Phương Bích - 2015-02-23
Hai nhà báo bị bắt vì đưa tin về vụ tham nhũng lớn PM18
Sau
khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Ban đầu, tưởng chừng như ký ức bấy
nhiêu năm bị dồn nén, sẽ ngay lập tức ào ạt tuôn chảy. Nhưng rồi tâm
trí tôi bỗng trở nên trống rỗng kỳ lạ. Dường như nó muốn khép chặt lại,
chối bỏ việc hồi tưởng không chỉ 40 năm, mà còn dài hơn thế. Tôi bỗng
không muốn nghĩ về quá khứ, chỉ muốn nghĩ đến những gì phải làm trước
mắt. Giống như câu chuyện tôi nghe về người Mỹ đã làm được, sau cuộc nội
chiến Nam Bắc, gác bỏ mọi hận thù để cùng nhau xây dựng đất nước, thành
một cường quốc trên thế giới.
Nhưng
đâu phải cứ muốn là được? Nếu như đã không thể gạt bỏ quá khứ, để tiến
tới tương lai, thì giống như để chữa được một căn bệnh, người ta phải
mạnh dạn mổ xẻ nó, để tìm nguyên nhân căn bệnh, xem phải cắt bỏ cái gì,
thay thế cái gì?
Như
tôi đã từng thú nhận, cách đây chỉ chừng mươi năm, với những gì được
dạy dỗ (hay chính xác là bị nhồi nhét), tôi vẫn còn là một tín đồ cuồng
tín của chủ nghĩa xã hội. Tôi tự hào về thắng lợi vĩ đại của cuộc “kháng
chiến chống Mỹ cứu nước”. Tôi tự hào và yêu quý “bác Hồ”. Tôi đổ tại sự
nghèo khó của đất nước là do sự cấm vận của “đế quốc” Mỹ, do chiến
tranh với Campuchia và Trung Quốc.... Tôi chưa bao giờ nghĩ, nguyên nhân
của nghèo đói và lạc hậu của Việt Nam là do sự dốt nát, độc tài của
những người nắm vai trò lãnh đạo đất nước.
Có
một điều kỳ lạ là trong suốt mấy chục năm, mặc dù nhìn thấy những vấn
đề tiêu cực trong xã hội, nhưng tôi cũng như rất nhiều người, vẫn chấp
nhận nó bằng một thói quen cam chịu, mà không hề có bất cứ một động thái
phản kháng nào. Cho đến tận cuối năm 2006, đầu năm 2007, khi vụ các
quan chức tham nhũng ở PMU18 vỡ lở, những mảng tối “bất khả xâm phạm”
trước đó được báo chí phanh phui, những ngờ vực về động cơ đấu đá nội
bộ, trong cả cơ quan dân sự lẫn bên cơ quan thi hành luật pháp là công
an, đang được cả xã hội “tò mò” tìm hiểu mới khiến tôi mở mắt. Trong một
lần đến thăm “sếp” cũ đã về hưu, tôi không nhớ ngữ cảnh nào dẫn đến câu
nói của ông: nếu cháu đọc “Đêm giữa ban ngày”, thì sẽ thấy sự tàn bạo
của cộng sản còn kinh khủng hơn cháu nghĩ nhiều.
Tôi
đã tìm đọc cuốn sách đó trên mạng. Và đó là lần đầu tiên tôi tìm đến
mặt trái của tấm màn, bấy lâu nay vẫn che mắt tôi, về cái xã hội mà tôi
đang sống. Một sự thức tỉnh thật muộn màng. Cho dù sự thức tỉnh của cá
nhân tôi chẳng thể xoay chuyển được điều gì, nhưng ít ra tôi không để
cho ai đó lừa bịp và nhân danh cái quyền nhân dân của tôi nữa.
Suy
luận theo cách thông thường, có khuất tất thì mới che giấu. Khi được có
đầy đủ thông tin đa chiều, người ta sẽ nhận định bản chất sự việc theo
tư duy của chính họ, chứ không theo định hướng của người khác nữa. Cho
dù vì cái tư duy không theo định hướng đó nhiều người đã bị nhà cầm
quyền bỏ tù, nhưng theo quy luật, cuộc sống càng bị dập vùi, càng nảy
sinh ra sự phản kháng, chứ không thể tiêu diệt nó. Một cô bạn tôi, vốn
dĩ không bao giờ quan tâm đến chính trị, cũng phải thốt lên: Luật sư là
những người được đào tạo bài bản về luật. Nhưng chưa thời nào nhiều luật
sư bị bắt như bây giờ! ( Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Nguyễn Văn
Đài, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ).
Nhưng
ngay cả khi bắt đầu tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào
giữa năm 2011, tôi cũng như nhiều người biểu tình khác vẫn chưa hoàn
toàn tỉnh ngộ. Những lúc xuống đường, người biểu tình vẫn còn đem theo
cờ Tổ quốc. Và rồi sự đàn áp của nhà cầm quyền đối với những người biểu
tình, đã làm thay đổi suy nghĩ của họ. Bây giờ người biểu tình chống
Trung Quốc không còn ai đem theo cờ đỏ sao vàng nữa. Họ công khai tỏ rõ
thái độ căm ghét thái độ hèn với giặc, ác với dân của nhà cầm quyền.
Chưa bao giờ, dân chúng lại công khai chửi đảng cộng sản là bán nước như
bây giờ. Sau khi chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ trên phạm vi toàn cầu vào
những năm 1990, người ta quen với cụm từ: “Không có ai đánh bại Cộng sản
cả. Chỉ có Cộng sản mới đánh bại được Cộng sản.” Tôi muốn thêm vào câu,
“Không có ai bôi nhọ Cộng sản cả. Chỉ có Cộng sản mới bôi nhọ được Cộng
sản”.
Tôi
không muốn nói chi tiết ký ức của riêng mình, về trước và sau cuộc
chiến tranh cách đây 40 năm. Nó quá tầm thường so với nỗi thăng trầm của
hàng triệu con người khốn khổ khác trên đất nước này. Sắp đến một ngày
30/4 nữa lại đến. Người nằm xuống hay kẻ ra đi, ai đau thương hơn ai?
Bao giờ nó sẽ chỉ còn là một vết sẹo thời gian trong lòng mọi người Việt
Nam?
Thượng
đế cho mỗi người một thời gian nhất định để sống và 40 năm đã quá dài
cho trắc trở của một dân tộc. Nhiều lúc tôi nghĩ sao đoạn đường mà dân
tộc tôi đang giãy giụa để vượt qua lại gian truân như thế? Cả một dân
tộc lại phải chịu nghiệt ngã chỉ dưới tay bằng ấy con người? Bốn mươi
năm đầy lầm than xương máu vẫn chưa tới được bến bờ của một cuộc sống
bình an đích thật. Bằng an trong tâm hồn không thể có khi chung quanh
tôi vẫn đầy tiếng rên xiết của người dân lẫn với âm thanh hò hét ca tụng
một “chiến thắng” đã trở thành cổ tích.
40
năm đã qua, không lẽ phải chờ một 40 năm khác để gột rửa sự sai lầm của
một lớp người, trong đó có người thân ruột thịt của tôi và cả chính tôi
nữa? Bi kịch nào lại kéo dài tới bằng ấy năm mà không chấm dứt?
Một
ngày 30/4 nữa lại sắp đến. Cho đến bao giờ ngày này không phải để cho
người cười kẻ khóc, mà chỉ còn là một vết sẹo thời gian trong lòng mọi
người Việt Nam?
--0--
0 comments:
Post a Comment