Wednesday, August 7, 2013

KHÔNG NÊN NẶNG LỜI

Bớt giận chút đi, chú Mario. Cũng giận, nhưng không làm cho người khác suy nghĩ là mình giận. Chú Mario: Toàn lũ khùng !!!

Mới đây, khi Lão Móc (LM) viết loạt bài “Những con chó sủa tiếng người” thì có người email cho LM khuyên: “… viết nhẹ bớt đi, cũng chửi nhưng không làm cho người khác suy nghĩ là mình “sủa”…” Phải nói LM rất ứa gan khi nghe lời khuyên có vẻ trịch thượng nhưng lại vô cùng ngu xuẩn này.
Thực ra không phải tới bây giờ LM mới nhận được những lời khuyên loại này. Trong hơn ¼ thế kỷ viết lách, Lão Móc nhận được không biết bao nhiêu là lời khuyên của những vị tỏ ra ta đây ưu thời, mẫn thế khuyên LM là nên lấy lời hơn, lẽ thiệt khuyên can các ông du kích, đặc công truyền thông viết bài đánh phá những người chống Cộng, hạ nhục chế độ VNCH, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa; các cá nhân, tổ chức, đảng phái chủ trương chôm chỉa credit, gây chia rẽ trong cộng đồng, kêu gọi dẹp bỏ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, kêu gọi hòa hợp hòa giải với Việt Cộng.
Theo các vị “ưu thời, mẫn thế” này thì trước sau gì những người đó có lúc cũng ăn năn, hối cải mà quay về đường ngay, nẻo chánh bởi vì dù sao họ cũng là con người, chớ đâu phải là con… gì, nên họ cũng có chút điểm lương tâm, không nên đẩy họ vào đường cùng họ sẽ theo… Việt Cộng mà chống lại người chống Cộng (sic). Và các ông này khuyên: “Không nên nặng lời với các ông, các bà đã kể trên.”
Mới đây, trên các diễn đàn điện tử lại thấy ông nhà thơ Phạm Đức Nhì “khuyên” bà nhà thơ Ngô Minh Hằng  khi bà này đăng tải bài thơ “Giá trị gì”, như sau:
“Tôi đồng ý với quan điểm của Ngô Minh Hằng về Giá Trị. Tuy nhiên, cách nói, lời lẽ và đặc biệt những chữ viết trong ngoặc đơn dưới tựa bài thơ có vẻ “diều hâu” quá. Tại sao lại muốn thêm thù, bớt bạn? Viết như thế chỉ đẩy những người “ôn hòa” xa mình, và có thể, đến gần phía bên kia?”
Thì ra, không phải chỉ có LM bị các vị ưu thời, mẫn thế khuyên lơn không nên viết nặng lời. Bà nhà thơ Ngô Minh Hằng còn bị ông nhà thơ Phạm Đức Nhì ghép tội… diều hâu!
Nhưng như thế nào là nặng lời, thế nào là nhẹ lời thì Lão Móc lờ mờ lắm. Đưa chiếc Mercedes 560 SEL của bà chủ tiệm vàng đến đậu cách chiếc xe Honda mà Lão Móc mua ở Anderson Honda superstore một block đường, Lão Móc vẫn biết ngay rằng chiếc Mercedes nó nặng hơn chiếc Honda nhiều. Thùng bia 24 lon nặng gấp đôi thùng 12 lon. Con heo nặng hơn con gà. Tuy cùng khuôn khổ nhưng tờ 100 dollars xem ra có vẻ nặng hơn tờ giấy một đồng.
