Tuesday, July 1, 2014
Mỹ Đi Với VNCS: Còn Lâu
Vi Anh
Nếu Việt Nam tưởng Trung Cộng tạo ra cuộc khủng khoảng giàn khoan là để làm phép đo Mỹ đối với những xung đột ở Biển Đông, là “đi trong sân mà tưởng chuyện trên trời, thả ngàn năm trong một phút chơi vơi” như nhà thơ gốc tỉnh Cantho là Xuân Diệu theo CS Bắc Việt từ thời Việt Minh đã viết. Nếu trông mong Mỹ can dự vào để hoá giải cơn khủng khoảng trong khi Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, thì sẽ bán lúa giống như người Miền Nam thường nói. Trước nói xa sau nói gần về điều không tưởng ấy.
Trong lịch sử VN 4000 năm, không có cuộc chống Trung Hoa xâm lăng nào của quốc gia dân tộc Việt Nam thành công mà nhờ ngoại quốc giúp. Tất cả mười mấy thời kỳ độc lập, tự chủ thực sự của VN, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê đều do dân quân VN đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân Tàu. Còn qua thời Quốc Cộng đất nước chia đôi, Miền Nam đi với Mỹ, Miền Bắc đi với CS Nga Tàu, kết quả tới đâu. Mỹ phản bội, bức tử Miền Nam khi bắt tay được với TC. Miền Bắc bị TC tấn công vì thân Nga. Hậu quả cho đến bây giờ, mấy chục năm sau chưa hết, TC còn gậm nhấm giang sơn gấm vóc của VN.
Và bây giờ, Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, trong khi TC đẩy mạnh chiến lược bành trướng tại vùng này, giành giựt biển đảo của các nước láng giềng. Nhựt là đồng minh của Mỹ, Mỹ có nhiệm vụ hiệp ước phải bảo vệ lãnh thổ Nhựt vì khi Nhựt bị thua Thế Chiến 2, Mỹ ép Nhựt chấp nhận hiến pháp gọi là hiếu hoà, không có quân đội nên bù lại Mỹ có nghĩa vụ phải lo quốc phòng Nhựt. Phi là đồng minh có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Mỹ, nên TC cũng tranh chấp biển đảo với Nhựt và Phi nhưng chưa đánh lấy như đánh lấy Hoàng sa của VN, và thôn tính vào lãnh thổ của TC.
Chỉ có VN bị TC xâm lấn đất đai, xâm phạm kinh tế, chánh trị, văn hoá, xã hội nhiều nhứt. Dù là đồng chí ‘ phương Nam’ của TC, hai Đảng CS Trung Quốc và VN từng tô lục chuốc không tình hữu hảo núi liền núi sông liền sông, tương quan 16 chữ vàng và 4 cái tốt, nhưng TC không ngần ngại khi cần lùa mấy trăm ngàn quân qua đánh vượt biên giới VN trong thời Đặng tiểu Bình, tung quân quá đánh chiếm phần còn lại của dảo Hoàng sa. Và trong thời kỳ bành trướng hậu Đặng tiểu Bình, TC ngang nhiên tung bản đồ hình lưởi bò chiếm 80% Biển Đông của VN, coi Biển Đông của VN như ao nhà của TC, TC tha hồ cấm ngư dân VN cấm đánh cá, bắn giết ngư dân VN khi ra làm ăn tại ngư trường ngàn dồi do dất nước ông bà VN để lại,
Mới đây TC còn đưa và đặt giàn khoan không lồ vào vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia VN với hàng trăm tàu quân sư, bán quân sự, phi cơ chiến đấu và trinh sát theo bảo vệ. Đảng CSVN câm như hến. Nhà Nước VN phản đối ngoại giao, công luận và cho tàu cảnh sát biển ra để gọi là “tuyên truyền” về chủ quyền của VN đối với lực luộng TC. Đại diện Chánh Phủ TC Dương khiết Trì qua VN gặp Phó Thủ Tướng đặc trách ngoại giao Phạm bình Minh, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng. Sau khi về, TC tung ra bốn giàn khoan nữa (nhưng theo tin tức báo Wall Street của Mỹ) còn ở ngoài vùng đặc quyền kinh tế VN. Chưa vô không có nghĩa là không vồ vùng dặc quyền kinh tế VN. Nhưng nội cái chuyện ở ngoài Vịnh Bắc Việt là coi như bao vây Miền Bắc VN rồi.
