Andre DeNesnera
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và tổng thống Barack Obama (phải) tại Hội nghị G20 Summit ở St. Petersburg 6/9/2013.
16.04.2014
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga đã xuống tới mức xấu
nhất kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Nhiều nhà
phân tích tự hỏi liệu hai phía có đang trở lại một cuộc chiến tranh lạnh
mới?
Cuộc Chiến tranh Lạnh “thứ nhất" đã kéo dài
trong khoảng từ lúc Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt năm 1945 tới khi Liên
Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991.
Ông Charles Kupchan làm việc tại trường Đại học
Georgetown nói rằng, Chiến tranh Lạnh là một cuộc tranh đua giữa khối
phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo và khối phương Đông do Liên Xô lãnh đạo.
“Cuộc Chiến tranh Lạnh được xác định bởi sự
tranh đua về ý thức hệ, một hệ thống cộng sản đối đầu với một hệ thống
tư bản, một hệ thống độc đoán đối nghịch với một hệ thống dân chủ,” theo
lời ông Kupchan. Ông nói rằng, “Và nó cũng được xác định bởi sự đối
nghịch địa chính trị truyền thống, về sự thống trị của cả hai khối liên
quan tới trung tâm công nghiệp quân sự cũng như những nước ủy nhiệm
trong thế giới đang phát triển.”
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, những hồi ức về cuộc
Chiến tranh Lạnh đã phai nhạt. Nhưng giờ đây lại có người nói tới một
cuộc Chiến tranh Lạnh mới sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập
bán đảo Crimea của Ukraine vào Nga.
Tổng thống Obama nói không có Chiến tranh Lạnh
Trong một bài diễn văn mới đây tại Brussels hôm
26 tháng Ba, Tổng thống Barack Obama bác bỏ ý niệm về một cuộc Chiến
tranh Lạnh mới.
Ông nói, “Đây không phải là một cuộc Chiến tranh
Lạnh khác mà chúng ta can dự vào. Rốt cuộc thì, không giống như Liên
Xô, Nga không lãnh đạo một khối quốc gia nào cả, và cũng không có ý thức
hệ nào cả.”
Tổng thống Obama cũng đã mô tả Nga như một
"cường quốc cấp vùng đang đe dọa tới một số nước láng giềng kế cận –
không phải vì thế mạnh mà là vì thế yếu.”
Ông Charles Kupchan đồng ý như vậy và nói rằng Nga không có địa vị của một cường quốc như trước đây họ đã từng có.
Ông Kupchan nói rằng, “Trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh, Nga có hàng triệu binh sĩ sẵn sàng chiến đấu. Họ có một hải quân
tầm vóc thế giới. Họ có các nước ủy nhiệm trên khắp thế giới. Đó không
phải là một nước Nga như chúng ta có hiện nay. Nước Nga ngày nay có
khoảng 750-800,000 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu. Hải quân của họ là cái
bóng buồn bã của những gì trước đây họ đã từng có. Nga có rất ít đồng
minh trên thế giới và chính vì lý do đó, tôi nghĩ rằng một sự trở lại
cuộc Chiến tranh Lạnh không thể có được - Nga không có những gì họ cần."
Các chuyên gia nói rằng hai phía đang rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh
Nhưng ông Robert Legvold, Giáo sư Danh dự tại Trường Đại Học Columbia có một quan điểm khác.
“Tôi tin rằng chúng ta đang ở trong một cuộc
Chiến tranh Lạnh mới. Đó không phải là quan điểm của đa số mọi người.
Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người còn chần chừ khi nghĩ tới việc là chúng
ta có thể lại rơi vào một điều gì đó rộng lớn, phức tạp và nguy hiểm,
đặc biệt là với cái bóng của một trận chiến đấu quyết liệt bằng vũ khí
hạt nhân như chúng ta đã có trong giai đoạn 50 năm trước đây.”
Ông Legvold nói rằng, một số đặc điểm cơ bản
trong quan hệ của Liên Xô với phương Tây trong giai đoạn đó là đúng với
quan hệ giữa Nga và Phương Tây ngày nay.
Ông nói rằng, “Trước hết, nếu như trong gần 20
năm qua, quan điểm lập lờ của Mỹ và phương Tây về Nga là Nga không phải
bạn cũng chẳng phải thù mà đâu đó ở giữa – và người Nga cũng có cùng cái
nhìn như vậy về Mỹ và phương Tây, thì giờ đây quan điểm đó đã biến
mất,” ông nói. “Và giờ đây ta thấy hai phe không những coi nhau như đối
thủ mà còn nói thẳng ra như vậy trong những bài diễn văn của giới lãnh
đạo hay bình luận của giới chuyên gia.”
Quan hệ Hoa Kỳ-Nga ở mức xấu
Ông Legvold nói rằng một dấu hiệu nữa về cuộc
Chiến tranh Lạnh là theo quan điểm của ông, các giới chức tại Washington
và Moscow dường như đã từ bỏ ý kiến làm việc hướng tới mối quan hệ hợp
tác khác biệt căn bản.
Theo ông Legvold, “Những giả định nền móng của
việc 'tái khởi động' của chính phủ Obama chẳng hạn. Giờ đây chúng đã
biến mất và đã được thay thế bởi ý niệm cho rằng điều chúng ta có thể hy
vọng nhất vào lúc này là nhất thời, khá cụ thể, những giao dịch khá hạn
chế mà có thể mang tính hợp tác, nhưng không phải là thứ gì đó có thể
lên tới mức độ hợp tác, dẫn dắt chúng ta hướng tới sự cộng tác thật sự
và bền vững.”
Nhiều chuyên gia tin rằng một quan hệ hợp tác
thật sự và bền vững chỉ có thể đạt được với các nhà lãnh đạo mới ở
Washington và Moscow.
0 comments:
Post a Comment