
Thứ trưởng Bộ Giáo dục CSVN Nguyễn Thị Nghĩa đã thú nhận như vậy về thực trạng của ngành giáo dục trong nước. Hiện nay thu nhập của giới giáo viên rất thấp. Hầu như không có giáo viên nào trong nước có thể sống bằng tiền lương. Một giáo viên gần 5 năm làm việc tại khu vực nội thành Saigon nếu tính cả tiền phụ cấp ưu đãi chỉ có khoảng 2,5 triệu đồng/tháng – tức vào khoảng 120 Mỹ kim, số tiền đó không thể nào sống được trong Sài Gòn đắt đỏ lúc này.
Nhiều giáo viên cho biết bệnh thành tích xã hội chủ nghĩa khiến họ bị lôi vào các công việc thi đua đến kiệt sức, chỉ để nhằm đem lại danh tiếng cho nhà trường trước Bộ giáo dục mà thôi. Chưa nói đến tình trạng xã hội Việt Nam ngày nay, ý nghĩa tôn sư trọng đạo đã bị mất đi rất nhiều, đến mức đã từng có lúc nhiều thầy cô đề nghị nhà trường cho đi học võ để phòng thân, tránh trường hợp bị học sinh tấn công.
“Mỗi giáo viên phổ thông phải làm tới 10 đầu việc, thời gian lao động 60-70 giờ/tuần, trong khi có đến 50% giáo viên được hưởng lương dưới mức trung bình”. Đó là một trong những công bố của Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam, do quốc tế tài trợ. Một thăm dò khác với 500 giáo viên, ở các cấp tiểu học, và trung học phổ thông, với câu hỏi rằng: Nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không? Thì kết quả có đến phân nửa số giáo viên trả lời thẳng là họ không còn muốn làm nghề giáo nữa, do quá chán chường. Thậm chí có người còn nói rằng họ hối hận vì đã lựa chọn nghề giáo. Nghề dạy học trong nước hiện nay không được coi trọng, từ chính sách đến cách xã hội nhìn nhận, và đó là hệ quả dẫn đến vì sao dân trí và giáo dục của người Việt trong nước ngày càng tệ hại trong triều đại của chế độ CSVN.
0 comments:
Post a Comment