Nguồn Thời Báo - March 21, 2015
Đoàn Dự ghi chép
Thưa
quý bạn, trong lịch sử nước Trung Hoa từ muôn đời trước hầu như không
lúc nào là không có chiến tranh và nghèo đói. Ngay cả đời nhà Đường, là
thời đại tương đối rất khá, vậy mà nhà thơ Đỗ Phủ (712-770) sống trong
thời đó cũng viết: “Chu môn tửu nhục xú, lộ bàng đống nỗi cốt”
– “Trong cửa son mùi rượu thịt nồng nặc, bên lề đường có xương người
chết vì đói rét”. Đời Đương Huyền Tông, tức Đường Minh Hoàng, coi như
rất thịnh trị, cũng bị An Lộc Sơn khởi loạn, đánh cho tơi bời hoa lá
phải bỏ ngai vàng chạy vào Tứ Xuyên, dân chúng đói quá có nhiều người
phải đổi con cho nhau để ăn thịt. Hơn 1.200 năm sau, đến thời Mao Trạch
Đông (1893-1976), nhà văn Mạc Ngôn – giải thưởng Nobel Văn Chương 2012 –
trong tác phẩm Báu vật của đời, nói rằng
trong thời Đại Cách mạng văn hóa 1959-1961 của “Mao chủ tịch”, dân chúng
nhiều người phải ăn cả lá dâu, xác chết đói la liệt.
Nay,
những thời nghèo đói đã qua đi, Trung Quốc đã tương đối phát triển.
Chúng ta nói “tương đối” là so sánh với các thời đại trước của họ mà
thôi, chứ hiện nay trong nước vẫn còn người giàu người nghèo, người sung
sướng kẻ khốn khổ cùng cực, chưa thể so sánh với nhiều nước bên Tây
phương được. Mà, khi đã giàu có thì “phú quý học làm sang”, dân chúng
Trung Quốc nhiều người đi du lịch cho biết đó biết đây và tỏ ra ta cũng
văn mình không kém gì thiên hạ. Tuy nhiên, sự “văn minh” của họ không
giống ai hết. Bản tính bủn xỉn, keo kiệt vốn có từ nhiều đời trước, họ
bỏ ra hàng ngàn Mỹ kim để đi du lịch thì được nhưng lại tiếc 5 bath Thái
Lan, tức tương đương với 3.500 đồng Việt Nam hay 18 xu Mỹ (cứ 31 bath
ăn 1 Mỹ kim), không chịu vào nhà vệ sinh, phóng uế tùm lum tà la tại các
danh lam thắng cảnh hoặc các chùa chiền được coi là linh thiêng nhất,
khiến dân chúng Thái Lan hết sức bất mãn. Cả thế giới không nước nào ưa
nổi khách từ Trung Hoa Lục địa.
Bây
giờ xin mời quý bạn xem xét những hành vi trời ơi đất hỡi chẳng “văn
minh” một tí nào hết của họ. Tất cả đều có hình ảnh chứng minh cụ thể,
chỉ tiếc là các hình ảnh này được khách du lịch các nước chụp bằng
cell-phone trong lúc bất ngờ nên không được rõ lắm. Xin mời quý bạn coi
qua cho biết…
1. Hành khách Trung Quốc hất nước nóng và tô mì vào mặt nữ tiếp viên Thái
Ngày
11/12/2014, trên chuyến bay của Thai AirAsia từ Bangkok đi thành phố
Nam Kinh, Trung Quốc, một nữ hành khách Trung Quốc đã hất nước nóng và
tô mì vào mặt một tiếp viên Thái Lan vì cô tiếp viên này cứ theo số ghế,
không chịu đổi chỗ cho 4 người cùng nhóm được ngồi gần nhau. Các hành
khách khác trên máy thấy việc tạt nước nóng và ném tô mì là quá quắt nên
thì thầm, dị nghị với nhau. Một thanh niên cùng nhóm với 3 người kia
hét lớn, la mắng mọi người là hãy câm miệng đi, việc “con nhóc” tiếp
viên bị bỏng chỉ là tai nạn nho nhỏ không đáng kể khi bưng nước nóng và
tô mì vậy thôi. Anh ta còn dọa nếu mọi người không câm miệng, anh ta sẽ
đánh bom máy bay cho chết cả lũ.
