Quốc Hận lần thứ 40:
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!
Hàng
đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục, Viện
trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên (tháng 3/1957-7/1957). Giữa Tổng thống
Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận
Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965.
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Như
quý độc giả đã biết: Suốt trong thời gian qua, hàng năm, cứ mỗi lần
đến tháng Tư, người viết lại viết về những tang thương và nước mắt kể từ
sau ngày 30/4/1975. Nhưng năm nay, người viết lại thấy thêm những điều
khác, mà có lẽ nhiều người cũng thấy không kém phần đau lòng. Đó là,
những thảm cảnh của xã hội hiện nay tại Việt Nam. Một xã hội đã hoàn
toàn bị băng hoại. Băng hoại ngay từ căn cội trong gia đình, trường
học, rồi từ đó, đã lan rộng thành một xã hội thiếu vắng đạo đức, thương
luân, bại lý!
Gia
đình và học đường là nơi tôi luyện những trẻ em ngay từ lúc mới bước
vào lớp vỡ lòng, cho đến cuối năm lớp nhất của bậc Tiểu học, mà mọi
người đã thấy qua một số hình ảnh về chương trình Bộ Quốc Gia Giáo Dục
của Việt Nam Cộng Hòa; nhất là vào thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, dẫu
chưa được đầy đủ.
Ngày
ấy, tất cả học sinh từ lớp Tư, lớp Ba (lớp Hai, lớp Ba), đều đã được
học Bài Đức Dục - Công Dân Giáo Dục… Riêng những bài Đức Dục, là chính
sách căn bản của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Những bài Đức Dục ấy,
đã giáo dục những trẻ thơ, như “uốn” những cây măng, trước khi trở thành
những cây tre tươi tốt, hữu dụng, và có thể đứng thẳng giữa đất trời,
trước những cơn giông bão.
Tiên học lễ hậu học văn.
Là câu Cách Ngôn luôn luôn được trân trọng để trên cao, ngay trước mặt
lớp học. Ngoài ra, còn có những câu khác cũng được sơn, hoặc do học sinh
dùng giấy mầu cắt dán hai bên tường của lớp học như: Có học phải có hành, Kính trên nhường dưới - Kính thầy quý bạn - Học thầy không tầy học bạn…
Đức Dục, là bài học đã rèn luyện cho trẻ em những điều cần phải làm như
lúc ở trường, mỗi khi đứng trước cô thầy, các học sinh đều đứng nghiêm
chỉnh, vòng tay trước ngực, thưa trình; đối với bạn, luôn quý mến và
giúp đỡ lẫn nhau…
Còn lúc ở nhà, Đức Dục dạy các học sinh đối với Cha Mẹ, anh chị phải “Lễ phép - Đi thưa về trình” .
Mỗi lần đi ngang trước mặt người lớn phải cúi đầu, khi Cha Mẹ tiếp
khách không được ngồi nghe, nếu ngồi xa chỗ khách ngồi, thì không được
ngồi quay lưng lại, không được hỏi chuyện với khách của Cha Mẹ mình; khi
ra ngoài đường thấy đám tang, phải lập tức dừng chân ngả nón, mũ đứng
trong tư thế trang nghiêm, kính cẩn, cúi đầu cho đến khi đám tang đã đi
qua. Không bao giờ được phép đứng trước cửa nhà người khác nhìn vào.
Không được nói những lời lẽ thô tục, không được vô lễ với bất cứ ai. Khi
gặp người lớn, học sinh đều phải lễ phép chào kính. Khi nhặt được của
rơi, phải đem trình thầy cô, để thầy cô tìm cách trả lại cho người bị
đánh rơi...
Ngoài
những giờ học, mỗi khi đi ra đường, thấy các cụ già yếu, người tàn tật
phải dìu dắt băng qua đường, hay tránh những chỗ khó đi, gặp người bị
nạn phải lập tức giúp đỡ… Những học sinh nào thực hành đúng như những
điều đã học, sẽ được các thầy cô cho điểm tốt, hoặc ngược lại, sẽ bị ghi
điểm xấu. (Điểm tốt được ghi bằng dấu cộng (+), điểm xấu bị ghi bằng
dấu trừ (-). Những điểm tốt hoặc xấu này, mỗi Lục Cá Nguyệt sẽ được
tính cứ mười điểm tốt được cộng thêm một (01) điểm trung bình, còn
ngược lại, thì mười điểm xấu sẽ bị trừ mất một (01) điểm trung bình.
