Epoch Times 24 Tháng Sáu, 2014
Hồng Kông có thể khơi ngòi cho sự sụp đổ chế độ độc tài ĐCSTQ
Khoảng 180.000 người đã tụ tập tại
Công viên Victoria ở Hồng Kông để thắp nến tưởng niệm các nạn nhân của
vụ thảm sát Thiên An Môn và kêu gọi lật đổ Đảng Cộng Sản Trung Quốc
(ĐCSTQ), vào ngày 4 tháng 6 năm 2014. (Ảnh internet)
Thể chế tự do của Hồng Kông đã khiến sự tái hợp
vào năm 1997 của đặc khu này với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành
một cơn ác mộng cho ĐCSTQ.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, Anh trao trả Hồng
Kông, hay còn gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”, về với nước Cộng hoà Nhân dân
Trung Hoa (CHNDTH). Hình thức “một nước – hai chế độ” được cam kết và
ghi nhận trong Bộ luật Cơ bản Hồng Kông, một khung hiến pháp được đàm
phán trước ngày trao trả.
“Chế độ và các chính sách xã hội chủ nghĩa sẽ
không được phép thực thi ở Đặc khu Hành chính Hồng Kông và hệ thống tư
bản đã tồn tại từ trước cũng như cách thức sống của người dân cũng sẽ
không thay đổi trong vòng 50 năm”- Điều 5 Bộ luật Cơ bản Hồng Kông viết.
Sự khác nhau căn bản giữa cuộc sống ở Trung Quốc
và Hồng Kông chính là sự khác biệt giữa sự độc tài do ĐCSTQ trong đại
lục với chính thể tự do mà Hồng Kông thừa hưởng từ Anh.
Hiến pháp bảo vệ quyền tự do là một món quà có ý
nghĩa lớn. Trong số đó, hệ thống toà án kiểu Anh của Hồng Kông đã biến
Hồng Kông trở thành một trong ba trung tâm tài chính quan trọng của thế
giới, sánh ngang hàng với New York và London.
Hạt giống tự do được gieo ở Hồng Kông có thể sẽ trở thành một cây đại thụ và có lợi cho toàn bộ Trung Quốc nhờ vào bóng của cây.
Sách Trắng
Vào ngày 4 tháng 6 năm 2014, trong buổi kỷ niệm
lần thứ 25 vụ thảm sát Thiên An Môn, Liên minh Hồng Kông (Liên minh Hồng
Kông Ủng hộ các Phong trào Dân chủ yêu nước ở Trung Quốc) đã tổ chức
buổi thắp nến kỷ niệm thường niên ở Công viên Victoria.
Hơn 180.000 người đã tham gia vào sự kiện đó,
một con số lớn nhất trong lịch sử. Liên minh Hồng Kông kêu gọi mọi người
chung tay, vinh danh phong trào dân chủ 4 tháng 6 và kết thúc chế độ
độc tài độc đảng của ĐCSTQ.
Vào ngày 10 tháng 6, một tuần sau buổi tưởng
niệm tại Công viên Victoria, Cơ quan Thông tin Quốc Gia Trung Quốc đã
xuất bản một cuốn sách trắng dài 23.000 từ về các chính sách một đất
nước hai chế độ ở Hồng Kông, là sách trắng đầu tiên kể từ khi có sự
chuyển đổi chủ quyền (từ Anh sang tay Trung Quốc-ND).
Theo như sách trắng, chính quyền trung ương
Trung Quốc có “toàn quyền phán quyết” với Hồng Kông. Bao nhiêu quyền lực
mà ĐCSTQ trao cho Đặc khu hành chính Hồng Kông chính là bấy nhiêu mà
Hồng Kông có.
Sách trắng cũng tuyên bố rằng “một nước” là điều
kiện tiên quyết và là nền tảng cho “hai chế độ”; và “hai chế độ” là
điểm phụ thêm và phát xuất từ “một nước”. “Lòng yêu nước” là yêu cầu
chính trị tối căn bản cho Hồng Kông được thực thi quyền tự quản của
mình.
Sách trắng của ĐCSTQ chính là Điều 23 được tái
sinh. Vào năm 2002, ĐCSTQ đã định ban hành một bộ luật chống nổi loạn,
toan tính bổ sung Điều 23 vào Bộ luật Cơ bản Hồng Kông. Những người Hồng
Kông tin rằng Điều 23 sẽ hoàn toàn tước bỏ các quyền cơ bản của họ và
một cuộc diễu hành phản đối lớn đã diễn ra, khiến cho dự thảo bị rút
lại.
Những sự kiện này, và sự kiện thắp nến tưởng
niệm ngày 4 tháng 6, đã không thể hiện được “lòng yêu nước” mà ĐCSTQ yêu
cầu. Vì vậy, lo sợ trước những diễn biến này, ĐCSTQ tìm cách đe doạ
người Hồng Kông bằng việc ban hành sách trắng.