Sự
việc đã khiến phi công trưởng buộc lòng phải cho máy bay quay trở lại
Bangkok, kêu an ninh phi trường lên lôi cô hành khách tạt nước nóng, cậu
thanh niên và hai người khác cùng nhóm xuống máy bay để phi trường “xử
lý”, có thể là sẽ bị phạt.
Một
đoạn video phát trên đài truyền hình CCTV Trung Quốc cho thấy toàn bộ
chuyện này, và cơ quan Du lịch Trung Quốc thông báo nhóm du khách đã làm
gián đoạn chuyến bay đồng thời gây ảnh hưởng xấu, “hủy hoại nặng nề
hình ảnh dân chúng Trung Quốc” họ sẽ bị trừng phạt thích đáng để làm
gương cho mọi người khác.
Tuy
nhiên, cơ quan này không cho biết nhóm du khách nói trên sẽ bị trừng
phạt như thế nào. Cũng theo cơ quan này, có thể công ty tổ chức chuyến
du lịch cũng sẽ bị phạt vì không hướng dẫn để du khách xử sự đúng đắn
khi ra nước ngoài, và công ty phải liệt nhóm du khách có hành vi xấu nói
trên vào danh sách đen để thông báo cho các công ty du lịch khác trong
nước biết để họ không chấp nhận những người nói trên đi du lịch bằng máy
bay tiếp.
Nhiều
người Trung Quốc cho biết họ cảm thấy xấu hổ về các hành vi tương tự.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm mới đây tới Maldives
cũng kêu gọi du khách Trung Quốc hãy văn minh hơn bằng cách không ném ly
giấy, túi giấy, chai nhựa v.v… bừa bãi hay phá hủy các rặng san hô.
Đây
không phải là lần đầu tiên hành khách Trung Quốc gây rắc rối trên máy
bay, nhưng hầu hết những vụ trước đó chỉ giới hạn trong các chuyến bay
nội địa. Các hành khách nước này thường không kiềm chế được cơn giận dữ
vì chuyến bay bị trễ hoặc bị hoãn, thức ăn trên máy bay không ngon hoặc
dịch vụ không vừa ý.
Sau
cơ quan Du lịch Quốc gia, đến lượt các nhà chức trách Trung Quốc tuyên
bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc nhóm hành khách hất nước nóng cùng tô mì
vào mặt tiếp viên hàng không Thái Lan cũng như đe dọa đánh bom máy bay
sau khi không hài lòng với việc sắp xếp chỗ ngồi.
Đoạn video quay lại cảnh hung hăng của những người này đã lan truyền rộng rãi trên mạng Internet.
2. Đền Trắng Thái Lan từ chối du khách Trung Quốc do làm mất vệ sinh
Tờ
Nhân dân Nhật báo Online của Trung Quốc cho biết: Đền Wat Rong Khun
(còn gọi là Đền Trắng, ngôi đền nổi tiếng nhất ở Chiang Rai, Thái Lan)
vào hôm 03/02/2015 đã từ chối khách du lịch Trung Quốc.
Theo
trang mạng xã hội có tên Thailand Headlines, nguyên nhân là do người
Trung Quốc sử dụng không đúng cách nhà vệ sinh của đền.
Về
phần đền thờ, ban quản trị Đền Trắng cũng xác nhận họ đã không cho phép
du khách Trung Quốc vào đền từ sáng 03/02/2015 do du khách nước này
thường sử dụng không đúng cách nhà vệ sinh, đặc biệt chiều hôm trước có
một nữ du khách Trung Quốc bỏ giấy vệ sinh mà cô đã dùng vào bồn nước
trong toilet rồi bỏ đi mặc dầu đã được nhân viên của đền thờ nhắc nhở là
phải nhặt ra và làm sạch bồn.
Chủ
sở hữu Đền Trắng đã ra lệnh cho nhân viên từ chối khách du lịch Trung
Quốc từ sáng ngày hôm sau, nhưng sau đó nửa ngày Đền Trắng đã phải mở
cửa trở lại cho du khách Trung Quốc vì có một số lượng rất lớn du khách
phản đối bên ngoài cổng đền.