Sau này, khi đã bước vào bậc Trung Học, thì học sinh cũng được phát cho một Thông Tín Bạ,
là một cuốn sổ để ghi điểm của các môn học theo từng Lục Cá Nguyệt. Sau
mỗi Lục Cá Nguyệt sẽ được xếp thứ hạng. Và ba học sinh đứng đầu lớp,
mỗi người sẽ nhận được một “Bảng Danh Dự”; ngoài những điểm của các môn
học, trong Thông Tín Bạ còn có một cột : “Hạnh Kiểm của học sinh”. Ở cột này, các cô thầy sẽ phê vào: “Hạnh kiểm tốt” hay “Hạnh kiểm xấu”. Sau đó, bắt buộc học sinh phải đem Thông Tín Bạ về nhà cho Phụ Huynh xem và ký vào, rồi đem trình cho các thầy cô biết.
Trở
lại với bài học Đức Dục, là môn học căn bản và cần thiết đối với học
sinh ở bậc Tiểu Học, và là hành trang mang theo khi đã trưởng thành, dù
đi vào các ngành nghề khác nhau, nhưng họ là những công dân hữu dụng,
trong cung cách giao thiệp, họ luôn luôn giữ gìn những lời nói thanh
nhã, khiêm cung và lòng tự trọng…
Riêng
với đời học sinh, cũng như vào một thời trẻ tuổi, người viết vẫn không
bao giờ quên được những kỷ niệm của ba tháng Hè. Những dòng “Lưu Bút”,
của bạn bè viết cho nhau, và những đôi mắt rưng rưng lệ, những đôi tay
quyến luyến chào nhau trước giờ tạm biệt, để về quê với gia đình… Đặc
biệt, vào mùa Hè cuối của bậc Trung học, là mùa Hè buồn nhất, vì sau kỳ
thi Tú Tài, thì mỗi học sinh sẽ khó có thể gặp lại nhau; bởi có những
người bạn sẽ đi theo tiếng gọi Non Sông, “xếp bút nghiên” lên đường tòng
chinh, để rồi sau đó, họ sẽ dấn thân nơi sa trường, đối mặt với tử sinh
trên khắp Bốn Vùng Chiến Thuật; có người sẽ theo học các ngành nghề
khác nhau, mà ngày nay, chúng ta có thể tìm lại qua dư âm của những bài
hát như: Ngày tạm biệt, Lưu bút ngày xanh, Nỗi buồn hoa phượng, Ba tháng tạ từ, Trường cũ tình xưa…
Thời
ấy, học sinh không bao giờ dùng những lời thô lỗ, tục tằn với bất cứ
ai, không có những chuyện đánh nhau, chửi nhau như một số “học sinh” mà
hành động trông như những tay du đãng hiện nay tại Việt Nam dưới chế độ
“XHCN”!
Và
cũng chính những bài học Đức Dục này, đã rèn luyện cho các nam sinh sau
khi trưởng thành, thì đa số, họ là những thanh niên, những Quân Nhân,
Công Chức, những Nhà Giáo… gương mẫu, lịch lãm… Còn phái nữ, dẫu học tới
đâu chăng nữa, thì gần hết họ đều thùy mỵ, nhã nhặn, dễ thương, không
bao giờ buông những lời nói thiếu lịch sự.
Về
mặt tình cảm, thời ấy, các học sinh nam cũng như nữ, họ không bao giờ
dám nói thẳng với nhau những lời yêu đương; nhất là đối với con gái, mà
nói đến chữ “yêu” lại là điều “khó nói” nhất, cho đến khi vào các
trường Đại học, thì họ mới có những chuyện tình lãng mạn hơn... Mà kể ra
cũng thấy vui và nhớ, vì các “đấng mày râu” này, cũng chẳng có gì gọi
là “can đảm” đâu. Người viết vẫn còn nhớ, khi các “đấng” mà để ý một cô
nào, thì họ chỉ biết viết thư “tỏ tình”, mà cũng chỉ dám viết bóng gió,
xa gần, chứ có dám viết thẳng ra “anh yêu em” bao giờ đâu. Song chưa
hết, viết thư rồi, nhưng đa số các “đấng mày râu” cũng không dám trao
tận tay các nàng, mà phải nhờ qua một bạn gái hay em gái nhỏ (chứ không
dám nhờ em gái đã lớn) của nàng, được gọi là “chim xanh”, hoặc lén bỏ
vào cặp, vào sách của các nàng. Và cả hai bên, đều nhờ qua cách này, để
thư qua, thư lại với nhau sau thời gian dài, cho đến một ngày cả hai
thấy đủ “can đảm” để giáp mặt nhau, thì mới lén Cha Mẹ mời đi ăn kem,
hay vào quán nước giải khát; nhưng họ vẫn chưa dám cầm tay nhau đâu;
như quý độc giả đã thấy qua những hình ảnh cũ, mỗi lần ngồi ở phía sau
xe, thì các cô, kể cả những người phụ nữ, đều ngồi phía sau lưng của
người bạn trai, hoặc chồng, với thế nghiêng hẳn về một bên, giữ một
khoảng cách, để không va chạm vào lưng của người ngồi phía trước. Chẳng
những thế, mà ngay cả những đôi bạn gái khi “đèo” nhau trên phố, họ cũng
ngồi với tư thế này. Tất cả những thanh - thiếu niên và phụ nữ sống tại
đất nước Việt Nam Cộng Hòa, họ đều giữ được nét đẹp thanh nhã, bởi bắt
nguồn từ bài học Đức Dục vào một thời thơ ấu, và những lời giáo huấn
dưới các mái học đường của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, và cả nề nếp gia giáo
của các bậc phụ huynh. Những hình ảnh ấy, là những hình ảnh đẹp nhất,
nhưng giờ đây, chỉ còn là hình ảnh của một thời vang bóng, mà các thế hệ
sau sẽ không bao giờ tìm thấy lại một lần nào nữa!
