FB Hoang Nguyen Van
Vô số vụ công nhân vây nhà, vây công ty giăng biểu ngữ, đội mưa, chịu cảnh màn trời chiếu đất đòi lương.
Vô số vụ tiểu thương kêu cứu vì phí, vì di dời, vì xây chợ mới, vì đấu thầu…
Không thể kể xiết bao nhiêu vụ dân oan khiếu kiện đòi công bằng, quyền lợi.
Tôi tin rằng, với bản chất ích kỷ, vô cảm của người Việt, trước khi
những con người bị đụng chạm, ảnh hưởng quyền lợi trong những vụ việc kể
trên, rất ít trong số họ hàng ngày có tiếng nói lên án, phản đối những
gì không tốt đẹp xảy ra trong xã hội.
Nhiều trong số những con người này trước khi bị ảnh hưởng còn coi những
ngang trái trong xã hội không phải chuyện của họ nên không cần quan tâm,
tham gia. Thậm chí không ít người còn gièm pha, khó chịu với những ai
mạnh dạn lên tiếng. Tất cả họ giờ đây đang rất cần sự đồng cảm của dư
luận.
Sự thờ ơ vô trách nhiệm thu mình là mãnh đất màu mỡ cho tiêu cực nảy
sinh. Hiện hữu những hậu quả mà họ đang là những người trực tiếp gánh
chịu. Không hiểu những con người này đã nhìn ra và ân hận.
Xã hội là ngôi nhà chung mà tất cả chúng ta đang sống trong đó. Ngôi
nhà sẽ không thể sạch sẽ thoáng mát dễ chịu nếu những người chủ căn nhà
hàng ngày không chịu quét dọn lau chùi dọn vệ sinh. Bất cứ ai đều phải
có nghĩa vụ và trách nhiệm nếu không muốn sống trong môi trường dơ bẩn,
không ai làm thay ai.
Sống và làm cho xã hội tốt lên thì mới là biểu hiện của con người.
Lên án, đấu tranh, ngăn ngừa cái xấu trong xã hội là nghĩa vụ và trách nhiệm không của riêng ai.
Những vụ việc tiêu cực khó có thể xảy ra nếu ai cũng biết lên tiếng đấu tranh với cái xấu. Ảnh nguồn internet.
FB Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Thông điệp từ những người trẻ Hong Kong tham gia biểu tình nè:
- “Cha mẹ tôi khóc cho tôi, còn tôi khóc cho tương lai mình”
- Một nhóm trẻ khác lại quỳ trước ga điện ngầm với thông điệp :”Xin lỗi vì buộc phải làm ảnh hưởng đến mọi người!”
Đó là lý do tại sao tôi nói, các bạn Hong Kong đã dạy tôi bài học quý giá nhiều hơn là một phong trào.
FB Mít Tờ Đỗ
Buộc dải nơ vàng lên cây sồi trước nhà
“Buộc dải nơ vàng lên cây sồi trước nhà” là nhan đề một bài hát của
nhóm nhạc pop Mỹ Tony Orlando and Dawn, trong một album phát hành năm
1973.
Bài hát là câu chuyện kể về một gã đàn ông vừa mãn hạn ba năm tù với
nỗi lo rằng mình sẽ không còn được chào đón ở nhà nữa. Trước khi ra
trại, gã viết thư về cho vợ và dặn rằng nếu còn chào đón gã thì hãy thắt
một dải nơ vàng quanh thân cây sồi trước nhà. Bằng không khi trở về mà
không thấy dải nơ vàng, gã sẽ ngồi lại trên xe đi tiếp vì biết rằng mình
không được chào đón. Chuyện yêu đương cho vào dĩ vãng và gã không trách
móc gì cô ấy cả.
Dọc hành trình bằng xe khách trở về nhà, gã hồi hộp và lo lắng đến
mức phải dặn bác tài xế khi xe đến nơi hãy xem giùm gã cây cổ thụ bên
đường có dải nơ nào không. Bản thân gã không dám nhìn, sợ đối diện với
một thân cây trống trơn.
Khi xe chạy qua nơi ấy, tất cả hành khách trên xe đều nhìn ra và gần
như cùng lúc thốt lên: có tới 100 dải nơ vàng quanh thân cây cổ thụ!
Thật là choángvl!
Vợ gã và thế giới tự do đang chào đón gã rất nồng nhiệt, sau bao năm tháng bị tù đày.
Dải nơ màu vàng, cùng với chiếc dù, hiện đang trở thành biểu tượng
của những người Hồng Kông đấu tranh đòi dân chủ. Những ngày qua, họ cùng
nhau thắt dải nơ vàng lên khắp nơi, như chào đón một gã cựu tù nhân về
với thế giới tự do đầy ánh sáng.
Ai đó ở Hồng Kông đã thật lãng mạn khi nghĩ ra chuyện lấy dải nơ vàng làm biểu tượng!
0 comments:
Post a Comment