Báo Tàu vừa đăng những bản tin, cho biết cô dâu Việt đang rẻ hơn, so với cô dâu Tàu. Có phải hàm ý khuyến khích trai Tàu xuôi Nam kiếm vợ? Hay chỉ muốn nói thuần tuý về kinh tế, về tốn kém của cuộc tuyển vợ? Hay hàm ý gì khác, một cái nhìn rằng gái Việt đã trở thành một món hàng dưới mắt trai Tàu?
Hãy hình dung, một tờ báo Mỹ đăng bản tin rằng “cô dâu Mễ rẻ hơn, và đàn ông từ Mỹ đang rủ nhau sang Mễ kiếm vợ.” Thế nào các hội nữ quyền sẽ lớn tiếng, rằng bài báo nếu có nói về khía cạnh văn hóa, cũng phải nêu lên một sự thực muôn đời rằng “một người vợ, một người sẽ trở thành mẹ” vẫn muôn đời là vô giá.
Hãy xem đàn ông từ Pháp, từ Mỹ về Việt Nam tìm vợ, chắc chắn là tốn kém về tài chánh ít hơn so với tìm một cuộc hôn nhân ở Pháp, ở Mỹ… nhưng không có báo Pháp nào, và không báo Mỹ nào sử dụng ngôn ngữ kém trân trọng với phụ nữ Việt, với những phụ nữ sẽ cho họ những đứa con mà đàn ông Pháp, Mỹ sẽ quý trọng.
Báo Henan Business Daily (Hồ Nam Doanh Thương Nhật Báo) ngày 29-7-2013 có bản tin tựa đề “Đàn ông Linqi tìm vợ Việt Nam rẻ hơn.” Bản tin dịch như sau:
“Các cô vợ Việt Nam được mừng đón bởi đàn ông thị trấn Linqi, tỉnh Hồ Nam, nơi 23 phụ nữ VN đã lấy chồng Trung Quốc (TQ) trong 6 năm qua.
Đàn ông nơi đây đang có khuynh hướng kiếm vợ VN trong mấy năm gần đây, nói rằng rẻ hơn là lấy vợ Tàu và phụ nữ VN chịu “làm việc cực nhọc và có thể hỗ trợ quan hệ gia đình tốt.”
Năm 2007, Wu Zhenghai là người đầu tiên ở thị trấn này đưa về một cô vợ Việt, sau đó nhiều đàn ông khác theo chân để tới VN làm việc và kiếm mộtc ô vợ. Một người khác là Liu Weihua, 35 tuổi, nói rằng anh gặp một phụ nữ ở một công trường xây cất ở VN năm 2010, chị này giới thiệu em cô ta và rồi anh kết hôn với cô em này.
Liu kể là kết hôn một phụ nữ Tàu sẽ tốn khoảng 100,000 yuan (16,300 Mỹ Kim), khi tính chi phí đám cưới, bàn tiệc và quà cưới, nhiều hơn khoản tiền trung bình là 30,000 yuan cho mộtc ô vợ VN.
Một công nhân xây cất TQ có thể có lương 50,000 yuan một năm ở VN và đàn ông từ Linqi thấy dê gặp phụ nữ để kết hôn ở VN và mang về Tàu, theo lời Liu.” (hết bản tin)
Bản tin thuần túy nói về tốn kém tài chánh, trong đó nói cô dâu Việt rẻ hơn 1/3 cô dâu Tàu, và lương một năm của thợ xây cất TQ chỉ bằng phân nửa tốn kém khi kết hôn với cô dâu Tàu. Về mặt kế toán tài chánh, có lẽ không sai. Nhưng tại một một tờ báo chỉ thuần túy nhìn phụ nữ (cả gái VN, gái TQ) trên khía cạnh trị giá sản xuất (làm việc cực nhọc, quan hệ gia đình tốt), mà không muốn nhìn thấy các cô dâu này trên khía cạnh văn hóa, như những bà mẹ tương lai của thế hệ trẻ?
Ngay cả khía cạnh “quan hệ gia đình tốt” thực ra cũng hàm ý là gái Việt “biết vâng lời, biết tùng phục…” Về mặt trị giá kinh doanh, đức tính này có nghĩa là các cô vợ VN sẽ không đình công, không bỏ việc… Có cái gì rất bệnh hoạn khi nhìn như thế.
Bản tin trên tời China Daily (Trung Quốc Nhật Báo) ngày 29-7-2013 chủ yếu dựa vào tin của báo Henan Business News.
Nhưng thêm một số chi tiết. Các thông tin thêm này thuần túy thủ tục, dịch như sau:
“Cô gáí Việt Nam tên là Liang Shichui đã cưới anh Deng Guoqiang, nhưng trước hôn lễ phải trải qua một tháng học tiếng Hoa trước khi sang Tàu vào tháng 11-2012.
Nhiều phụ nữ VN phải xin giấy visa mỗi 3 tháng bởi vì họ không thể xin giấy phép thường trú.