Trên
đây, là một số ít về những kỷ niệm xa xưa. Đó là những thành quả của
môn học Đức Dục. Vì chính những bài học Đức Dục đã “uốn” những “cây măng
non” từ các lớp Tiểu Học, để sau này sẽ trở thành những cây tre tươi
tốt, đứng thẳng giữa đất trời, có thể vượt qua những thử thách, khó gục
ngã trước những cơn phong ba, bão tố…
Thế
nhưng, tiếc thay, vô cùng tiếc, vì sau ngày 30/4/1975, thì môn Đức Dục
đã không còn nữa, mà thay vào đó, là những môn học của “xã hội chủ
nghĩa”. Và cũng chính những “môn học” này đã nhồi nhét vào đầu óc của
những trẻ thơ khi còn ở những lớp mẫu giáo, khi chúng phải làm những bài
tính cộng, trừ bằng những cái chết của “lính Mỹ Ngụy”… Để rồi sau đó,
khi bước vào bậc Trung học, thì lại phải học môn “chính trị Mác-Lê
-XHCN”.
Kết
quả là sau 40 năm, kể từ 30/4/1975; khi đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã
bị rơi vào tay của đảng Cộng sản Hà Nội, thì như mọi người đã thấy, có
một số thanh niên, thiếu nữ của miền Nam cũng bị “rập khuôn” theo những
người đã được nhồi sọ theo “Chủ nghĩa Cộng sản” từ miền Bắc, vì họ cũng
bị học ở nhà trường những “môn học” giống nhau. Nhất là bắt buộc phải
“Học và làm theo lời bác Hồ dạy”!
Những
kết quả đau lòng ấy, là những hình ảnh của các nữ sinh từ 12 đến17
tuổi, học chưa hết chương trình Trung học; nhưng đã dám ngồi “nhậu”
chung với cả đám “bạn trai”, rồi say sưa, dẫn đến những chuyện đáng
tiếc... Còn ngoài “bàn nhậu” nhiều học sinh đã dùng đến những lời lẽ thô
lỗ, tục tằn để chửi nhau, có khi đánh nhau ngay trong lớp học, trong
sân trường. Thậm chí, có nhiều nữ sinh còn “yêu” những đàn ông đã có vợ
con, để rồi trở thành tội phạm giết người, họ còn hạ nhục nhau, hãm hại
nhau bằng nhiều cách, kể cả việc giết bạn bè nữa. Nhưng những điều đau
lòng ấy, không phải chỉ xảy ra ở các em học sinh, mà ngay cả những ông
“thầy giáo” còn tìm cách để hãm hại các em nữ sinh, trong số đó, có cả
những nữ sinh ngây thơ chỉ mới 8 - 10 tuổi, lại có “thầy giáo” đã đánh
học sinh như đánh “nô lệ”, và ngược lại, cũng có những học sinh chửi
mắng, hoặc đánh cả thầy cô giáo. Những tệ nạn này, đã biến trường học
trở thành “trường đời”, thầy trò đánh nhau như một băng đảng du côn!
Nhưng
vẫn chưa hết, vì trong mấy năm qua, người viết đã theo dõi, đã tìm hiểu
những vụ án cướp của, giết người, kể cả những vụ án hãm hại vợ, giết
vợ, đốt vợ, đốt chồng, lại còn có vụ án người cha giết chết con ruột,
con cháu giết ông bà, cha mẹ bằng nhiều cách vô cùng man rợ… Và qua
những “cáo trạng” của các vụ án đó, đã cho biết, mặc dù những tội phạm
này cư trú tại miền Nam, nhưng gần hết có nguyên gốc từ miền Bắc đã “di
cư” vào miền Nam (sau 30/4/1975) và lấy vợ người miền Nam. Như vậy, có
phải chăng, những thủ phạm này, đã bị ảnh hưởng “dòng máu lạnh di
truyền” từ những người trong gia đình vốn xuất thân từ các “trường học”
và các “môn học XHCN”.
