Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-04-16
Hàng trăm người dân bắt giữ 4 viên công an tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn ngày 10/4/2014.
Vụ
nông dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh phản ứng chống trả
công an tối 10/4 cho thấy tình trạng bất ổn xã hội ngày một gia tăng và
nguyên nhân chủ yếu là chính sách thu hồi đất đai.
Khó tránh bất ổn xã hội
Nam
Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thuộc nhóm chủ trương Diễn Đàn
Xã Hội Dân Sự về vấn đề liên quan. Từ Hà Nội trước hết TS Nguyễn Quang A
nhận định:
TS Nguyễn Quang A: Về
vấn đề đất đai, các chuyên gia đã từ lâu cảnh báo là nếu không có sự
thay đổi rất cơ bản trong chính sách về đất đai thì khó có thể tránh
khỏi những bất ổn xã hội như vừa xảy ra ở Hà Tĩnh. Tôi nghĩ rằng đấy là
một điểm nóng nhưng còn nhiều điểm nóng khác, từ Dương Nội cho đến Hưng
Yên, Văn Giang cũng là những điểm rất nóng. Nếu chính quyền không tìm
cách tháo gỡ thì rất đáng tiếc là những chuyện bạo loạn như thế xảy ra
có thể tước đi sinh mạng con người và đấy là những việc rất đau xót.
Nam Nguyên: Thưa
TS, theo tin báo chí thì xã Bắc Sơn bây giờ không còn cán bộ lãnh đạo
vì quá sợ dân và có người cũng xin từ chức nghỉ việc, họ nói làm việc để
phục vụ dân bây giờ dân không đồng tình thì không còn lý do làm việc. Ở
đây có chuyện người dân tự xử đối phó với công an, tương tự những vụ tự
xử khi người dân bị xâm phạm quyền lợi, thí dụ như đánh chết kẻ trộm
chó. Tại sao họ lại tự xử trong khi đã có hệ thống pháp luật, có chính
quyền, có Nhà nước?
TS Nguyễn Quang A: Đó
là điều rất đáng tiếc do không có sự đối thoại, không có sự nâng cao
hiểu biết của người dân về vấn đề pháp luật. Chuyện người dân phải tôn
trọng các cơ quan Nhà nước là điều hết sức quan trọng với bất kể một
nước nào. Rất đáng tiếc các cơ quan của nhà nước Việt Nam họ không để ý
đến khía cạnh đó và họ có rất nhiều hành động hủy hoại bản thân cái niềm
tin ấy. Như thế đối xử với những ngươi dân mà sự hiểu biết pháp luật
không được tường tận cho lắm, lẽ ra phải bằng đối thoại, bằng thuyết
phục để giải thích cho bà con nếu việc của chính quyền là đúng, để cho
bà con hiểu và đồng tình với việc của chính quyền. Nhưng rất đáng tiếc
họ không làm được việc đó mà họ chỉ biết việc dùng sức mạnh của mình để
chèn ép người dân. Trong trường hợp ấy tức nước vỡ bờ, con giun xéo mãi
cũng quằn và người dân người ta vùng lên. Đấy là một điều rất đáng ngại.
Nam Nguyên: Với
thực tế Hiến Pháp và Luật Đất Đai sửa đổi ban hành năm 2013 thì có có
thể làm gì, áp dụng điều gì để bảo vệ quyền lợi đất đai của người dân và
tránh những vụ đã xảy ra trong hiện tại và trong quá khứ như Bắc Sơn,
Dương Nội, Hưng Yên?
TS Nguyễn Quang A: Tôi
nghĩ rằng, với đường lối như thế này của những nhà lãnh đạo cao nhất
của Đảng Cộng Sản về vấn đề đất đai sở hữu toàn dân. Dẫu có chi tiết đến
như thế nào thì vẫn gây cho người lãnh đạo có tâm lý rằng, đất của toàn
dân thì họ có quyền thu hồi và người ta không đáp ứng nhu cầu rất bức
bách của người dân. Tôi nghĩ cốt lõi nguyên nhân chính của những sự bùng
phát bất ổn xã hội vẫn còn nguyên đó, chừng nào những người như ông
Nguyễn Phú Trọng chủ xướng cái học thuyết đất đai thuộc sở hữu toàn dân
vẫn không thay đổi ý kiến, thì tôi nghĩ những người như thế có tội rất
lớn với dân tộc này. Chừng nào vẫn không thay đổi thì chỉ giải quyết
được một chút trên ngọn trên cành trên lá mà thôi, bằng chuyện minh bạch
hơn về vấn đề giá cả…
Chừng
nào đấy là đất của người ta cần có luật nghiêm túc, việc này thu hồi
đất cho mục đích công, soạn ra một luật và bắt buộc người dân phải tuân
theo. Tuy nhiên giá đền bù phải bằng giá thị trường hoặc nhỉnh hơn một
chút, để cho bà con không bị thiệt thòi gì cả.
Còn
tất cả dự án thu hồi đất mà cho dự án kinh tế như dự án gọi là nghĩa
địa tư nhân ở Hà Tĩnh thì chủ đầu tư phải tự đi đàm phán với người dân,
trên cơ sở thuận mua vừa bán thì mới được thi hành và chỉ có trên cơ sở
tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu của người ta thì trong trường hợp ấy
mọi vấn đề mới được giải quyết êm thấm và không gây ra những bức xúc như
bây giờ.
Nam Nguyên: Cảm ơn TS Nguyễn Quang A đã trả lời đài RFA.
0 comments:
Post a Comment