Sau
khi mở cửa trở lại, ban quản trị Đền Trắng đã thông báo cho các hướng
dẫn viên du lịch từ Trung Quốc rằng nếu khách hàng của họ làm dơ nhà vệ
sinh, bản thân hướng dẫn viên có trách nhiệm phải dọn dẹp.
Đền
Trắng là một ngôi đền Phật giáo đương đại do tư nhân sở hữu. Ngôi đền
được ông Chalermchai Kositpipat xây dựng và bắt đầu mở cửa đón khách từ
năm 1997, vào thăm miễn phí.
Báo
Direct Matin của Pháp còn nói những người phụ trách quản lý Đền Trắng
đang dự tính xây thêm nhà vệ sinh dành riêng cho du khách Trung Quốc.
Hôm
28/02/2015, một người phụ trách của Đền Trắng than phiền về chuyện hành
xử mất vệ sinh của du khách Trung Quốc: “Họ phóng uế bừa bãi cả trên
sàn nhà vệ sinh, tiểu tiện ở tường bên ngoài nhà vệ sinh và dùng giấy vệ
sinh xong thì vứt vô tội vạ”.
Theo
nhân viên này, mỗi khi có đoàn người Trung Quốc đến thăm Đền Trắng thì
những du khách khác không thể dùng tiếp được nhà vệ sinh, do đó, Đền
Trắng đang dự tính xây nhà vệ sinh riêng biệt cho du khách Trung Quốc.
Dù
là nguồn khách lớn ở Thái Lan với khoảng 4,62 triệu người ghé thăm mỗi
năm, nhưng du khách Trung Quốc đã khiến cho dân bản địa không ít lần
phải than phiền.
Hồi
cuối tháng 2 mới đây, theo Daily Mail, các trang mạng của Thái Lan đã
lan truyền với tốc độ rất nhanh một đoạn video quay cảnh một anh Ba công
dân Trung Quốc dùng chân đá vào dàn chuông thiêng ở chùa Wat Phra That
Doi Suthep, gần Chiang Mai, rồi cười lớn với nhau trước khi quay đi.
Hành
vi bất kính đó khiến dân chúng Thái Lan vô cùng phẫn nộ và cảnh sát
khẳng định họ sẽ truy lùng các du khách này để trừng phạt.
Thậm
chí, giới quản lý du lịch Thái Lan đã cho phát hành cuốn cẩm nang
“Hướng dẫn hành xử đúng mực” bằng tiếng Hoa chỉ dành riêng cho du khách
Trung Quốc.
3. Hành khách Trung Quốc đánh nhau túi bụi trên máy bay
Vừa
có thêm một vụ đánh nhau trên máy bay và một vụ… mở cửa thoát hiểm “cho
thoáng” xảy ra, bổ sung vào loạt scandal hành khách Trung Quốc gây rối
trên máy bay trong thời gian gần đây.
Trên
chuyến bay của hãng China Airlines từ Trùng Khánh đi Hong Kong ngày
19/12/2014, hai phụ nữ lấy làm khó chịu vì tiếng khóc của một em bé ở
ghế phía sau.
Chuyến
bay cất cánh lúc 9 giờ sáng, hai người phụ nữ Trung Quốc đang thiu thiu
ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng khóc của trẻ con. Họ bắt đầu phàn nàn
với người mẹ 27 tuổi của em bé, tên trong vé máy bay của người mẹ này là
Chan Juan Sung (Trần Nguyên Tống – ĐD).
Một
nhân chứng kể lại rằng hai người phụ nữ kia đã to tiếng, bắt người mẹ
của đứa bé phải làm cho nó im lặng. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao người mẹ
27 tuổi lại tức khí đánh một trong hai phụ nữ và hai người này đánh trả
lại dữ dội. Cuộc “hỗn chiến” xảy ra, đứa trẻ thì gào khóc còn hành khách
chung quanh thì la ó. Cảnh tượng náo loạn y như trong phim. Các tiếp
viên nam nữ phải nhào vô lôi kéo họ ra, bấy giờ trật tự mới được vãn
hồi.