Nói
tóm lại, bởi lúc còn bé không được học bài Đức Dục căn bản từ thưở đầu
đời, nên khi lớn lên, không những khó có thể trở thành những con người
hữu dụng cho đất nước, mà còn có thể đưa đến thảm trạng rất đau lòng cho
gia đình và cả xã hội.
Và dưới đây, là những tóm lược về Nền Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa:
“Ðại Hội Giáo Dục Toàn quốc năm 1958, Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng nền giáo dục độc lập dựa trên 3 nguyên tắc: Nhân Bản-Dân Tộc vàKhai Phóng.
- Nhân Bản: Giáo dục coi con người là cứu cánh, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người.
- Dân Tộc: Giáo dục tôn trọng giá trị của gia đình, quốc gia, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, đạo đức Việt Nam.
- Khai Phóng: Giáo dục theo phương pháp khoa học, nội dung khoa học, theo đà tiến bộ của nhân loại và tôn trọng giá trị các quốc gia khác.
Giáo
dục Việt Nam Cộng Hòa có ba cấp như các nước trên thế giới là: Tiểu
học, Trung học và Đại học. Tiểu học bắt đầu từ lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba,
lớp Nhì và lớp Nhất (lớp 1-2-3-4-5). Trẻ em từ 6 tuổi được cha mẹ ghi
tên vào lớp, học miễn phí. Tuy Việt Nam Cộng Hòa không có chủ trương
cưỡng bách giáo dục, nhưng do phụ huynh có ý thức cao, vì thế, cho nên
tất cả trẻ em hầu như đều học qua bậc tiểu học.
Chương
trình học gồm các môn Việt Văn, Đức Dục, Công Dân, Quốc Sử, Địa Lý,
Khoa học thường thức, Toán, Vẽ, Thể dục, nữ công, gia chánh…
Giáo dục Tiểu học thời Việt Nam Cộng Hòa phát triển nhanh chóng và vượt trội so với thời Tây, đặc biệt vế số lượng học sinh.
Thời Tây 1930, toàn Ðông Dương có 406,669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và Miên.
Thời
Ðệ I Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 1 triệu 214,621 học sinh tiểu
học, 112,129 học sinh trung học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc
mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp”.
Những
sách giáo khoa của Việt Nam Cộng Hòa như đã nêu trên, giờ đây không còn
nữa, nhưng giới trẻ có thể tìm lại một phần qua những bìa sách đã được
các vị đưa lên hệ thống toàn cầu, để hiểu biết về một nền giáo dục, mà
Đức Dục là môn học căn bản và cần thiết, đã bị các “bạo chúa Tần Thủy
(Thỉ) Hoàng” đốt sạch, kể từ sau ngày 30/4/1975!
Đốt
sách, nhất là những sách Đức Dục và Công Dân Giáo Dục, là giết chết đi
những giá trị căn bản, vì đó là những cuốn sách với những bài học giáo
huấn các em thơ, để khi trưởng thành, sẽ là những công dân hữu dụng
cho đất nước và cho cả gia đình nữa.
Vậy,
hôm nay, chúng ta, nhất là lớp người trẻ tuổi hãy cùng nhau suy nghĩ và
nghiên cứu, để tìm cho ra những kế sách… để có thể nhanh chóng phục
hồi nền giáo dục: “Nhân Bản - Dân Tộc -Khai Phóng” ấy; càng sớm càng tốt, hầu mong cứu vãn cả một thế hệ trẻ hiện nay, mà luân lý, đạo đức đã hoàn toàn băng hoại!
Paris 26/03/2015: Để tưởng niệm 40 năm Ngày Quốc Hận
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
---------------------------------------------------------------
Nhìn lại nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa: Sự tiếc nuối vô bờ bến
Đảng Cộng sản dép râu nón cối hãy nhìn những hình ảnh này, để bớt ngu.
Sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Các viện đại học công lập:
Viện
Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện
Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia
Sài Gòn.Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước.
Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc
đại học, nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách
ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả
tiếng Anh.
Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.
Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.
Hàng
đầu bên trái ông Nguyễn Đăng Trình Bộ trưởng Bộ QG Giáo dục, Viện
trưởng Viện Đại học Huế đầu tiên (tháng 3/1957-7/1957). Giữa Tổng thống
Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, bên phải Linh mục Giáo sư Cao Văn Luận
Viện trưởng Viện Đại học Huế từ 7/1957-1965.
Viện
Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học,
Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.
Viện
Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm
Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).
Hệ
thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học,
cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở
cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa
phương.
Phòng thí nghiệm ở Viện Pasteur Sài Gòn (Internet)
Tổng quát
Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp
ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam,
Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc
có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương
trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở
Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn
ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình
học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.
Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến
thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam
để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo
dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.
Một buổi lễ khánh thành tượng Petrus Ký trong
khuôn viên (công viên 30/4 hiện tại), nằm trên đường Boulevard Norodom –
(Đại Lộ Thống Nhất trước Dinh Độc Lập, hướng về Nhà Thờ Đức Bà).
Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa,
những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng
quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn
đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu
giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập,
vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh
giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.
Nhìn
chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những
năm 1955 - 1975 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng
đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về
lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng
và thực tiễn.
Năm
học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học
sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao
gồm3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454 sinh viên đại học;
số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975,
tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).
Cảnh giờ rước học sinh tan trường.
Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975),
bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường
xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải
dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc
phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền
giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu
gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học
vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo
được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.
Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục,
có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm
nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã
đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những
nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang
lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.
Thầy cô giáo (Giáo sư) thời VNCH
Triết lý giáo dục
Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế,
Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài
Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học
giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại
diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ
thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này.
Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).
Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm.
1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy
cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người
như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ
cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.
Triết
lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không
chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không
chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo,
chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.
Giáo
dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên
hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và
phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa
dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến,
bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn
hóa khác.
Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964.
3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.
Tinh
thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng
cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa
học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát
triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại
hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế
giới.
Từ
những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra
những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu
này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo
dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân
mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.
Mục tiêu giáo dục thời VNCH:
Bích chương của Sở Giáo Dục – Bộ Y Tế VNCH
1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.
Trong
tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục
hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên
của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về thể chất
lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý đúng
mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh phán
đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những thông
tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định sẵn
nào.
Thanh nữ Việt Nam Cộng Hòa
2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.
Điều
này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi
trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử
nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu
của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh
học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh
nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của
quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo
tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia;
giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Người dân miền Nam biểu tình phản đối Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa, năm 1974.
3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Điều
này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm việc độc
lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp học
sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp
phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có khả năng
tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Mặt tiền của Viện Đại Học Sài Gòn (Số 3 Công Trường
Chiến Sĩ)
Chiến Sĩ)
Giáo dục tiểu học:
Một lớp tiểu học ở miền Nam vào năm 1961.
Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất). Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
Số liệu giáo dục bậc tiểu học[8]
|
||
|
||
Niên học
|
Số học sinh
|
Số lớp học
|
1955
|
400.865
|
8.191
|
1957
|
717.198[9]
|
|
1960
|
1.230.000[9]
|
|
1963
|
1.450.679
|
30.123
|
1964
|
1.554.063[10]
|
|
1970
|
2.556.000
|
44.104
|
|
|
|
Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 lớp học; lớp buổi sáng và lớp học buổi chiều.
Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường tiểu học (chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).
Học sinh lớp Nhất, lớp Nhì hồi xưa – ( Lớp Bốn lớp Năm bây giờ ).
Tất
cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu học.
Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc tiểu
học trong các trường công lập hay tốn học phí (tùy trường) tại các
trường tiểu học tư thục.
Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn Quốc văn; 2 giờ Bổn phận công dân và Đức dục (còn gọi là lớpCông dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư), Quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ Sử ký và Địa lý. Lớp 3 trở lên thì ba môn Quốc văn, Công dân và Sử Địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.
Giờ sinh hoạt của toàn trường thời bấy giờ.
Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).
Thẻ căn cước học sinh trường Võ Trường Toản
Giáo dục trung học:
Các vị Giáo Sư trường Hồ Ngọc Cẩn
Tính đến đầu những năm 1970,
Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng
số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18; có 534 trường trung học
(chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).
Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long, Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học (Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)…
Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
Tên gọi năm lớp bậc tiểu học
|
|
trước 1971
|
sau 1971
|
lớp năm
|
lớp một
|
lớp tư
|
lớp hai
|
lớp ba
|
lớp ba
|
lớp nhì
|
lớp tư
|
lớp nhất
|
lớp năm
|
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp
|
|
lớp đệ thất
|
lớp sáu
|
lớp đệ lục
|
lớp bảy
|
lớp đệ ngũ
|
lớp tám
|
lớp đệ tứ
|
lớp chín
|
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp
|
|
lớp đệ tam
|
lớp mười
|
lớp đệ nhị
|
lớp 11
|
lớp đệ nhất
|
lớp 12
|
Một lớp thử nghiệm hoá chất tại trường Petrus Ký
Trung học đệ nhất cấp:
Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 72- 73
Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở
hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào
trường trung học công lập không dễ. Các trường trung học công lập hàng
năm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp 6),
kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường công
khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp hơn
10%.