Đưa cho Lão Móc một cái cân, Lão Móc sẽ phán chắc như đinh đóng cột là cái nào nặng hơn cái nào. Nhưng ai hỏi tiếp rằng thế nào là nặng, cỡ nào mới gọi là nặng thì không phải dễ trả lời. Những thứ đem lên bàn cân được mà còn khó nói nặng nhẹ thì huống chi là lời nói, câu viết là những thứ chả biết lấy gì để mà cân. Nghe các vị “tỏ ra ưu thời, mẫn thế và rộng luợng” khuyên: “Không nên nặng lời với các ông, các bà du kích, đặc công truyền thông viết bài đánh phá những người chống Cộng, hạ nhục QLVNCH; các cá nhân, tổ chức, đảng phái chủ trương chôm chỉa credit, gây chia rẽ trong cộng đồng, kêu gọi dẹp bỏ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, kêu gọi hòa hợp hòa giải với VC,” Lão Móc thấy lời khuyên ấy rất chí lý. Đúng, chúng ta không nên nặng lời với ai. Nhưng như thế nào mới gọi là nặng lời? Chuyện có vẻ hơi rắc rối!
Hai chú lỏi tì chơi thảy đáo lỗ với nhau, đồng bạc cắc nằm cheo meo ở miệng lỗ. Chú thì bảo: “Vô rồi!” chú kia bảo: “Chưa!” Hai chú sinh sự cãi nhau. Cuối cùng một chú chửi chú kia:
- Mày là đồ chó đẻ!
Dĩ nhiên chú kia cũng chẳng nhịn, chú trả miếng ngay lập tức:
- Mày là đồ trâu sanh!
Hai câu chửi này có nặng không? Không! Bởi gì chẳng lâu la gì, qua ngày hôm sau, người ta lại thấy hai chú ôm chung một cây chuối lội bì bõm dưới sông.
Nhưng nếu hai câu nói này do hai người lớn tuổi, đầu hai thứ tóc nói với nhau thì hẳn nó phải nặng ghê lắm. Chắc chắn là như thế! Ở Việt Nam khi người ta nói với nhau như vậy thì chuyệnchẳng phải vừa nếu gặp hai ông lớn tuổi cùng nóng tính.
Thế nhưng ở xứ Mỹ này, đâu khoảng mười năm mấy trước, bà mẹ của ông Newt Gingrit, Chủ tịch hạ viện, khi nói chuyện với nữ phóng viên truyền hình Connie Chung đã cho rằng bà Hillary Clinton là “Một con chó cái!” (She’s a bitch!) Cũng chả có sao cả.
“- Anh là một người chẳng ra gì!
Đối với anh Binh Móc, câu nói nhẹ nhàng ấy nó nặng nề ghê gớm.”
Ở Việt Nam như thế là sanh chuyện chứ chẳng phải chơi. Năm 1992, khi cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ diễn ra giữa đương kim Tổng thống George Bush (cha) và Thống đốc Bill Clinton, ông Bush đã nói khả năng đối ngoại của ông Bill còn thua xa cả con chó của ông nữa. Oai quyền như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm xưa cũng chưa dám nói câu ấy. Nhưng ở Mỹ câu ấy chỉ là một lời chê nhẹ nhàng, bởi ông Bill playboy nghe câu nói ấy vẫn cứ cười hề hề!
Anh Binh Móc năm xưa diện bộ đồ số một, đảo qua đảo lại trước cổng trường vào giờ tan học, mong kiếm tí tình yêu. Hy vọng của anh Binh Móc chết dần theo ngày tháng với những câu nói nhẹ nhàng thoát ra từ những cặp môi đỏ như son của những người kẹp tóc:
- Anh là một người chẳng ra gì!
Đối với anh Binh Móc, câu nói nhẹ nhàng ấy nó nặng nề ghê gớm.
*
Nói năng lòng vòng vẫn không giải quyết được chuyện thế nào là nặng lời, thế nào là nhẹ lời, Lão Móc tìm tới ông Giáo sư Triết học, người đã từng giữ chức Phát đại ngôn cho nhóm mình.
- Thưa Giáo sư, thế nào là năng lời ạ?