Cũng
may lịch trình của chuyến bay không bị ảnh hướng và máy bay vẫn tới
điểm đến đúng giờ. Cảnh sát đã chờ sẵn để “dàn chào” cả ba hành khách
này. Phát ngôn viên của China Airlines cho biết, du khách không thể cư
xử kiểu đó được, mọi người đều phải tuân theo Luật Hàng Không, nếu ai
gây rối sẽ bị xử phạt như quy định, gần đây sự việc hành khách Trung
Quốc gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh người Trung Quốc quá nhiều.
Riêng
vụ hành khách định mở cửa thoát hiểm “cho thoáng” thì tiếp viên đã ngăn
lại kịp, nhưng hành khách đó cũng bị cột cả hai tay vào thành ghế và bị
lập biên bản cấm kể từ nay không được đi máy bay của bất cứ một hãng
hàng không nào nữa.
4. Dân chúng Nhật tránh gặp du khách Trung Quốc
Trang
báo Phượng Hoàng của Trung Quốc đưa tin: hôm 10/2/2015, Bộ Ngoại giao
Trung Quốc đã kêu gọi dân chúng nước này “không nên cậy có tiền mà làm
bừa, hay do không biết mà hành xử không có giới hạn”. Song dường như lời
kêu gọi đó không đem lại hiệu quả, bởi vì trong dịp Tết âm lịch vừa
qua, những hành vi kém văn minh của du khách Trung Quốc vẫn tái diễn.
Điển
hình là mới đây, một đài truyền hình Nhật Bản đã ghi lại hình ảnh một
phụ nữ Trung Quốc cho con mình đi tiểu ngay trước Trung tâm thương mại ở
khu Ginza, Tokyo.
Điều đáng nói, khi bị phát giác, người phụ nữ Trung Quốc này đã ngay
lập tức giơ một chiếc túi ni-lon ra và cãi rằng cô đã cho con trai tiểu
vào đó chứ không “đi bậy” ra mặt đường. Người này cũng kiên quyết không
thừa nhận hành vi của mình là thiếu văn hóa.
Ngay
cả khi đi vào các trung tâm thương mại tại Nhật Bản, du khách Trung
Quốc vẫn bị tố không chịu tuân thủ các quy định và thường xuyên bóc mở
các gói thực phẩm trong siêu thị, chê thì bỏ lại, trước khi trả tiền.
Nhiều người Nhật Bản không muốn tới những khu vui chơi “tràn ngập du
khách Trung Quốc”.
Cư
dân mạng Trung Quốc đã phải lên tiếng hối thúc người dân nước mình khi
đi du lịch cần “nhập gia tùy tục” và… không thể “tiểu bậy trên khắp thế
giới được”.
5. Viết và vẽ bậy trên di tích cổ của Ai Cập
Hồi
năm 2013, cha mẹ của một thiếu niên 14 tuổi ở Trung Quốc đã phải lên
tiếng xin lỗi khi con trai họ bị cư dân mạng lên án vì hành động vẽ bậy
lên di tích tại một ngôi đền cổ 3.500 tuổi ở Luxor, Ai Cập. Vụ này diễn
ra chỉ sau ít ngày Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cho rằng “hành vi
thiếu văn minh” của một số du khách Trung Quốc đang làm tổn hại đến
hình ảnh quốc gia.
Ông
Uông Dương nói: “Họ gây ồn ào ở nơi công cộng, khắc tên mình lên di
tích lịch sử, vượt đèn đỏ và khạc nhổ ở khắp mọi nơi. Những hành vi ấy
đang làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc và gây ra những hậu quả không
đáng có”.
6. Tiếc tiền nên “phục kích” phóng uế ở đảo Jeju, Nam Hàn
Bắc
Kinh hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Seoul, do đó, không ít
người dân Hàn Quốc lo sợ trong tương lai Trung Quốc sẽ có tiếng nói
trong mọi chính sách của nước này. Bởi trong số 6,1 triệu du khách Trung
Quốc đến thăm Nam Hàn vào năm 2014, gần một nửa trong số đó tới đảo
Jeju, tăng gấp 5 lần so với năm 2011.
Jeju
là hòn đảo đẹp mê hồn, có các nhà vệ sinh kín đáo, sang trọng và giá vé
chỉ tương đương 1 Nhân dân tệ (tức khoảng 3.400 đồng Việt Nam hay 16 xu
Mỹ) nhưng du khách Trung Quốc lại “tiết kiệm”, không thích vào nhà vệ
sinh mà thường tìm chỗ khuất sau các tảng đá hoặc các lùm cây ngay tại
bãi biển để tiểu tiện hoặc phóng uế, khiến cảnh quan không còn trong
sạch và khách tham quan của chính Nam Hàn hay các nước khác thấy ghê sợ,
hết sức bất mãn. Việc “chống Trung Quốc” lên cao đến nỗi nhiều khách
sạn ở vùng đảo Jeju phải treo bảng thông báo họ không liên quan gì tới
Trung Quốc.
Kim
Hong-gu, một doanh nhân Jeju, phàn nàn về việc người Trung Quốc hay
tranh cãi và hút thuốc trên đường phố. Ông Kim cho rằng Trung Quốc đang
dùng tiền của mình để biến Jeju thành một “khu phố của người Tàu”.
Bên
cạnh những cáo buộc liên quan tới việc các nhà đầu tư bất động sản
Trung Quốc “xâm lấn” Nam Hàn, giới truyền thông Nam Hàn còn nhận định
rằng, hầu hết du khách Trung Quốc không chỉ coi thường và vi phạm một số
tập quán xã hội của Triều Tiên mà còn thường chỉ lưu trú, ăn và đi mua
sắm trong khách sạn, nhà hàng và các trung tâm mua sắm do người Trung
Quốc làm chủ.
Trong
một cuộc khảo sát 1.000 người dân đảo Jeju năm 2014, 68% cho biết số
lượng du khách Trung Quốc ngày càng tăng nhưng không hề đóng góp gì cho
sự phát triển của đảo Jeju.
7. Tiếc tiền, đi vệ sinh bừa bãi cả ở Âu châu
Tờ
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, dẫn lời một hướng dẫn viên du lịch tên
Linda Li, kể về câu chuyện một đoàn xe chở khách du lịch Trung Quốc dừng
chân tại trạm nghỉ trên đường cao tốc ở Frankfurt, Đức. Khi cô thông
báo lệ phí đi nhà vệ sinh công cộng là 0,5 Nhân dân tệ (khoảng 8 xu Mỹ –
ĐD), hầu hết du khách Trung Quốc đều phản đối dữ dội. Thậm chí, nhiều
nam du khách đã tiểu tiện ngay ngoài trời hoặc chấp nhận nhịn đi vệ
sinh.
Cô
Li nói: “Tôi đã bị choáng. Nhiều người ăn mặc bảnh bao, giàu có cũng
không chịu bỏ ra 0,5 Nhân dân tệ để đi vệ sinh trong khi họ có thể chi
hàng ngàn euro để mua một chiếc đồng hồ hàng hiệu Vacheon Constantin”.
Theo
ý kiến của một số chuyên gia trong ngành du lịch Trung Quốc, cuốn Cẩm
nang hướng dẫn cách cư xử cho công dân nước mình khi ở nước ngoài của Cơ
quan Du lịch Trung Quốc phát hành hay lời kêu gọi của ông Tập Cận Bình
hoàn toàn vô tác dụng. Bởi những người thiếu văn minh thì vẫn hành xử
bậy bạ, còn người hiểu biết thì luôn đúng mực.
Tuy
nhiên, hướng dẫn viên Li nhấn mạnh lối hành xử không đúng của du khách
Trung Quốc xuất phát từ nguyên nhân ngành du lịch Trung Quốc mới chỉ
chăm chăm kiếm tiền mà không hướng tới giáo dục cho người dân về ý thức
bảo vệ môi trường như tại các nước phương Tây. Nói cách khác, du khách
Trung Quốc cần phải học cách ứng xử tử tế, thân thiện với môi trường
ngay từ khi ở nước nhà.
Theo
tờ Phượng Hoàng, ngay tại các ga tàu hỏa đông đúc ở thủ đô Bắc Kinh,
những hành vi thiếu văn hóa của người dân vẫn thường xuyên tái diễn.
Hình ảnh người lớn cho trẻ nhỏ đi tiểu ra đường đã trở thành việc thường
ngày đến mức các nhân viên vệ sinh chán không nhắc nhở nữa.