Những
học sinh không vào được trường công thì có thể nhập học trường tư thục
nhưng phải trả học phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt”
(hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ,
thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với
lượng 2 giờ mỗi tuần.
Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường.
Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp. Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp.
Năm 1959 bỏ phần vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ thi Trung học đệ nhất cấp.
Sân trường Marie Curie
Trung học đệ nhị cấp:
Nam sinh Võ Trường Toản
Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12,
trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ
thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp,
tức bằng Trung học cơ sở.
Vào
đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào
đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là Khoa học thực
nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chường và ban văn
chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học sinh cũng bắt đầu học
thêm một ngoại ngữ thứ hai.
Vào năm lớp 11 thì học sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II
năm lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú
tài phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ
môn Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ
bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.
Số liệu giáo dục bậc trung học[8]
|
||
Niên học
|
Số học sinh
|
Số lớp học
|
1955
|
51.465
|
890
|
1960
|
160.500[9]
|
|
1963
|
264.866
|
4.831
|
1964
|
291.965[10]
|
|
1970
|
623.000
|
9.069
|
|
|
|
Mỗi năm có hai đợt thi Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8.
Tỷ
lệ đậu Tú tài I (15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập
nhìn chung tỷ lệ đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã
được sàng lọc qua kỳ thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá
thấp nên vào được đại học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp
thành: Hạng “tối ưu” hay “ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinh
đậu Tú tài II hạng tối ưu thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa
chỉ một vài em đậu hạng này, có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở
lên); “bình”(14/20); “bình thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).
Thầy trò trường nữ Gia Long
Một
số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có trường
Petrús Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định) và
các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh (Nha
Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho nam sinh
và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học
Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ
Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần
Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.
Học
sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài
trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu
xanh dương.
Nữ sinh Lê Văn Duyệt
Trung học tổng hợp:
Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school)
là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục
của triết gia John Dewey,sau này được nhà giáo dục người Mỹ là James B.
Connant hệ thống hóa và đem áp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo
dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng
nghiệp, đặt nặng vào các môn tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh,
công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức thực tiễn,
giúp họ có thể mưu sinh sau khi rời trường trung học. Ở từng địa
phương, phụ huynh học sinh và các nhà giáo có thể đề nghị những môn học
đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở nơi mình sinh sống.
Thời
Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử nghiệm chương trình trung
học tổng hợp, nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại với nhau. Học trình này
được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (khai
giảng niên khóa đầu tiên vào tháng 10 năm 1965) , sau đó mở rộng cho
một số trường như Nguyễn An Ninh (cho nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông,
Quận 10) và Sương Nguyệt Ánh (cho nữ sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh
Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.
Nhạc
sĩ Nguyễn Đức Quang (cầm đàn) trong một buổi sinh hoạt của nhóm Du Ca
với các học sinh trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức vào cuối thập niên
1960
Bổ sung:
Ở Huế: Ngày 4-8-1964 trường Đại Học Sư Phạm Huế đã thành lập một trường
Trung-học trực thuộc mang tên Trung Học Kiểu Mẫu Huế (khai giảng niên khóa đầu tiên gồm 8 lớp, 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, với hiệu trưởng Trần Kim Nở).
Trung-học trực thuộc mang tên Trung Học Kiểu Mẫu Huế (khai giảng niên khóa đầu tiên gồm 8 lớp, 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, với hiệu trưởng Trần Kim Nở).
Ở Cần Thơ: Năm 1966, Trung học Kiểu mẫu Cần Thơ được thành lập thuộc Phân khoa Sư phạm của Viện Đại học Cần Thơ.
Cổng trường Trung Học Kiểu Mẫu Huế 1964-1975
Trung học kỹ thuật:
Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao
Các
trường trung học kỹ thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp
việc dạy nghề với giáo dục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào
trung học kỹ thuật thường được cấp học bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi
tuần học 42 giờ; hai môn ngoại ngữ bắt buộc là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Các
trường trung học kỹ thuật có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ,
công lập thì có Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956;
tiền thân là Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là
Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo
Lộc, Trường Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ; tư thục thì có Trường
Trung học Kỹ thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm
1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).
Hiệu trưởng Cao Thanh Đảnh và các Giáo Sư trường trung học kỹ thuật Cao Thắng.
Các trường tư thục:
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974
Ngoài
hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư thục. Vào
năm 1964 các trường tư thục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62% học sinh
trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm 17,7%
học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học.
Con số này tính đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học.
Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh;
Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi
(Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều
hành của Giáo Hội Công Giáo.
Sân trường Bác ái (Collège Fraternité)
Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất
có hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành,
tính đến năm 1970 trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65
trường trung học với tổng số học sinh là 58.466.
Ngoài ra còn có một số trường do chính phủ Pháp
tài trợ như Marie Curie, Colette, và Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất
cả các trường học tại Việt Nam, bất kể trường tư hay trường do ngoại
quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ nhất định cho các môn quốc văn và
lịch sử Việt Nam.
Chương
trình học chính trong các trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc
gia Giáo dục đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức
thêm.
Sau năm 1975, dưới chế độ Cộng sản; tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).
Le Collège Fraternité – Bac Ai datant de 1908, se situe 4 – rue Nguyên Trai, Cho Quan.
Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:
Ngoài
hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng Hòa còn
có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là trường
công lập nhưng không đón nhận học sinh bình thường mà chỉ dành riêng cho
các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như là một đặc ân của chính phủ giúp đỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả việc nuôi dưỡng.
Hệ
thống này bắt đầu hoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn, sau khai triển thêm ở
Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, và Biên Hòa. Tổng cộng có 7 cơ sở với hơn 10.000
học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản lý chứ không phải
Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của Bộ Quốc gia Giáo
dục.
Chủ
đích của các trường Quốc gia nghĩa tử là giáo dục phổ thông và hướng
nghiệp cho các học sinh chứ không được huấn luyện quân sự. Vì vậy trường
Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinh quân. Sau năm 1975, các trường
quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.
Giáo dục đại học:
Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học & Khoa học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinhviên.
Viện
Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16 đường
Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3/2 ), quận 10, Sài Gòn. Viện đại
học này thuộc khối Phật giáo Việt Nam Quốc Tự, Giáo sư Lê Kim Ngân làm
viện trưởng.
Viện
Đại học Phương Nam có 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại
ngữ, và Văn khoa. Vào thập niên 1970, viện đại học này có khoảng 750
sinh viên ghi danh.
Học
sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các
viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì số
chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ thi
tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là Y, Dược, Nha,
Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm.
Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh, hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh
viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền.
Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí
thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học
bổng cho sinh viên.
Trong khuôn viên Học viện Quốc gia Hành chánh
Số liệu giáo dục bậc đại học:
|
|
Niên học
|
Số sinh viên
|
1960-61
|
11.708[45]
|
1962
|
16.835[10]
|
1964
|
20.834[10]
|
1974-75
|
166.475[46]
|
|
|
Chương
trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1
(học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học, v.v.. thì lấy bằng Cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng Tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng Kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng Cao học hayTiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương Thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng Tiến sĩ (tương đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ).
Riêng ngành y, vì phải có thời gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.
Theo hệ thống của Pháp (ngày trước):
- Cử Nhân (Licencié), Cao học (DEA), Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp (Doctorat de 3è cycle), Tiến Sĩ Quốc Gia (Doctorat d’État).
Theo hệ thống của Hoa Kỳ:
- Cử Nhân (Bachelor), Master (trước 1975 chưa có từ ngữ dịch chính xác bằng cấp này), Tiến Sĩ (PhD).
Khó có thể so sánh Master và Tiến Sĩ Đệ Tam Cấp vì học trình hai bên khác nhau. ( Hiện nay trong nước dịch Master là Thạc Sĩ gây hiểu lầm cho nhiều người ).
Từ “ Thạc Sĩ ” trước đây được dùng để chỉ những người thi đậu một kỳ thi rất khó của Pháp (agrégation). Người thi đậu được gọi là Agrégé. Không có từ tiếng Anh tương đương cho từ này.
Đại học Luật khoa Sài Gòn
Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:
Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình Viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở).
Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều Phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc Trường hay Trường Đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…).
Trong mỗi Phân khoa Đại học hay Trường Đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứng với một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).
Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật
Về
mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối phi
chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường
phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của
Hội đồng Khoa bầu lên.
Trong
hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở Paris,
chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau chiến
tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính phủ
liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được đào
tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai mô
hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình thành,
đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.
Trường
đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành;
sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học lớn, hoặc
mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc.
Các
trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây
dựng, và quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa
phương trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình
giáo dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm
1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện
Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam).
Cơ
sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang,
thành lập vào năm 1971 ở Định Tường sau khi mô hình giáo dục mới này
được mang đi trình bày sâu rộng trong dân chúng.
Trường Đại học Giáo dục: Tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Sư phạm Kỹ thuật
Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly)
được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh
vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại
học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ
Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế
đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học.