- Tôi sẽ giải thích cho ông Móc hiểu điều này bằng phương pháp luận của trường phái Triết học Đặc nhiệm. Này nhé, tôi nói về chuyện nhẹ lời trước, tôi lấy thí dụ về ông chủ báo của mình để cho ông Móc dễ hiểu. Thí dụ như khi ông chủ báo gọi những người ra hoạt động Cộng đồng là “lũ đại diện Cộng đồng”, gọi các phụ nữ là “một lũ đượi”, gọi Hội đồng Họp tác Tôn giáo là “chốn sa trường liên tôn”, gọi anh em HO là “đạo quân tấn công restroom”, bảo Linh mục Nguyễn văn Lý vì “ham xe 60 chỗ ngồi nên phải lụy Đoan Trang”… thì đều là những từ ngữ “nhẹ nhàng, vui tươi.”
- Ông Giáo sư nói phải lắm! Thưa Giáo sư , còn thế nào là nặng lời ạ?
- Ông Móc có nhớ khi thằng cha già cư sĩ gì đấy làm bộ đạo mạo nói với ông chủ báo rằng chỉ có hạng người không được giáo dục mới chửi Cha, mắng Sư thì thằng cha cư sĩ ấy đã quá nặng lời. Đúng không?
- Dạ đúng lắm!
- Hoặc khi ông chủ báo nói người ta là “một lũ đượi” thì có thằng nào ở đâu lại chõ mõm vào nói đó là ngôn ngữ mà người ta sử dụng ở gầm cầu, đầu đường xó chợ chứ không phải để viết báo, là cái thằng đó đã quá nặng lời với ông chủ báo của mình. Đúng không?
- Dạ đúng lắm! Thưa giáo sư, thí dụ như trước đây, khi ông chủ báo mình lỡ tay viết mấy câu “nhẹ nhàng, vui tươi” thì có một bà nào đó gọi vào đài phát thanh Quê Hương đòi cho… “chó đái vào mồm” ông chủ báo, có phải họ đã quá nặng lời với ông chủ báo của mình hay không?
- Câu đó nặng lời quá đi chứ!
- Thưa giáo sư, thế khi phụ nữ người ta nặng lời với mình như vậy thì mình phải làm sao, thưa ông giáo sư?
- Còn làm sao nữa! Phải mau mau mà ngậm miệng lại chứ lỡ mà người ta làm thật thì còn gì là mồm miệng ăn nói. Ông Móc tối dạ quá!
- Thưa giáo sư, khi ông chủ báo của mình viết nói mánh, nói khoé, ám chỉ dựng chuyện bà chủ đài phát thanh có 6 con với 6 người chồng, viết là Lão Móc và Kiêm Ái nằm dưới váy bà chủ đài phát thanh, là hai con chó của bà chủ đài, mụ này bảo cắn ai là hai con chó này xông ra cắn, mụ này bảo ăn cứt là hai tay này cũng ăn… thì ông chủ báo của mình đã viết với những từ ngữ nhẹ nhàng, vui tươi?
- Nhẹ nhàng quá đi chứ, có nặng nề gì đâu!
- Thưa giáo sư, có một ông tỏ ra rất ưu thời, mẫn thế và rộng lương khuyên mọi người không nên nặng lời với ông chủ báo của mình. Lời khuyên ấy ông giáo sư thấy sao?
- Còn thấy sao nữa. Lời khuyên ấy rất chí lý. Phải nên nhẹ nhàng với ông chủ báo. Mọi người phải nên nhẹ nhàng với nhau, ông Móc ạ!
- Ông giáo sư nói phải lắm. Thế mọi người phải nói năng thưa bẩm với ông chủ báo như thế nào cho phải phép ạ?
- Ông Móc có hiểu cái “văn phong nhẹ nhàng, vui tươi” của ông chủ báo hay không?
- Dạ thưa ông giáo sư có ạ!
- Thế thì mọi người cũng nên nói năng với ông chủ báo bằng chính cái “văn phong nhẹ nhàng, vui tươi” ấy! Hiểu ra chưa?