Trước khi một phụ nữ VN có thể xin giấy phép thường trú, họ phảỉ cưới một người đàn ông VN ít nhất 5 năm và phải sống ở TQ ít nhất 5 năm.” (hết dịch)
Cũng không thấy một dòng chữ nào ca ngợi văn hóa Việt. Cuối cùng, cách viết tin như thế, cho thấy tác phong “đàn ông TQ vĩ đại” muốn tìm mua hàng rẻ, biết vâng lời, và không bao giờ đình công gây rối. Thậm chí, cũng không một dòng chữ nào ca ngợi nhan sắc gái Việt (vì sợ gái Tàu phản đối, khi nhan sắc phụ nữ 2 nước được so sánh?).
Thực sự, những kiểu như thế đã xảy ra nhiều tại VN rồi, vì những Phố Tàu đã mọc khắp ở VN.
Thí dụ, bản tin VTC News đặt thẳng vấn đề Phố Taù ở VN và nói thẳng rằng chánh quyền địa phương đã bất lực.
Bản tin VTC News ngày 23-7-2013 viết, trích:
“Nhan nhản ‘phố Tàu’: Đại biểu quốc hội nói gì?
Đại biểu quốc hội, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam nói gì về các phố Tàu ‘mọc’ ở khắp nơi?
Trong vài năm trở lại đây, ở nhiều nơi, do người dân thường xuyên giao thương với người Trung Quốc nên ngày càng xuất hiện nhiều phố trưng toàn biển tiếng Trung hay còn được gọi là “phố Tàu”.
Không chỉ ở Bắc Ninh, phố Tàu còn “mọc” ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bình Dương… Người dân thường lý giải rằng trưng như vậy để thu hút khách du lịch thuận tiện việc buôn bán, do yếu tố lịch sử, hay do sự thiếu hiểu biết của một số hộ dân…
Tuy nhiên, không chỉ các biển hiệu quảng cáo, thực đơn ở các phố này cũng dày đặc tiếng Trung… Thậm chí, các giao dịch nơi đây còn sử dụng tiếng Trung nhiều hơn tiếng Việt.
Đáng nói, tình trạng này đã tồn tại khá lâu như thách thức sự “bất lực” của chính quyền địa phương…”(hết trích)
Khi Phố Tàu mọc nhiều như thế, tất nhiên trai Tàu lấy vợ Việt là bình thường.
Nhưng hai bản tin trên 2 tờ báo lớn ở TQ lại nhìn phụ nữ Việt với kiểu ngang ngược như thế, rất bệnh hoạn như thế, cũng là điểm để các hội nữ quyền Việt Nam (nếu có) phải lên tiếng.
Và thậm chí, cũng phải đòi hỏi mở lớp hướng dẫn cho trai Tàu hiểu về văn hóa Việt, hay ít nhất cũng bắt buộc học tiếng Việt một tháng.
Cho dù học không được bao nhiêu chữ, cũng là một cách bày tỏ rằng chú rể biết tôn trọng văn hóa VN vậy.
Hãy xem trường hợp nghị viên Steven Jones ở thành phố Garden Grove, để bày tỏ lòng tôn kính nền văn hóa tại quốc gia mà cô vợ Mỹ gốc Lào đã chào đời, anh Jones đã xuống tóc làm sư trong một tuần lễ ở Lào.
Một bản tin trên Việt Báo (California) ngày 17-9-2008 đã kể:
“Một tuần sống đời xuất gia của một tăng sĩ Lào, Steven Jones có rất nhiều cảm thức sâu sắc khó quên trong đời. Buổi sáng thức dậy 5 giờ, đi khất thực chung với các tăng sĩ Lào khác trong các làng mạc. Trưa về ăn ngọ. Tối tụng kinh và nghe pháp. Steven Jones biểu lộ lòng kính trọng đối với truyền thống văn hóa, đạo đức và tâm linh mà vị hiền thê của ông đã sinh ra và trưởng thành. Được biết vị hôn thê của Steven Jones cũng là một người tị nạn, vượt biên từ Lào sang Thái, rồi từ Thái đến định cư tại Hoa Kỳ…” (hết trích)
Bao giờ anh Tàu biết tôn trọng văn hóa Việt, và trân trọng văn hóa Việt tới như thế? Hay chỉ cần phân nửa như thế? Thậm chí, chỉ cần 1/10 trân trọng như thế?
Làm như anh Jones, đúng ra là hơi quá nhiều. Nhưng chúng ta đều biết, khi chàng trai Hoa Kỳ xin kết hôn với cô gái gốc Việt, phần đông các chàng đều tìm cách hội nhập vào văn hóa cộng đồng Việt, trong khi không đòi hỏi các cô phải hội nhập vào văn hóa nhà chồng (thực tế, cộng đồng Việt ở Mỹ còn giữ được văn hóa Việt đã là chuyện gian nan rồi).
Câu hỏi nên nêu ra: Có phải anh Tàu chỉ biết nhìn vào Thác Bản Giốc, Hoàng Sa và Biển Đông thôi… và chuyện cô dâu Việt chỉ là một phần trong chiến lược này?
0 comments:
Post a Comment