Tuesday, February 10, 2015

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hồ bùn đỏ bauxite Tây Nguyên an toàn!

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thể hiện 'đỉnh cao trí tuệ' khi loan báo kế hoạch sản xuất đại trà sắt, thép từ nguyên liệu... bùn đỏ
Phát biểu trong chuyến thăm dự án bauxite Nhân Cơ, Đăk Nông hôm 9/2/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu dẫn chứng về các 'hiệu quả kinh tế' của tổ hợp bauxite Tây Nguyên, từ đó ông này mạnh miệng tuyên bố "Dự án Tân Rai cho thấy, vấn đề hồ bùn đỏ là an toàn!”

Bất chấp những nguy hiểm từ bùn đỏ và các hậu quả khôn lường do môi trường bị tàn phá, người đứng đầu nhà cầm quyền CS tiếp tục khoe khoang về nguồn thu ngoại tệ 160 triệu USD trong năm 2014 nhờ việc đào bauxite lên bán cho Trung Cộng.

"Rõ ràng ở Tân Rai, hiệu quả kinh tế đã thấy rất tốt", ông Dũng kết luận.

Một lần nữa, phát ngôn lừa đảo của Nguyễn Tấn Dũng khiến người ta không khỏi phẫn nộ khi nhớ lại sự cố xảy ra hồi năm ngoái, lúc rạng sáng ngày 8/10/2014, hồ chứa bùn đỏ tại nhà máy bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) bất ngờ vỡ đập khiến hơn 20 ngàn mét khối chất thải độc hại tràn cả ra ngoài.
Vụ tràn bùn đỏ tại nhà máy bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) hồi tháng 10/2014.

Dùng bùn đỏ chế ra... sắt?

Không những lừa đảo, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đầu óc hoang tưởng khi cố tỏ ra 'tinh thông' về các kiến thức khoa học và kinh tế. 

Điều này thể hiện rõ khi báo VietNamNet trích dẫn nguyên văn lời ông Dũng về kế hoạch sử dụng bùn đỏ để làm ra... sắt, được nâng lên thành nhiệm vụ cho doanh nghiệp 'sản xuất đại trà'.  

"Chúng ta đã áp dụng công nghệ để sản xuất từ bùn đỏ ra sắt. Chúng ta đã làm được ở phòng thí nghiệm tốt rồi, nhưng còn một giai đoạn nữa để đưa ra sản xuất đại trà, sẽ giao cho doanh nghiệp làm", thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày 'sáng kiến'.

Về lý thuyết thì vẫn có thể xử lý bùn đỏ để tạo ra sắt thép, nhưng trên thực tế không ai làm việc này bởi chi phí sản xuất cực kỳ tốn kém. Do đó, 'ý tưởng' giao cho doanh nghiệp sản xuất đại trà theo công nghệ sản xuất sắt thép từ bùn đỏ cũng vẫn chỉ là trò lừa đảo của ông thủ tướng hoang tưởng.    

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 10/2014, đài RFA dẫn lời Tiến sỹ Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Quản lý Môi trường thuộc Đại học Công nghiệp bác bỏ tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất sắt từ bùn đỏ. 

Tiến sỹ Lê Huy Bá gọi kế hoạch trên chỉ có thể 'nói với con nít' và cho biết:

"Có ông lãnh đạo nào đó, hình như ông (Hoàng Trung Hải) trình một thỏi sắt/thép cho quốc hội. Nói như thế là nói với con nít chứ không thể nói với các nhà khoa học, vì làm một thỏi sắt như thế có thể làm được nhưng chi phí biết bao nhiêu mà kể! 

Trong bauxite có hai thành phần chính là nhôm và sắt; người ta chế biến alumin thành nhôm, còn sắt người ta có thể thu hồi và làm ra thỏi sắt như người ta đã làm. Thế nhưng khó lắm. Sắt ở đây thuộc dạng Fe2O3, hay là Fe3O4; chúng khó luyện thành sắt nguyên, sắt tốt được. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm thì có thể làm được; còn họ làm để chứng minh như thế chỉ như trò đùa".

Thầy giáo yêu nước Đinh Đăng Định bị chế độ CSVN trả thù và bỏ tù đến chết sau khi phản đối kế hoạch khai khác bauxite Tây Nguyên của Nguyễn Tấn Dũng.

'Chủ trương lớn của đảng'

Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên bắt đầu được thực hiện dưới nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Đây được nói là một trong những 'chủ trương lớn' của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam khóa 11.

Các tài liệu do Wikileaks tiết lộ khẳng định Nguyễn Tấn Dũng chính là người 'bật đèn xanh' cho Trung Cộng khai thác bauxite tại Tây Nguyên. 

Thậm chí, tờ Financial Times của Anh trong bài viết hồi tháng 5/2009 cũng thẳng thắn khẳng định đây là một món quà 'triều kiến' do đích thân ông Dũng dâng tặng để 'được tiếp kiến' các lãnh đạo Trung Cộng.

Nhiều nhà hoạt động tại Việt Nam lên tiếng phản đối dự án bauxite Tây Nguyên đều bị đàn áp khốc liệt dưới thời ông Dũng.

Điển hình là thầy giáo Đinh Đăng Định đã bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù cho đến chết sau khi ông vận động người dân Đăk Nông ký tên chống lại kế hoạch khai thác bauxite gây ô nhiễm môi trường.

Hầu hết các công trình thuộc tổ hợp bauxite Tây Nguyên đều do nhà thầu và công nhân Trung Cộng xây dựng. Điều này cũng gây ra các hiểm họa khôn lường về môi trường, văn hóa xã hội đối với người dân bản địa, đặc biệt là những hệ lụy liên quan đến an ninh quốc phòng tại Tây Nguyên – một vị trí mang nhiều yếu tố chiến lược về mặt quân sự.

Mặc dù đã được cảnh báo từ rất sớm, tuy nhiên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ chính trị CSVN vẫn khăng khăng với quyết định tai hại như trên, thậm chí coi đây là 'chủ trương lớn của đảng'. 

Nhiều người dân Việt Nam tỏ ra phẫn nộ và cho rằng đây là hành vi CSVN 'bán đứt' Tây Nguyên cho Trung Cộng.

Bạn đọc Danlambao

0 comments:

Powered By Blogger