Kính gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và trưởng nam Nguyễn Thanh Nghị
Tôi xin được gọi ngài tân phó Bí thư tỉnh ủy Kiên Giang theo cách gọi của người nhà Thủ tướng là “cậu Nghị” cho thêm phần thân thương. Lần này, chúng tôi đi Rạch Giá chỉ để thăm viếng hai người đặc biệt đang ở xứ này, đó là anh Nguyễn Hữu Cầu, mới ra tù và cậu Nguyễn Thanh Nghị, mới được điều về lãnh đạo tỉnh Kiên Giang. Đến nơi mới biết hai người tôi quí mến này đang ở cách nhau chỉ chừng gần 1 km. Chúng tôi chỉ gặp anh Cầu, còn cậu Nghị thì không, vậy nên có vài lời này nhắn gửi cha con Cậu, hầu cho thêm hiểu nhau và xích lại gần nhau trong tình yêu thương.
Chủ nghĩa cộng sản đã thành công ở nhà thủ tướng!
Chiều hôm trước bên anh Cầu, Ms. Thạch đã bắn tin qua hai viên an ninh,
rằng mai chúng tôi sẽ ghé thăm ông Nguyễn Thanh Nghị, phó bí thư tỉnh
ủy. Vậy nên chắc đêm qua cha con Thủ tướng bàn định không tiếp chúng
tôi. Đáng tiếc cậu Nghị không dám nói thật, mà cho công an chỉ chúng tôi
đi lòng vòng, còn người nhà thì đóng chặt cửa lòng. Chúng tôi là khách
không được mời, chỉ ra đi vì cớ Cha trên trời sai chúng tôi thăm viếng
hai người một già, một trẻ, vì cớ chúng tôi mắc nợ tình yêu thương hai
người này. Đầu giờ làm việc buổi sáng 26/3, chúng tôi đã có mặt ở tỉnh
ủy Kiên Giang, nằm trên đường Nguyễn Trung Trực. Sau vài lần gọi điện
vào trong, viên công an trực cho biết ông Nghị hôm nay không tới cơ quan
mà làm việc ở nhà. CA cẩn thận chỉ đường tới nhà riêng Thủ tướng, rằng
cách ngã tư Tin Lành chừng 200m, phía trái, đến đó hỏi thì ai cũng biết
nhà Thủ tướng, nơi đó có ông Nghị. Tôi dặn người phụ xe bus cho xuống
ngã tư Tin Lành, rồi tới thì băng sang đường. Người đầu tiên tôi gặp là
một bà cụ đang ngồi nghỉ trên ghế đá ngoài phố. Hỏi thăm bà cụ, quả
nhiên cụ rất rành và chỉ căn nhà kế bên trụ sở khu phố kia kìa. Bà cụ
còn cho hay cụ không có bà con với Thủ tướng, nhưng dân phố ở đây được
nhờ vì phố xanh, sạch và đẹp lại an ninh. Đúng là một người làm Thủ
tướng, cả phố được nhờ. Đến nơi, nhà có hai cổng, cổng chính lớn thì
đóng kín, còn cổng phụ vẫn mở. Ngước trông tòa rộng dãy dài, chúng tôi
bước vào trong sân, tòa nhà chính vẫn mở toang cửa nhưng không một bóng
người. Tôi gọi lớn tiếng “Gia đình có ai ở nhà không?”. Lúc lâu không
thấy, chúng tôi đành ngồi ghế đá trước sân chờ đợi và ngắm nhìn hàng cau
cao vút, đứng nghiêm trang như đội tiêu binh. Nhà dài rộng khang trang,
sân vườn đẹp đẽ chỉ kém Thiên đàng có chút xíu, nhưng sao vắng lặng quá
chừng. Lúc sau, tôi gọi lần hai rồi chờ đợi, và chờ đợi, rồi gọi lần
thứ ba thì có người nhà ra. Một phụ nữ trạc tuổi ông Ba, ngoại hình
giống y chang Thủ tướng ra tiếp chúng tôi ngoài sân. Bà cho biết cậu
Nghị không ở đây, mà cậu ở nhà chỗ khác. Rồi, bà nói chúng tôi chờ, để
bà vào trong làm gì không biết, lúc lâu sau bà ra nói không biết cậu
Nghị ở đâu, bà cũng không có số điện thoại của Cậu. Chúng tôi nhờ bà
nhận giúp Kinh Thánh để chuyển tặng cho Cậu, thì bà từ chối. Thế là kết
thúc chuyến viếng thăm tại sân Thủ tướng. Không gặp cậu Nghị nhưng chúng
tôi được biết tỉnh ủy Kiên Giang và nhà riêng cậu Nghị, con trưởng nam
của Thủ tướng.