Theo
kế hoạch, các cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn
viên rộng lớn, tạo một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với
một cảnh trí được thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính
tập trung để tăng hiệu năng và giảm chi phí.
Trường Sư phạm, thuộc Viện ĐH Sài gòn
Sau năm 1975,
dưới chế độ Cộng sản, toàn bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam
Cộng hòa bị đổi tên và bị phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô
nên không còn mô hình theo đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành
viện đại học, mà mỗi trường trở nên biệt lập.
Các viện đại học công lập:
Viện
Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện
Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học Quốc gia
Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại
học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trước năm 1964, tiếng
Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó
thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ
năm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh.
Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại học Sài Gòn.
Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.
Viện
Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học,
Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.
Viện
Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm
Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).
Các viện đại học tư thục:
Viện
Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của
Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo.
Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học,
Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975
viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.
Viện Đại học Đà lạt
Viện
Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5 phân
khoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế, Khoa
học Quản trị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật Giáo
Hòa Hảo.
Viện
Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây
Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư
phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.
Viện
Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5
phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương
mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công
Giáo điều hành.
Các học viện và viện nghiên cứu:
Viện Pasteur Nha Trang
Học
Viện Quốc Gia Hành Chính: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia
Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự
chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường
sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de
Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc
đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn.
Học
viện này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm 1973 thì
thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học,
chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.
Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.
Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v… với những chuyên môn đặc biệt.
Viện Pasteur Sài Gòn thời Pháp thuộc.
Các trường đại học cộng đồng:
Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college
của Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải
ở Nha Trang, Quảng Đà ở Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.
Trường
Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại
học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn
đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán.
Ở
Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973)
dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học
cộng đồng.
Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:
Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung Tâm Quốc Gia Kỹ Thuật
Ngoài
những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách
khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang thập
niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.
Trường quốc gia Nông Lâm mục:
Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở
này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc gia Nông lâm mục với
chương trình học bốn năm. Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia
thành những khu chăn nuôi gia súc,vườn cây công nghiệp, lúa thóc. Qua
từng giai đoạn, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc
(1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972), Học viện Quốc
gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc gia Nông lâm mục được
sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường
Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và
Bình Dương.
Trường Cao đẳng Điện học
Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm
bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học,
Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968
lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật
đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm1974 thì nhập với Trường
Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức
Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia:Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.
Khóa 2 Cảnh Sát Quốc Gia
Các trường nghệ thuật:
Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn Tây Phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.
Các
giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm
(đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa
(sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh).
Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế: Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.
Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật:
Thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ
thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm
1940).
Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60
Trường
Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: Thành lập sau năm 1954; chuyên đào
tạo về nghệ thuật tạo hình với các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám
đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).
Sinh viên du học ngoại quốc:
Một
số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai
quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522)
và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.
TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA
Trang trong sách Địa Lý lớp Ba
Truyện Kiều bản chữ Nôm của Chiêm Vân Thị do Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa xuất bản năm 1967.
Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[82]
Trang bìa sách Địa Lý lớp Ba
Các
giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn bộ sách
cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung lẫn hình
thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học sinh và
sinh viên có tài liệu tham khảo.
Phần
lớn sách giáo khoa và trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học
liệu của Bộ Giáo dục sản xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ
quan nước ngoài. Trung tâm này còn hợp tác với UNESCO
để viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các
nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế
giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu
học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.
Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học.[83] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.
NHÀ GIÁO
Đào tạo giáo chức:
Trường ĐH Sư Phạm thuộc Viện ĐH Huế.
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères
Tòa nhà này thời Pháp là KS Morin Frères
Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[84]
Sau có thêm các trường Cao đẳng Sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh
Long, Long An, và Quy Nhơn, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.
Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.
Vào thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc.
Chương trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất
cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.
Giáo
viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư
phạm (2 hoặc 4 năm). Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho chính phủ ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.
Đội ngũ giáo sư trẻ nhiệt tình vừa tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn
Nha
Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường sư
phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội
thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ
Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu
nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức, v.v…
Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.
Đời sống và tinh thần giáo chức:
Chỉ
số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc
hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư
trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470.
Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà.
Sang thời Đệ nhị Cộng hòa,
đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật
hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc
nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm
(người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc thật đứng
đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và với cả giới
chức chính quyền địa phương.
Một nữ giáo sư trẻ vừa tốt nghiệp trường Đại Học Sư Phạm.
THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Chứng chỉ Tú Tài 1
Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974,
toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm.
Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về
cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở
nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu
hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích
hợp.
Chứng chỉ Tú Tài 2
Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM
để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo
danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả
lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360
để đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch
chuẩn, chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển
v.v… Nhóm mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.
0 comments:
Post a Comment