- Thưa Giáo sư, khi những kẻ sống cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong hai chế độ Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hoà miền Nam do sự hy sinh xuơng máu của những người lính của QLVNCH quai mỏ ra chửi bới những người lính này là “bọn lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ” là những người này đang nói những lời nhẹ nhàng, vui tươi; ta không nên nặng lời bảo bọn này là “bọn người sủa tiếng chó” kẽo người khác nghĩ là mình cũng “sủa”?
- Đúng quá chứ còn gì nữa mà hỏi.
Henry Nguyen's photo.
Đừng nên nói nặng, mà hãy nói dóc, nói xạo như lũ Việt Cộng và bầy chó hải ngoại ăn “fân” Việt Cộng mới có linh nghiệm !
- Thưa Giaó sư, khi có những ông cư sĩ kết tội là chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà do cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm giết chết 300.000 Phật tử, bắt giam 1.500 sư sãi tại miền Trung trong cái gọi là “Kế hoạch Nước Lũ”, thì chúng ta không nên nặng lời bảo là “những thằng cư sĩ chó chết” này là bọn vọng ngữ như “tổ sư bồ đề vọng ngữ” của chúng nó là “Thiền sư ăn chay, ngủ mặn” Nhất Hạnh?
- Còn phải hỏi. Không nên nặng lời với ai cả để đuợc người ta cho là mình trí thức, văn minh. Nghe chưa?
*
Ông giáo sư đặc nhiệm giảng dạy như vậy mà cái đầu mít đặc của Lão Móc nó vẫn cứ lờ mờ. Lão Móc chỉ mang máng hiểu một điều là mọi người không nên nặng lời với ông chủ báo, không nên lên tiếng về chuyện những thằng, những con ký giả chó chết nó chửi những người lính QLVNCH là bọn lính đánh thuê cho đế quốc Mỹ, chửi mấy ông HO là “đạo quân restroom”, là “những ổ vi trùng lao”. Mấy ông, mấy bà ấy muốn nói gì thì nói, chửi ai thì chửi, muốn kết tội ai thì kết tội, khi thưa bẩm với mấy ông, mấy bà này mọi người phải dùng những chữ, những câu cung kỉnh, êm tai như như lời khuyên kia, kẻo mang tiếng nặng lời, gây chia rẽ cộng đồng.
*
“Thưa thi sĩ Phạm Đức Nhì.
Cảm ơn thi sĩ có ý kiến về bài thơ bé mọn của Ngô Minh Hằng. Những chữ Ngô Minh Hằng viết mà thi sĩ cho là “diều hâu” đó đã nói cho người đọc biết rõ lập trường và chính kiến của thi sĩ. Và cũng những chữ đó, phần lớn người Việt tị nạn VC thấy rõ là những câu phân định chính, tà, đen, trắng. Nói rõ ra là phân định lằn ranh Quốc, Cộng. Nếu những tên (trí thức mà vô trí thức, tung hứng với VC, phản quê hương dân tộc) thì không phải là thành phần “ôn hoà”, vì ôn hòa thì đã không tung hứng, góp tay với VC hoặc bè lũ tay sai công khai gần như thách thức cộng đồng Việt Nam tị nạn VC như vậy…”
Xin mượn những câu trả lời của nhà thơ Ngô Minh Hằng trả lời thi sĩ Phạm Đức Nhì để làm câu kết viết này.
LÃO MÓC
——————–
GIÁ TRỊ GÌ ?
(gởi những tên trí thức mà vô tri thức, tung hứng với VC, phản quê hương dân tộc)
Giá trị người không do của cải
Xe sang, nhà đẹp, lớn cơ ngơi
Nếu như người chủ tư dinh đó
Quí bạc tiền thôi, chẳng quí người

