Ngày xưa, vào thời nhà Sản nước ta có một vị thương gia đi Úc châu
đem về một giống cây lạ, dáng cây cao và to. Ông trồng ở trang trại của
ông mà không ai biết đó là cây gì. Một hôm vị thương gia này đi tiếp
khách, karaoke với một vị quan to. Vị thương gia hát hay nên được em út
để ý chiều chuộng còn vị quan to kia giọng khàn khàn như vịt đực bị các
em út chê cười. Lúc trở về hai người cùng ngồi chung xe vị quan to than
vãn: ta quyền tiền không thiếu, thiếu có mỗi giọng hát, ai cho ta giọng
hát hay người ấy muốn gì ta cũng chìu. Nghe vị quan to nói thế vị thương
gia nghĩ đến loài cây ông mới nhập về, ông bèn đặt cho loài cây mới
nhập về đó cái tên là mắc ca và đem một cây đến dâng cho
vị quan to trồng. Vị thương gia nói với vị quan to rằng hạt của loài cây
này ngon hơn cả hạt điều, hạt hạnh nhân, nó có tác dụng làm cho giọng
người trở nên thánh thót, từ đó mà hát hay, đại ca trồng nó ngay trong
vườn nhà, tự tay chăm sóc, năm đến bảy năm sau nó cho quả, có hạt, ăn
hạt nó là đại ca có được điều mong muốn.
Bảy năm sau vị quan to ấy leo lên ghế quan to nhất, đứng đầu bộ Công của
triều đình và trở thành đại quan. Ngày nào đại quan cũng ăn hạt mắc ca vừa
ra trái, nhưng giọng ca đại quan vẫn cứ khàn khàn. Biết mình bị lừa đại
quan cho gọi thương gia đến hỏi tội: Ta nghe ngươi nói cây này công
dụng lắm, tiết công ta bảy năm trời chăm sóc, giờ thì quả hạt của nó
cũng thường thôi, ngươi có lừa ta không?
Thương gia sợ run rẩy nhưng nhanh trí nghĩ ra kế đối đáp với đại quan:
tội em là rất nặng nhưng chuyện này mà lọt ra ngoài thì thiên hạ cười
đại quan chứ cười gì em. Để thiên hạ không biết chuyện, đại quan giúp em
lừa cả thiên hạ thì chúng ta có rất nhiều tiền.
Đại quan nghe nói thế, nghĩ đến tiền thì nở mặt ra và hỏi lại, chuyện này ta giúp gì ngươi nào?
Có chứ, thương gia đáp lại: Đại quan đang là người đứng đầu bộ Công,
triều đình còn cử đại quan làm trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên nữa, nơi ấy
là nơi sẽ phát triển cây mắc ca.
Đại quan hỏi thương gia: Cây này thích hợp thổ nhưỡng Tây Nguyên à?
Thương gia ấp úng trả lời: Làm sao em biết được điều đó! Em chỉ biết là
nông dân Tây nguyên có nhiều tiền, nguồn tiền bán cà phê và hồ tiêu, còn
lại ở nước ta nơi nào nông dân cũng nghèo, nghèo thì không thể có tiền
để mua giống cây mắc ca của em được.
Đại quan thắc mắc hỏi tiếp: liệu cây mắc ca của ngươi có giá trị hơn cây cà phê và hồ tiêu để nông dân Tây nguyên chấp nhận trồng thay thế nó không?
Thương gia trả lời: điều đó thuộc về đại quan, đại quan cho gọi nó là cây “nữ hoàng”, gọi thế thì người dân nghĩ rằng không cây gì hơn nó được nên họ sẽ chấp nhận trồng nó.
Đại quan lại hỏi: Dân Tây nguyên đang thu lợi bền vững từ cây cà phê và
hồ tiêu, đâu ai dại gì lao vào trồng loài cây mới đầy rủi ro?
Thương gia đáp: Đời luôn có những người luôn muốn làm giàu một cách nhanh chóng, đại quan cho gọi nó là cây “tỉ đô”, gọi thế mới lôi cuốn dụ dỗ được những người hám giàu nhanh bỏ tiền ra mua giống cây của em mà trồng.
Đại quan nói: Được rồi ta sẽ đăng đàn giúp ngươi trong phi vụ làm ăn
này, ngươi cũng đăng đàng nói về việc này chứ, ngươi cũng thuộc hạng
người có máu mặt về tài chính ngân hàng ở đất nước này mà.
Thương gia: dạ, em đăng đàn và sẽ nói: “cây mắc ca trồng ngay
không chần chừ gì nữa, không ai làm mình tôi làm”. Nói thế cho họ trồng
mau để em bán hạt giống, tha hồ nâng giá hạt giống, giá càng cao càng
hấp dẫn người trồng anh à.
Đại quan khen thương gia thông minh rồi hỏi tiếp là có còn thỉnh cầu gì trong chuyện này nữa không.
Thương gia đáp có, rồi nói: thường thì những chuyện nói láo, nhiều người cùng nói người ta mới tin.
Đại quan: Ý ngươi muốn có thêm một người chức vụ như ta đăng đàn giúp ngươi nữa chứ gì?
Thương gia: dạ!
Đại quan: Ngươi muốn ai, họ đăng đàn nói gì?
Thương gia: Dạ em muốn bộ Tài, bên đó không cần nói mà đưa ra chính sách như trợ vốn cho việc trồng cây.
Đại quan: Ngươi đã biết là triều đại nhà Sản ta nợ công rất nhiều rồi, tiền đâu mà trợ vốn cho cây trồng.
Thương gia: Dạ em biết, vì thế chính sách đưa ra chỉ mang tính quảng cáo
cho vụ việc trồng cây này thôi. Ví dụ như trồng 50 ha cây mắc ca trở
lên mới được trợ vốn 15 triệu đồng một ha. Đất Tây nguyên giờ quí như
vàng, không một ai tìm ra đất 50 ha trồng để được trợ vốn đâu.
Đại quan: Chính sách đưa ra chí ít phải có thực hiện, đừng như bên bộ
Học đưa ra chính sách cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng,
cuối cùng không có ai thực hiện làm dân chúng cười ôm.
Thương gia: Dạ chính sách này sẽ có thực hiện chứ anh, vườn ươm cây mắc
ca của em đây rộng hơn diện tích ấy, em sẽ nhận được cả tỷ đồng. Tiền
này từ đâu và đi về đâu, có gửi qua Thụy Sĩ họ cũng không nói được ta
tham nhũng.
*
Kể từ ngày đại quan trưởng bộ Công của triều nhà Sản đăng đàn kêu gọi dân chúng trồng cây mắc ca, cùng bộ Tài cũng của triều này ra chính sách trợ vốn cho những ai trồng cây mắc ca, dân chúng những người hám tiền vì nghe gọi là cây “nữ hoàng” cây “tỉ đô”, cũng có người chót còn tin vào miệng nhà sản, cây mắc ca đã
được trồng. Cuối cùng thì vị thương gia Việt biết dụng thời thế lừa dân
như thương lái Tàu kia giàu nhanh chóng. Còn dân chúng thì... có người
đổi tên cây thành cây mắc cạn, có người lại đổi tên thành cây mắc lừa. Nhưng rồi cuối cùng cây mắc ca vẫn được giữ lấy tên vì họ cho rằng: “giọng ca vang một thời bị mắc họng rồi” như số phận những người trồng loài cây đó.
0 comments:
Post a Comment