Trong thời gian này, đài VOA tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ đi một tin của Mỹ tương đối dính líu đến VN. VOA ngày 18.06.2014 cho biết “Căng thẳng tại vùng biển tranh chấp là một trong các chủ đề được ông Ted Osius nêu lên trong khi phát biểu tại buổi điều trần nhằm chuẩn thuận chức vụ đại sứ Mỹ tại Việt Nam do Tổng thống Obama đề cử. Dưới sự chủ tọa của Thượng nghị sĩ Ben Cardin, đại diện tiểu bang Maryland, hôm qua, ông Osius lặp lại tuyên bố trước đây của các giới chức Mỹ về ‘quyền lợi quốc gia’ của Hoa Kỳ ở biển Nam Trung Hoa (tức là biển Đông), nhất là về khía cạnh tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở vùng biển này.Ông nói: “Chúng ta có trách nhiệm lớn phải đảm bảo rằng các tranh chấp về lãnh hải và lãnh thổ tại biển Đông được giải quyết theo luật lệ quốc tế và không phải bằng việc ép buộc hay đe dọa. Thật đáng tiếc, gần đây chúng ta thấy một chuối các bước đi đơn phương của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các tuyên bố về lãnh hải và lãnh thổ”.
Biên tập viên tin này của VOA có chua thêm một câu trong tin, rất đáng chú ý. Một là “Trong bài phát biểu được chuẩn bị trước, nhà ngoại giao kỳ cựu có viết về việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển gây tranh cãi, nhưng không đề cập tới việc này khi nói trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. “Hai là ‘…đã đến lúc Washington cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam.Tuy nhiên, người được ông Obama đề cử nói rằng Hoa Kỳ đã nói rõ cho phía Việt Nam biết rằng lệnh cấm này không thể được gỡ bỏ nếu không có tiến bộ quan trọng nào về nhân quyền. Ông Osius thừa nhận rằng hai bên vẫn còn phải đối mặt với ‘các khác biệt thật sự’.”
Thế là tình hình Biển Đông của VN có mới, gây cấn hơn với TC; nhưng đường lối của Mỹ đối với VN vẫn y như cũ. Mỹ là quốc gia bán vũ khí nhiều nhứt hoàn cầu nhưng vẫn không bán cho VNCS. Như Cựu Ngoại Trưởng Hillary, Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Panetta của chánh quyền Dân Chủ, Nghị sĩ McCain ứng cử viên tổng của Đảng Cộng Hoà lịch sự từ chối lời Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh ngỏ ý mua vũ khí sát thương của Mỹ.
Ý kiến của vị đại sứ Mỹ được TT Obama cử nhiệm nếu có được Ủy ban Đối Ngoại Thương Viện Mỹ xem xét, bắt buộc cũng phải ra khoáng đại Thượng và Hạ Viện thảo luận biểu quyết. Mà thời giờ của pháp nhiệm này của Hạ Viện và 1 phần ba Thượng Viễn còn lại quá mong manh, từ đây tới tháng 11 cuối năm, khó có chuyện gỡ cấm vân vũ khi sát thương cho Hà nội.
Đó là chưa nói tương quan kinh tế, ngoại giao của Mỹ, quyền lợi của Mỹ đối với TC ngàn lần hơn so với VN. Và nhiều dấu chỉ cho thấy Mỹ và TC cả hai nương nhau mà sống làm bá chủ Á châu Thái bình Dương, hai bên đều có lợi ngàn lần hơn giúp VNCS. Đó là chưa nói Mỹ không thể không e ngại VNCS trở thành con ngựa thành Troie cho TC khi Mỹ tương quan quân sự với VNCS.Thế cho nên trong mong Mỹ can thiệp bằng hành động giúp VN trong khủng hoảng Biển Đông là còn lâu nếu không muốn nói là không tưởng./.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment