận phản ứng quyết liệt, chính quyền tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục cho lấp sông. Sáng 27.3, trên Thanh Niên, các chuyên gia cảnh báo: 'Đồng Nai vi phạm hàng loạt các qui định pháp luật' nhưng chủ đầu tư thì vẫn thi công.
27/03/2015
Tin tức Bất chấp dư luận phản ứng quyết liệt, chính quyền tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục cho lấp sông. Sáng 27.3, trên Thanh Niên, các chuyên gia cảnh báo: 'Đồng Nai vi phạm hàng loạt các qui định pháp luật' nhưng chủ đầu tư thì vẫn thi công.
Người ta vẫn tiếp tục lấp sông Đồng Nai - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Từ
thuở nằm nôi cho đến lúc chết, ai cũng có một quê hương cho riêng mình.
Và trên mảnh đất đã nuôi ta khôn lớn ấy bao giờ cũng chất chứa trong
tim một dòng sông tuổi thơ êm đềm ắp đầy thương nhớ.
Mặc
dù tôi không được sinh ra ở Đồng Nai nhưng Cù lao Phố gắn bó với tôi và
bạn bè bằng nhiều kỷ niệm. Nơi ấy có một dòng sông bao la, xanh mướt
mát tầm mắt, đẹp như dải lụa mềm. Buổi chiều ra bờ sông ngồi dưới những
tán lá, đón những làn gió thổi quét qua mát rượi. Tôi và người dân
TP.HCM mang ơn con sông này đã mang nguồn nước ngọt dồi dào đến nuôi
sống, tắm mát cả thành phố với hơn 10 triệu dân.
Vì
vậy, những ai yêu con sông hiền hòa này đều lặng người và sốc trước
cách ứng xử quá thô bạo của một số người khi dám lấp sông xây dựng cái
gọi là đô thị văn minh bán kiếm lời.
Được
biết, dự án sẽ được triển khai trong vòng 9 năm, gồm 3 giai đoạn với
tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 tỉ đồng. Giai đoạn 1 từ năm 2013 - 2016,
kinh phí 416 tỉ đồng để lập thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, cải tạo
cảnh quan môi trường, làm hạ tầng… Giai đoạn 2 từ 2016 - 2019, kinh phí
khoảng 800 tỉ đồng để phát triển khu thương mại, văn phòng, trung tâm
mua sắm… Giai đoạn 3 đến năm 2022, kinh phí 800 tỉ đồng để làm cao ốc
văn phòng, khách sạn, khu dân cư…
Là
một nhà nghiên cứu khoa học, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh
thái học miền Nam, đại diện khu vực phía nam của Mạng lưới sông ngòi VN
(VRN) than thở trên báo chí: “Tôi rất lấy làm tiếc cho UBND tỉnh Đồng
Nai vì trước đây họ đã ra sức bảo vệ dòng sông này trong vấn đề thủy
điện Đồng Nai 6 và 6A thì nay họ lại làm ngược lại hoàn toàn. Đó là sự
mâu thuẫn rất lớn mà tôi không thể hiểu. Công trình đó chẳng khác nào
một con đập thủy điện. Chúng ta cần phải hiểu hai bên sông là một hệ
sinh thái chứ không phải chỉ là bờ sông đơn thuần. Nó giống như một
chiếc áo bảo vệ và cả chức năng như một hệ lọc để bảo vệ chất lượng
nước, trong đó diễn ra sự trao đổi và lọc nước, khí, các sinh vật đất,
động vật đáy, giữa bờ và đáy sông... Chính vì vậy, tác động đến bờ sông
đầu tiên là tác động đến hệ sinh thái của dòng sông làm mất chức năng
bảo vệ nguồn nước. Thứ hai là ven bờ sông có tài nguyên đa dạng sinh học
mà những người sống ven sông phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đấy chẳng
hạn đánh bắt thủy sản ven sông”.
Bất chấp dư luận phản ứng quyết liệt, chính quyền tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục cho lấp sông. Sáng 27.3, trên Thanh Niên, các chuyên gia cảnh báo: 'Đồng Nai vi phạm hàng loạt các qui định pháp luật' nhưng chủ đầu tư thì vẫn thi công.
Như
vậy, rõ ràng khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” hoàn toàn
không có giá trị gì đối với dự án “khủng khiếp” này. Môi trường tự thân
nó đã cân bằng, cây xanh làm “lá phổi”, còn dòng sông cung cấp nước và
ổn định môi trường. Nhưng con người đang cố tình phá vỡ hệ sinh thái đó.
Sau vụ Hà Nội “thảm sát” cây xanh đang phải gấp rút sửa sai thì lẽ nào
tỉnh Đồng Nai vẫn cố tình phớt lờ khi tiếp tục cho máy ủi, máy xúc san
đất cát lấp sông Đồng Nai… Tội nghiệp một dòng sông hiền hòa vô tội sắp
sửa bị bức tử.
Quỳnh Trân (*)
(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người dân TP.HCM.
0 comments:
Post a Comment