Đành lòng vậy, chúng tôi ra đường, gọi điện đặt vé rồi ngồi chờ xe
Phương Trang và ngắm nhìn dinh thự Cậu. À ha, căn nhà to đẹp như vầy mà
cậu lại còn có nhà khác nữa, chắc còn to đẹp, đàng hoàng hơn nhà này?
Như vậy thì chủ nghĩa cộng sản đã thành tựu tại nhà cậu Nghị rồi! Này
nhé, xin nhắc lại hai nội dung chính của chủ nghĩa cộng sản Mác- Lê:
1/ Về vật chất, Mác- Lê chủ trương hưởng theo nhu cầu, làm theo năng lực.
2/ Về tinh thần thì triệt tiêu tôn giáo.
Tại nhà cậu Nghị này, đã hiện thực hóa cả hai nội dung trên, thậm chí
vượt tiêu chuẩn “hưởng theo nhu cầu” vật chất, vì rõ ràng cậu Nghị dư
thừa nhà ở. Về tinh thần cũng đã “thành công”, khi mà Chứng Minh Thư của
Cậu và ba Cậu đều có dòng: “Tôn giáo: Không”.
Hậu sinh khả úy
Tới đây tôi muốn được dốc đổ lòng mình, đặc biệt là với Cậu Nghị, và hy
vọng câu danh ngôn của Khổng Tử “Hậu sinh khả úy” sẽ được thành tựu
trong nhà Cậu. Dù sao, tôi vẫn hy vọng nơi Cậu.
Nhưng trước khi đi xa hơn, xin được tự giới thiệu, tôi là mục sư Thân
Văn Trường, đồng niên và một thời đồng đội với ba cậu. Từ cuối thế kỷ XX
đến nay, tôi đã tặng Kinh Thánh và lớn tiếng kêu gọi ba Tổng Bí thư
Đảng ta (Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng) liều mình bỏ
Đảng, theo Đạo. Nguyên văn sứ điệp mà tôi gửi đến cho các TBT. là:
HÃY TỪ BỎ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ- NIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH GIAN ÁC, ĐỂ
QUAY LẠI TIN THEO ĐỨC CHÚA JESUS CHRIST. AI ĐI CON ĐƯỜNG MÁC- LÊ- HỒ LÀ
TỰ ĐÀO HỐ CHÔN MÌNH!
Tôi cũng kiến nghị chính phủ bỏ môn học chủ nghĩa Mác- Lê- nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi hệ thống giáo dục Việt Nam, thay vào đó là môn
Kinh Thánh. Trước khi ra khỏi tù nhà thương điên, chính phủ còn cho
người đề nghị tôi rút lại kiến nghị này, để đổi lại tôi được về nhà. Tôi
đã chính thức bác bỏ cuộc trao đổi của chính phủ. Lúc đó ông Phan văn
Khải làm thủ tướng, chứ không phải cha Cậu, tôi nghĩ ông Khải vẫn nhớ vụ
này, ổng được đi Mỹ là nhờ thả tôi ra.
Và thưa Cậu, hôm nay tôi tìm kiếm Cậu cũng là để tặng Cậu Kinh Thánh và
có vài lời khuyên Cậu. Tôi đã nhiều đêm, ngày cầu nguyện cho Cậu, chỉ
mong Cậu thành công. Cậu được học bài bản, ở nước Mỹ văn minh chứ không
phải như tôi và ba Cậu ăn trong bưng, học trong rừng với củ khoai, củ
sắn thay cơm. Nay Cậu bắt đầu sự nghiệp chính trị khi còn rất trẻ, tôi
mừng cho Cậu. Hiện nay Việt Nam đang khủng hoảng niềm tin, chúng ta
không tin vào chân lý, nhưng tin vào học thuyết hay chủ nghĩa cũng vậy
thôi. Sự dối trá đã ngập lụt toàn bộ đất nước hình chữ S này, đến nỗi ba
cậu nói yêu nhất là sự thật, ghét nhất là dối trá, nhưng chính ba Cậu
lại dự phần áp đặt điều 4 Hiến Pháp 2013, rằng lấy chủ nghĩa Mác- Lê và
tư tưởng Hồ chí Minh làm nền tảng. Cậu có biết chủ nghĩa Mác- Lê và tư
tưởng Hồ Chí minh là lừa bịp không? Xin Cậu hãy nhìn sang nước Mỹ, với
44 đời Tổng thống, họ đều đặt tay lên Kinh Thánh tuyên thệ nhậm chức và
nước Mỹ rất thành công. Bởi vì họ có nền tảng là chân lý. Ngay cả trên
đồng Mỹ kim, người ta còn in hàng chữ: IN GOD WE TRUST. Đây chính là bí
quyết thành công và sức mạnh Hoa kỳ, bởi niềm tin chân lý.