Quyền tự do chính trị
Có một điều nữa cũng làm ĐCSTQ phải e sợ.
Phong trào Hoa Hướng Dương ở Đài Loan, diễn ra
từ ngày 18 tháng 3 đến 10 tháng 4, đã làm thất bại hiệp định thương mại
mà có thể đem lại những lợi thế lớn cho ĐCSTQ trước Đài Loan. Quyền tự
do chính trị được thể hiện bởi cuộc biểu tình của sinh viên đã gây nên
hiệu ứng lan truyền, và hiệu quả âm thầm thu được đã thẩm thấu ra toàn
khu vực và Trung Quốc.
Phong trào Hoa Hướng Dương, sự kiện thắp nến
tưởng niệm ngày 4 tháng 6, cuộc trưng cầu dân ý ngày 22 tháng 6, diễu
hành vì dân chủ ngày 1 tháng 7 đều là các sự kiện quan trọng và thể hiện
quyền tự do dân chủ trên diện rộng của Hồng Kông và Đài Loan.
Nếu như sức mạnh của các tấm gương trên lan
truyền từ Hồng Kông đến đại lục Trung Quốc, nó có thể làm tái bùng phát
niềm tin và quyết tâm của người dân đại lục để tham gia vào các phong
trào đòi tự do chính trị. Một phong trào trên diện rộng như Phong trào
dân chủ 1989 có thể diễn ra. Đối với ĐCSTQ, đây sẽ là một cuộc khủng
hoảng đe doạ nghiêm trọng đến sự tồn tại của Đảng.
Nếu như việc người dân Hồng Kông có thể bầu chọn
công khai vào ngày 22 tháng 6 gây chú ý với đại lục Trung Quốc, vậy thì
người dân ở đại lục Trung Quốc cũng sẽ tự nhiên mà nghĩ rằng: nếu người
Hồng Kông có thể bầu chọn công khai, vậy tại sao đại lục Trung Quốc lại
không thể?
Vào thời đại Internet ngày nay, với sự phổ biến
rộng rãi của các thiết bị Internet di động, nếu như cách nghĩ đó được
lan truyền ở đại lục Trung Quốc, người dân Trung Quốc có thể yêu cầu
ĐCSTQ phải thoái bỏ quyền lực bằng các sự kiện bầu chọn có tổ chức và từ
cấp độ địa phương. Điều này sẽ kích hoạt một sự thay đổi toàn diện đột
ngột đối với nền chính trị Trung Quốc.
Ngày nay, ĐCSTQ kiểm soát nghiêm ngặt quân đội,
lực lượng an ninh, cảnh sát vũ trang và các cơ quan Đảng. Nhưng ĐCSTQ
không thể kiểm soát tất cả mọi thứ và chắc chắn rằng nó không thể kiểm
soát trái tim của người dân.
Tập hợp lực lượng
Khi mà một hệ thống tương tác xã hội được thành
lập, nó sẽ xé toạc hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt độc đoán của ĐCSTQ từ
bên trong.
Trong kỷ nguyên của các công nghệ mới, những lực
lượng đấu tranh cho công bằng đang tụ hợp một cách nhanh chóng. Nếu như
Nhóm “50 Xu” – một nhóm được ĐCSTQ thuê để định hướng các cuộc nói
chuyện trên Internet – quyết định phản lại và ngừng kiểm duyệt người
dùng, nếu như các thông điệp “Từ bỏ ĐCSTQ” được lan truyền khắp mọi nơi,
vậy thì sự độc tài của ĐCSTQ sẽ đến hồi chấm dứt.
Vào đầu thời kỳ chiến tranh Lạnh, người Đông Đức
đã chạy sang Tây Berlin do bị thu hút bởi sự tự do ở đó. Chính quyền
Soviet đã không thể làm gì khác ngoài việc xây dựng một bức tường, thiết
lập rào chắn và tháp canh. Nhưng những người dũng cảm vẫn tiếp tục bỏ
trốn và nhiều người đã bị bắn chết trong nỗ lực này.
Tuy nhiên, sức mạnh của tự do ở Tây Berlin đã
không thể bị chặn đứng và đã làm rung động trái tim của những con người ở
phía sau bức màn sắt. Vào cuối năm 1989, nhiều làn sóng phản kháng đã
diễn ra ở Đông Berlin và vào ngày 9 tháng 11, Bức Tường Berlin đã phải
sụp đổ.
Hồng Kông chính là Tây Berlin của Trung Quốc.
Trong sự kiềm toả ngày nay, quyền lực của sách trắng không thể vượt qua
được khát vọng hoà bình của người dân.
Dịch từ tiếng Trung bởi Cheryl Chen và Albert Ding. Bài viết tiếng Anh bởi Stephen Gregory.
0 comments:
Post a Comment