Tòa án Nhân dânThành phố Hồ Chí Minh
AFP
Theo Thông tấn xã Việt Nam, anh Phạm Nguyễn Thanh Bình, 30 tuổi, bị
bắt vào năm ngoái, đã nhận là tác giả của 8 bài viết có nội dung bị xem
là “ tuyên truyền xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, sự điều hành
của Chính phủ; bịa đặt về đời tư của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.” Anh Bình
còn bị cáo buộc có liên hệ với lãnh đạo của một tổ chức bị xem là “phản
động lưu vong”, nhưng ít ai biết đến, mang tên “Người Việt vì dân tộc
Việt” của ông Nguyễn Xuân Châu tại Úc.
Khi loan tin trên, hãng tin AFP hôm nay nhắc lại là từ cuối năm 2009 đến nay đã có ít nhất 36 nhà hoạt động nhân quyền, nhà đấu tranh dân chủ, blogger ở Việt Nam bị kết án tù với tội danh “ tuyên truyền chống Nhà nước”, chiếu theo những điều khoản luật, mà theo các tổ chức nhân quyền có nội dung quá mơ hồ.
Tổ chức Human Rights Watch cho biết là trong năm ngoái, ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến đã bị truy tố và tuyên án tù trong những phiên xử không đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế về xét xử công bằng và đúng thủ tục.
Cũng theo Human Rights Watch, gần đây chính quyền Hà Nội cũng đã tung chiến dịch trấn áp những người đóng góp ý kiến có tính chất chỉ trích vào bản dự thảo sửa đổì Hiến pháp Việt Nam. Nhiều luật sư, nhà báo và nhà hoạt động đã bị chính quyền bắt giam hoặc sách nhiễu.
Thứ hai vừa qua, Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan ngại sau khi chính quyền Việt Nam ngăn cản luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn gặp phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Dan Baer ngày 13/04. Trong cuộc điều trần trước ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Mỹ ngày 11/04/2013, các dân biểu và các nhà hoạt động nhân quyền đã thúc giục chính quyền Mỹ đòi Việt Nam trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến và cho người dân được hưởng quyền tự do tôn giáo rộng rãi hơn.
Hôm nay, trong phiên họp khoáng đại hàng tháng, Nghị viện châu Âu cũng sẽ thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu sẽ đệ trình một nghị quyết kêu gọi Liên hiệp châu Âu phải xem quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế là một « bộ phận chủ yếu » trong các cuộc đàm phán sắp tới giữa Bruxelles với Hà Nội về một hiệp định tự do mậu dịch Liên hiệp châu Âu-Việt Nam.
Khi loan tin trên, hãng tin AFP hôm nay nhắc lại là từ cuối năm 2009 đến nay đã có ít nhất 36 nhà hoạt động nhân quyền, nhà đấu tranh dân chủ, blogger ở Việt Nam bị kết án tù với tội danh “ tuyên truyền chống Nhà nước”, chiếu theo những điều khoản luật, mà theo các tổ chức nhân quyền có nội dung quá mơ hồ.
Tổ chức Human Rights Watch cho biết là trong năm ngoái, ít nhất 40 nhà bất đồng chính kiến đã bị truy tố và tuyên án tù trong những phiên xử không đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế về xét xử công bằng và đúng thủ tục.
Cũng theo Human Rights Watch, gần đây chính quyền Hà Nội cũng đã tung chiến dịch trấn áp những người đóng góp ý kiến có tính chất chỉ trích vào bản dự thảo sửa đổì Hiến pháp Việt Nam. Nhiều luật sư, nhà báo và nhà hoạt động đã bị chính quyền bắt giam hoặc sách nhiễu.
Thứ hai vừa qua, Hoa Kỳ đã bày tỏ mối quan ngại sau khi chính quyền Việt Nam ngăn cản luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn gặp phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Dan Baer ngày 13/04. Trong cuộc điều trần trước ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Mỹ ngày 11/04/2013, các dân biểu và các nhà hoạt động nhân quyền đã thúc giục chính quyền Mỹ đòi Việt Nam trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến và cho người dân được hưởng quyền tự do tôn giáo rộng rãi hơn.
Hôm nay, trong phiên họp khoáng đại hàng tháng, Nghị viện châu Âu cũng sẽ thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu sẽ đệ trình một nghị quyết kêu gọi Liên hiệp châu Âu phải xem quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế là một « bộ phận chủ yếu » trong các cuộc đàm phán sắp tới giữa Bruxelles với Hà Nội về một hiệp định tự do mậu dịch Liên hiệp châu Âu-Việt Nam.
0 comments:
Post a Comment