Hay Cậu cũng có thể nhìn sang Anh quốc. Ngày nay tiếng Anh đã trở thành
ngôn ngữ thông dụng của của thế giới. Người ta nói rằng, Anh và Mỹ khác
nhau ở chỗ họ nói cùng một thứ tiếng. Học sinh Việt Nam phải học tiếng
Anh, chứ học sinh Anh quốc thì không phải học tiếng Việt. Các sử gia Anh
quốc cho rằng, nước Anh sinh ra W. Shakespeare, nhưng Kinh Thánh sinh
ra nước Anh. Chính vì quyển Kinh Thánh giá trị như vậy, cho nên tôi đã
lặn lội để tìm kiếm Cậu và biếu Cậu, nhưng bất thành. Tuy vậy, tôi không
buồn Cậu đâu, vì Cậu có mời tôi đâu? Chúa Jesus khi nhập thế, Ngài cũng
không được ai mời, nhưng vì Ngài yêu nhân thế, và rồi người ta còn xua
đuổi, hành hung Ngài, đóng đinh Ngài lên cây Thập tự, thì ngày nay tôi
bị mọi người từ khước là việc bình thường. Giáng sinh 2007, tôi đã ghé
nhà số 1, Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, Hà Nội để tặng Kinh Thánh cho ba
Cậu, nhưng bị công an xua đuổi. Dù vậy, tôi vẫn hi vọng “hậu sinh khả
úy”. Mong rằng sự nghiệp chính trị của Cậu ở Kiên Giang, chỉ là khởi đầu
chứ không phải kết thúc. Chỉ cần Cậu thành thật nhờ cậy chân lý và học
đòi khiêm nhường, ắt sẽ thành công. Tại vương quốc Anh, nữ hoàng
Victoria trị vì 63 năm trong giai đoạn phát triển công, kỹ nghệ, cũng
nhờ Bà có đức tin thành thật và lòng khiêm nhường. Xin Cậu hãy suy ngẫm
lời Nữ hoàng phát biểu:
“Tôi trông mong ngày Jesus Christ tái lâm, để tôi được đặt vương miện Anh quốc dưới chân Ngài!”.
Quyết định Phó Bí thư tỉnh ủy của Cậu liệu có đáng giá bằng vương miện Anh quốc?
Ngoài việc tặng Kinh Thánh cho Cậu, nếu gặp Cậu hôm đó, tôi cũng có lời
khuyên cho Cậu, như một bước đi chính trị đầu tiên ở quê hương. Xin Cậu
hãy khởi đầu công việc mình ở Kiên Giang, bằng việc ghé thăm bác Nguyễn
Hữu Cầu, như một món quà úy lạo của chính quyền cho người tù đang được
cả thế giới theo dõi. Hôm đó tôi định dẫn đường Cậu qua thăm bác Cầu
luôn đó, nhưng không thành. Nay Cậu đi thăm bác cầu vẫn chưa muộn. Cậu
làm theo lời khuyên chân thành này, tôi tin là uy tín của cha con Cậu sẽ
nên tầm cao mới, cả trong nước và quốc tế. Cậu biết không, có phải một
hàng rào vô hình ngăn cản Cậu, làm cho nhà Cậu chỉ cách bệnh viện Bình
An, nơi bác Cầu nằm vài trăm mét, nhưng Cậu không thể đến được? Bởi vì,
chiến tranh chỉ thực sự chấm dứt tại Thập tự giá mà thôi. Cậu không có
niềm tin chân lý, Cậu không thể đến thăm bác Cầu, dù chỉ vài bước chân.
Đây là từng trải cá nhân mà tôi chân thành chia sẻ cùng Cậu.
Dù sao, tôi vẫn hy vọng “hậu sinh khả úy” trong nhà Cậu. Được vậy, thật
hồng phước cho nhà họ Nguyễn và Cậu trở nên nguồn phước cho cả dân tộc
Việt Nam.
Xin trân trọng cám ơn Cậu và bạn đọc.
Làng Đại Học Thủ Đức, mùa xuân 2014
Mục sư Thân Văn Trường
(Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam)
0 comments:
Post a Comment