8. Người Hồng Kông cũng chịu không nổi người Trung Quốc
Ở
Hồng Kông, làn sóng phản đối du khách Trung Quốc tăng cao đột biến sau
sự việc một cặp vợ chồng người Trung Quốc cho cậu con trai 2 tuổi phóng
uế ngay trên đường phố Hồng Kông.
Mới
đây, Channel New Asia đưa tin, người dân Hồng Kông còn tham gia vào các
cuộc biểu tình phản đối du khách Trung Quốc cứ đổ xô tới đặc khu mua
sắm khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng chóng mặt, ảnh hưởng tới cuộc sống
thường ngày của người dân Hồng Kông. Các mặt hàng như sữa bột trẻ em, mỹ
phẩm, dược phẩm và hàng hóa cao cấp là những sản phẩm yêu thích được
nhiều người Trung Quốc tìm mua nhiều nhất khi đặt chân tới Hồng Kông.
Thậm
chí, tại quận Yuen Long, cảnh sát Hồng Kông đã buộc phải bắt giữ 38
người dân và dùng hơi cay để giải tán đám đông tụ tập biểu tình trước
cửa một trung tâm mua sắm để phản đối du khách Trung Quốc.
9. Indonesia trục xuất 18 người Trung Quốc
Giới
chức di trú ở tỉnh Jambi của Indonesia ngày 17/01/2015 đã trục xuất 18
người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp và bị cáo buộc điều hành một mạng
lưới đánh bạc qua mạng quốc tế.
Theo
tờ The Jakarta Post, một nhóm người Trung Quốc, gồm 3 phụ nữ và 15
người khác, đã bị buộc phải rời khỏi Indonesia qua ngả phi trường Quốc
tế Sukarno-Hatta Tangerang, Banten, gần thủ đô Jakarta. “Những người
nhập cư bất hợp pháp này bị trục xuất trong tình trạng an ninh thắt
chặt. Họ sẽ được đưa về Trung Quốc trên hai chuyến bay và sẽ không bao
giờ được phép quay trở lại Indonesia nữa”, ông Davenson, một quan chức
di trú ở Jambi, cho biết.
Nhóm
người Trung Quốc nói trên không có hộ chiếu và hiện chưa rõ họ nhập
cảnh Indonesia bằng cách nào. Một lực lượng an ninh hỗn hợp của
Indonesia đã bắt giữ nhóm người này trong cuộc lục soát một ngôi nhà ở
khu vực Talang Bakung thuộc Jambi.
Cảnh
sát đã tịch thu hàng chục điện thoại và các thiết bị khác tại ngôi nhà
nói trên. Theo hãng thông tấn Antara của Indonesia, cuối năm ngoái chính
quyền tỉnh Trung Sulawesi của Indonesia cũng đã trục xuất 5 người Trung
Quốc vì họ vi phạm các quy định về di trú.
10. Tây Ban Nha: “Cấm chó và người Trung Quốc”
Phía
Trung Quốc vừa hối thúc truyền thông Tây Ban Nha phải “sửa sai” sau khi
một chương trình truyền hình của Tây Ban Nha phát sóng hình ảnh “xúc
phạm đến người Trung Quốc”.
Đài
truyền hình Telecino đã phát sóng một chương trình mang tên Aida. Trong
tập phim phát ngày 15/05/2014, họ đưa hình ảnh một người đàn ông Trung
Quốc tức giận bỏ về từ một quán bar vì bị chủ quán phân biệt chủng tộc.
Nhân
vật này đã bị chủ quán chỉ vào tấm biển có dòng chữ “Cấm chó và người
Trung Quốc”. Sự việc đã tạo thành làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng người
Hoa tại Tây Ban Nha.
Mới
đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Đài
truyền hình Tây Ban Nha Telecino thường xuyên phát sóng nhiều chương
trình sỉ nhục người Trung Quốc. Ông đòi hỏi đài này phải nhìn nhận
khuyết điểm và sửa chữa tính chất kỳ thị này.
Phía
Trung Quốc khẳng định, suốt một thời gian dài, cộng đồng người Trung
Quốc sống tại Tây Ban Nha đã chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp, sống hòa
thuận với người dân địa phương, đóng góp vào kinh tế, phát triển xã hội
và sự đa dạng của đất nước sở tại.Đoàn Dự ghi chép
0 comments:
Post a Comment