Giá trị người chẳng là học vị
Giáo sư, tiến sĩ hoặc chi chi
Nếu như tim óc không lương chính
Thiếu đạo làm người dẫn lối đi

Giá trị người phải đâu chức tước
Khi lòng không đức, dạ không nhân
Tài năng chẳng hiến cho dân nước
Mà chỉ gia đình, chỉ bản thân

Giá trị người nào do vỗ ngực
Tự khen ta tốt hoặc ta tài
Ta sao, thiên hạ đều hay cả
Vì việc ta làm giấu được ai !

Giá trị người không vì gốc rễ
Chẳng do phe đảng giúp nâng cao
Mà do tư cách, do hành động
Thể hiện nhân luân đến mức nào

Hỏi giá trị gì khi trí thức
Nói lời gian dối hại người ngay
Hợp hoà tung hứng cùng gian tặc
Vô sỉ, vô lương đến cỡ này ?

Cũng vì trí thức vô tri thức
Dân tộc bây giờ mới khổ đau
Đất nước mới vào tay lũ vẹm
Vẹm đem đất nước hiến dâng Tàu !!!
Ngô Minh Hằng

From:
nhidpham@gmail.com
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Reply-to:
ThoVan@yahoogroups.com
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
To:
ThoVan@yahoogroups.com
Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
Sent: 8/4/2013 1:23:34 P.M. Central Daylight Time Subj: Re: [Tho Van] GIA’ TRI. GI` ?

Tôi đồng ý với quan điểm của NMH về Giá Trị. Tuy nhiên, cách nói, lời lẽ và đặc biệt những chữ viết trong ngoặc đơn dưới tựa của bài thơ có vẻ “diều hâu” quá. Tại sao lại muốn  thêm thù, bớt bạn? Viết  như thế chỉ đẩy những người “ôn hòa” xa mình, và có thể, đến gần phía bên kia.
Phạm Đức Nhì
——————–
Thưa thi sĩ Phạm Đức Nhì,
Cảm ơn thi sĩ có ý kiến về bài thơ bé mọn của Nmh. Những chữ của Nmh viết mà thi sĩ  cho  là “diều hâu ” đó đã nói cho người đọc biết rõ lập trường và chính kiến của thi sĩ. Vì cũng những chữ đó, phần lớn người Việt Tị Nạn Vc thấy rõ là những câu phân định chính, tà, đen, trắng. Nói rõ ra là phân định lằn ranh Quốc Cộng.
Nếu những tên (trí thức mà vô tri thức, tung hứng với VC, phản quê hương dân tộc) thì không phải là thành phần “ôn hoà”  (vì ôn hoà thì đã không tung hứng, góp tay với Việt cộng hoặc bè lũ tay sai công khai gần như thách thức cộng đồng VNTNVC như vậy. )
VC chiếm miền Nam hơn 38 năm rồi. Sự hung ác độc tài tham lam của họ trên quê hương và trên dân tộc VN trong hơn 38 năm qua làm tổ quốc VN tang thương, khốn khổ và băng hoại ra sao, nguy cơ mất nước cho Tàu cộng thế nào thì đến người dân bình thường, ít học  nhất cũng biết rõ và không còn lầm lẫn nữa.
Những người mang danh trí thức mà lại không màng đến niềm đau dân tộc, tiếp tay, tung hứng với kẻ ác, công khai đi ngược chiều với ước mơ của đại đa số dân chúng, những  nạn nhân của VC, như thế thì không cần ai đẩy cả,  họ đã đương nhiên tự công nhận họ là “phía bên kia” rồi chứ chẳng phải chỉ là “gần” với phía bên kia.   Những kẻ đó, thi sĩ cho là bạn nhưng Nmh thì không thể.
Đã có lần thi sĩ gởi thi phẩm của thi sĩ thẳng vào hộp thư của Nmh. Nmh đã đọc. Dù thấy chính kiến của thi sĩ và Nmh xa nhau quá nhưng vì tôn trọng quyền tự do phát biểu tư tưởng của mỗi cá nhân nên Nmh xin không có ý kiến.
Từ sau khi Nguyễn Đình Bin đem nghị quyết 36 ra hải ngoại thì trên diễn đàn và trong cộng đồng người Việt tị nạn Vc đầy chia rẽ. Lập trường, quan điểm chính trị về quê hương, về Quốc – cộng đối nghịch với nhau không còn là điều lạ,  vì thế,  hai chữ “diều hâu” mà thi sĩ nhận định không làm Nmh ngạc nhiên.
Nmh xin chấm dứt việc này ở đây .
Thành thật cảm ơn thi sĩ.
Ngô Minh hằng

0 comments:

Powered By Blogger